Covid ra không khí sống được bao lâu

Virus Corona - nguyên nhân gây ra đại dịch COVID 19 có thể trú ngụ ở trong không khí, đồ dùng, hoặc thông qua giọt bắn của người mang bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bởi vì đường lây truyền của virus corona khá phong phú nên có thể khiến bệnh lây lan thành dịch bệnh nguy hiểm. Vậy để có thể phòng chống dịch bệnh lây lan hiệu quả cần biết đặc điểm và quá trình phát triển của virus COVID 19.

Để biết được thời gian tồn tại của virus corona trong không khí thì cần phải hiểu được con đường lây lan của virus này:

  • Virus corona có thể lây từ người bệnh sang người lành. Con đường lây nhiễm này có thể được hoạt động do quá trình tiếp xúc giữa người bệnh và người lành thông qua dịch tiết từ mũi hoặc miệng hoặc có thể do hắt hơi, ho. Virus trú ngụ trong nước bọt và dịch tiết từ mũi họng sẽ được lây truyền từ người bệnh sang người lành ở khoảng cách dưới 2 mét.
  • Virus corona có thể lây thông qua không khí. Những giọt bắn được tiết ra từ người bệnh có chứa virus có thể bay lơ lửng trong không khí và tồn tại ở môi trường này trong một thời gian nhất định. Vì vậy, những khu vực có môi trường kín như nhà hàng, quán cà phê, rạp chiếu phim có thể là nơi dễ dàng lây truyền cho người lành. Bởi vì những khu vực này thường kín, không gian hẹp và sử dụng điều hoà tạo điều kiện thuận lợi cho virus corona lây trong không khí. .
  • Virus corona có thể lây truyền qua các vận dụng và đồ vật xung quanh. Các giọt bắn có chứa virus COVID 19 rơi vào các vận dụng và người lành có thể cầm, sờ vào sẽ bị nhiễm virus.

Virus corona tồn tại bao lâu trong không khí? Câu hỏi này luôn được mọi người quan tâm để có thể biết cách phòng ngừa lây nhiễm một cách hiệu quả. Corona trong không khí có thể tồn tại theo thời gian tuỳ thuộc vật liệu hay dụng cụ lây nhiễm:

  • Nếu virus corona trong không khí thì có thời gian tồn tại tối đa khoảng 3 giờ.
  • Trên bề mặt đồ vật có chất liệu bằng đồng thì thời gian tồn tại tối đa của virus khoảng 4 giờ.
  • Trên bề mặt giấy bìa cứng, virus corona có thời gian tồn tại tối đa khoảng 1 ngày
  • Với những chất liệu bằng thép không gỉ thì thời gian tồn tại tối đa của virus corona có thể khoảng từ 2 đến 3 ngày.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu gần đây cho biết biến thể virus corona có thể tồn tại lâu hơn so với chủng gốc. Chẳng hạn như biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên bề mặt nhựa, túi nilon hoặc có thể sống sót trên da người trong khoảng thời gian 21 giờ. Vì vậy, nếu tiếp xúc gần với người mang bệnh hoặc đồ dùng chứa virus thì có nguy cơ nhiễm bệnh tăng cao.

Việc tìm hiểu đặc điểm cũng như thời gian tồn tại của virus corona có thể giúp mọi người phòng tránh dịch bệnh đạt hiệu quả. Một số phương pháp có thể áp dụng giúp phòng tránh lây nhiễm COVID 19 bao gồm:

  • Tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng chỉ định. Có lẽ tiêm vắc xin COVID hiện là biện pháp tốt nhất giúp hạn chế quá trình lây lan của virus SARS-CoV 2 cùng với các biến chủng của loại virus này. Hơn nữa, vắc xin có thể còn có tác dụng giúp bảo vệ người dân tránh được những biến chứng nặng của bệnh đồng thời hạn chế nguy cơ tử vong cao.
  • Sử dụng khẩu trang thường xuyên có thể giúp tránh lây lan virus gây bệnh kể cả khi đã hoặc chưa tiêm vắc xin. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn loại khẩu trang ôm khít mặt sao cho thoải mái và đúng cách để nâng cao hiệu quả phòng chống virus lây truyền.
  • Giữ khoảng cách an toàn trên 2 mét để hạn chế lây nhiễm virus corona. Trong trường hợp chăm sóc người bệnh nhiễm COVID thì cần phải trang bị khẩu trang và dụng cụ đầy đủ để tránh nhiễm virus từ người bệnh. Đồng thời thường xuyên thực hiện khử khuẩn để bảo vệ bản thân và người bệnh.
  • Tránh tập trung ở những nơi đông người. Những nơi tụ tập đông người chính là nguồn lây lan virus rất nhanh đặc biệt ở những khu vực có không gian khí, có sử dụng điều hoà. Thêm vào đó, ở bên ngoài hãy để cho không khí được lưu thông bằng cách mở cửa và sử dụng quạt.
  • Rửa tay thường xuyên giúp loại bỏ virus có thể lây lan vào tay và nhiễm vào người. Do virus corona có thể tồn tại trên các bệnh mặt đồ vật, vì vậy chúng ta nên thực hiện rửa tay bằng xà phòng thật kỹ trong khoảng 20 giây. Trường hợp người bệnh ho, hắt hơi ở nơi công cộng thì cần phải che miệng, và khử trùng vị trí này bằng dung dịch khử khuẩn.
  • Vệ sinh và khử trùng bề mặt đồ dùng, vật dụng xung quanh chẳng hạn như tay nắm cửa, điều khiển tivi, bàn ghế,... Khi trong nhà có người mắc COVID thì cần thực hiện khử trùng bằng dung dịch sát khuẩn.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn một số thiết bị lọc không khí để lọc sạch bụi mịn trong ngôi nhà của mình:

  • Sử dụng màng lọc khí có thể ngăn chặn virus, vi khuẩn trong không khí. Đồng thời công nghệ lọc còn giúp cho không khí trong lành và tươi mát, giúp bảo vệ sức khỏe gia đình.
  • Vòng đeo nhỏ gọn với trọng lượng 40 gam có chứa titanium với 2 triệu ion âm giúp gắn các virus, vi khuẩn trong không khí và biến những hạt bụi mịn thành các khối lớn hơn, nặng hơn và có thể rơi xuống dưới đất. Ngoài ra, thiết bị cũng như mặt nạ vô hình với những ion âm có khả năng loại bỏ hiệu quả các thành phần ô nhiễm nhỏ trong không khí, bảo vệ người sử dụng không hít phải không khí ô nhiễm cũng như các loại virus, vi khuẩn gây bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

11.1. Triệu chứng Covid – 19 qua từng ngàyTriệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày sẽ khác nhau tùy theo thể trạng và sức đề kháng của mỗi cá thể nhưng các triệu chứng đều biểu hiện rõ từ 2 – 14 ngày.

Ngày 7:    - Sốt cao dưới 38 độ C    - Ho nhiều hơn, đàm nhiều hơn.    - Toàn thân đau nhức.    - Khó thở.    - Tiêu chảy và nôn ói nhiều hơn.

Ngày 8:

   - Sốt khoảng trên dưới 38o.    - Khó thở, hơi thở khò khè, nặng lồng ngực.    - Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.    - Đau khớp xương, đau đầu, đau lưng.

Ngày 9:

Các tình trạng như sốt, ho, khó thở, nặng lồng ngực… trở nên nặng nề hơn.

Ngày 1 đến ngày 3:    - Dấu hiệu giống bệnh cảm thông thường.    - Viêm họng nhẹ, không sốt, không mệt mỏi.    - Ăn uống và hoạt động bình thường.


Ngày 4:

   - Cổ họng bắt đầu đau nhẹ, người lờ đờ.    - Bắt đầu khan tiếng.    - Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ.    - Đau đầu nhẹ, tiêu chảy nhẹ.    - Bắt đầu chán ăn.

Ngày 5:

   - Đau họng nhiều hơn, khan tiếng nhiều hơn.    - Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ    - Cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp xương.

