Cửa hàng bán đồ chơi trẻ em ở thanh hóa năm 2024

Có khoảng 3946 Cửa hàng đồ chơi được tìm thấy trên website của chúng tôi. Dưới đây là top 10 Cửa hàng đồ chơi phổ biến nhất tại Phường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hóa, Thanh Hóa

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6
  • 7
  • 8
  • 9

Với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu với nhiều loại đồ chơi trẻ em do nước ngoài sản xuất không đảm bảo điều kiện lưu hành theo quy định, có khả năng không đảm bảo an toàn khi sử dụng, cơ sở kinh doanh Khánh Ben đã bị tạm giữ các sản phẩm vi phạm và cơ sở kinh doanh Cua Party bị xử phạt hành chính và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Cửa hàng bán đồ chơi trẻ em ở thanh hóa năm 2024
Lực lượng QLTT đã tạm giữ 1.539 sản phẩm vi phạm là đồ chơi trẻ em tại cơ sở kinh doanh Khánh Ben

Theo đó, ngày 22/09/2023, Thương hiệu và Công luận đăng tải bài viết "Thanh Hóa: Tràn ngập đồ chơi trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc không tem nhãn phụ Tiếng Việt" thông tin về tình trạng trong dịp Tết Trung thu, bên cạnh các loại đồ chơi hàng Việt như đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn cá chép trông trăng, đèn kéo quân giấy bóng kính, đèn cù, mặt nạ giấy, đầu lân, sư, rồng, trống mặt da… vẫn còn nhiều sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ được trà trộn bày bán, gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ em.

Ngay sau đó, Đội QLTT số 10 - Cục QLTT Thanh Hóa đã tiến hành kiểm tra đột xuất 2 cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em trên địa bàn thành phố Thanh Hóa gồm Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Giang (Cua Party) có địa chỉ tại 217 Tống Duy Tân, P. Lam Sơn TP. Thanh Hóa và Hộ kinh doanh Nguyễn Đức Quâng (CSKD Khánh Ben) có địa chỉ tại 531-533 Nguyễn Trãi, P. Phú Sơn, TP. Thanh Hóa

Qua kiểm tra Đội QLTT số 10 phát hiện cả 2 Hộ kinh doanh đang kinh doanh nhiều loại đồ chơi trẻ em do nước ngoài sản xuất không có tem CR thể hiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em theo QCVN 3:2019/BKHCN ban hành kèm theo Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN ngày 30/9/2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em, không đảm bảo điều kiện lưu hành theo quy định, có khả năng không đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Đội QLTT số 10 đã tạm giữ 1.539 sản phẩm vi phạm là đồ chơi trẻ em các loại do nước ngoài sản xuất của Hộ kinh doanh Nguyễn Đức Quâng (CSKD Khánh Ben) để tiếp tục xác minh làm rõ theo quy định.

Cửa hàng bán đồ chơi trẻ em ở thanh hóa năm 2024
Cơ sở kinh doanh Cua Party bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm

Đồng thời, QLTT ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Giang (Cua Party) với mức phạt tiền 15.000.000 đồng với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm là 671 sản phẩm đồ chơi trẻ có trị giá hơn 33 triệu đồng.

Trước đó, như Thương hiệu và Công luận đã thông tin, thời gian qua, dù các lực lượng chức năng đã nỗ lực trong tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhưng thực tế trên thị trường đồ chơi trẻ em vẫn còn tồn tại không ít sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ được trà trộn bày bán, gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ em.

Cụ thể, Shop Khánh Ben là cơ sở kinh doanh khá nổi tiếng tại Thanh Hóa có địa chỉ tại 531-533 Nguyễn Trãi, TP. Thanh Hóa. Tại đây bày bán la liệt các loại đồ chơi có dấu hiệu trôi nổi, không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ tiềm ẩn nhiều nguy cơ độc hại cho trẻ em:

Tại shop Cua Party ở địa chỉ 217 Tống Duy Tân, TP. Thanh Hóa cũng bày bán không ít mặt hàng có dấu hiệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có chứng nhận hợp quy và cảnh báo an toàn theo quy định.

Theo ý kiến và phản ánh của nhiều người tiêu dùng, các mặt hàng này đều có xuất xứ từ Trung Quốc, dù nhận biết được sự độc hại của các sản phẩm, tuy nhiên vì giá cả phải chăng, nhiều màu sắc, mẫu mã bắt mắt nên vẫn được các cơ sở kinh doanh nhập về bán.

Một số hình ảnh thực tế do phóng viên ghi nhận:

Cửa hàng bán đồ chơi trẻ em ở thanh hóa năm 2024
Cửa hàng bán đồ chơi trẻ em ở thanh hóa năm 2024
Cửa hàng bán đồ chơi trẻ em ở thanh hóa năm 2024
Cửa hàng bán đồ chơi trẻ em ở thanh hóa năm 2024

Thực tế cho thấy, việc đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể gây hại đã được cảnh báo từ lâu, nhưng mặt hàng này vẫn có mặt khắp nơi, từ nông thôn đến thành thị. Bất chấp cảnh báo, người tiêu dùng cũng như người buôn bán vẫn đưa mặt hàng này vào kinh doanh và sử dụng.

Trên thị trường hiện có đa dạng các loại đồ chơi cho trẻ em, theo ý kiến của các chuyên gia, mặt hàng đồ chơi trẻ em phải được sản xuất với tiêu chuẩn, kiểm soát rất khắt khe, làm sao đảm bảo nhựa dùng phải là nhựa nguyên chất, không phải nhựa tái sinh có nhiễm tạp chất bẩn.

Thêm nữa, các chất đưa vào như chất làm dẻo hóa, chất ôxy hóa, chất chống lão hóa… đều phải là những chất nằm trong danh mục được sử dụng cho sản xuất đồ chơi trẻ em. Bởi, những chất này nếu tồn dư nồng độ cao phơi nhiễm với hàm lượng thì có khả năng gây tác động đến sức khoẻ.

Những đồ chơi được sản xuất ở các nhà máy, công ty được kiểm soát thì tương đối an toàn. Còn tất cả những hàng trôi nổi, có thể người sản xuất sử dụng nhựa tái sinh, dùng các hoá chất công nghiệp hoặc có thể dùng các chất cấm để làm những đồ chơi bắt mắt, giá siêu rẻ, không rõ nguồn gốc… rõ ràng chứa nguy cơ gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Về vấn đề này, đại diện lực lượng QLTT Thanh Hóa cho biết:

Trong thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ tiếp tục nắm bắt địa bàn, nhằm phát hiện kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở kinh doanh mặt hàng phục vụ Tết Trung thu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng vì một Trung thu an toàn, vui vẻ.