Ngày 6:

   - Triệu chứng của virus Corona 2019 là bắt đầu sốt nhẹ.    - Ho có đàm hoặc ho khan không đàm.    - Đau họng nhiều hơn, đau khi nuốt nước bọt, khi ăn hoặc nói.    - Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn.    - Tiêu chảy, có thể nôn ói.    - Lưng hoặc ngón tay đau nhức.

11.2. Người mắc Covid – 19 có bị sổ mũi không? Biểu hiện khi nhiễm virus Corona thường bị nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường nhưng người mắc Covid – 19 sẽ không sổ mũi mà chỉ có các biểu hiện ho, ho khan, ho dai dẳng, sốt…

11.3. Biểu hiện sớm nhất của người mắc Covid – 19

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) cảnh báo rằng một hoặc tất cả các triệu chứng khi mắc Covid – 19 đều có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong vòng 2 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus nCoV. Các biểu hiện sớm nhất sẽ gồm có: - Sốt: khi nhiễm virus sẽ bị sốt vượt mức 38 độ C, được đo vào cuối buổi chiều hoặc đầu buổi tối. Đây là dấu hiệu đầu tiên giúp nhận biết nhiễm Covid – 19. - Ho khan: khi uống thuốc ho thông thường không thể điều trị dứt điểm tình trạng ho do Covid – 19. - Mệt mỏi, kiệt sức, đau nhức cơ thể

11.4. Người mắc Covid – 19 sốt bao nhiêu độ?

Trong khoảng thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 này, người mắc Covid – 19 sẽ ho khan và sốt nhẹ. Nhiệt độ sốt từ 38,1 – 39 độ C sẽ nghi ngờ Covid – 19 và thường kèm theo giảm chức năng vị giác và khứu giác.

11.5. Người mắc Covid – 19 có nghẹt mũi, chảy nước mũi không?

WHO cho biết có khoảng 5% người mắc Covid – 19 có triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, tuy không phải dấu hiệu phổ biến nhưng dễ nhầm lẫn với cảm cúm và cảm lạnh.

11.6. Triệu chứng ho có đờm có xảy ra ở người mắc Covid – 19 không?

WHO đã có báo cáo sau khi theo dõi 55.924 người mắc Covid – 19 thì hơn 33% bệnh nhân có triệu chứng ho có đờm, chất nhầy được tạo ra từ phổi, cơn ho xuất phát từ vùng ức và các ống phế quản bị viêm gây khó chịu.

11.7. Da nổi mẩn khi mắc Covid – 19

Theo các nhà nghiên cứu, không thể bỏ qua dấu hiệu da nổi mẩn để nhận biết nhiễm virus SARS-CoV-2.    - Cước ngón chân, ngón tay   - Vùng cổ, ngực, miệng bị chàm   - Phát ban sần, nổi mụn nước   - Mề đay Các triệu chứng này sẽ tự khỏi sau 10 ngày.

11.8. Đau họng khi mắc Covid – 19

Một trong những triệu chứng điển hình và phổ biến nhất của Covid – 19 là đau họng, ho khan, ho có đờm và bọt. Đau họng do Covid – 19 dễ bị nhầm lẫn với đau họng thông thường nhưng khi điều trị bằng thuốc tại nhà lại không có hiệu quả.

11.9. Triệu chứng Covid – 19 buồn nôn

Buồn nôn là một trong những dấu hiệu nhận biết sớm Covid – 19. Người bệnh sẽ buồn nôn trước 1 – 2 ngày rồi mới bắt đầu sốt.

11.10. Mắc Covid – 19 có hắt hơi không?

Triệu chứng hắt hơi KHÔNG xảy ra ở người mắc Covid – 19. Đây chỉ là triệu chứng của cúm, cảm lạnh mà thôi. Do đó, mỗi người cần tiêm phòng vắc-xin cúm hằng năm để giảm nguy cơ mắc cúm và tránh nhầm lẫn với Covid – 19.

11.11. Triệu chứng Covid – 19 khó thở

Dấu hiệu cảnh báo điển hình nhất của Covid – 19 là khó thở, thở hụt ở lồng ngực do virus SARS-CoV-2 thâm nhập trực tiếp vào phổi, kiểm soát hệ hô hấp.

11.12. Tiêu chảy khi mắc Covid – 19

Người mắc Covid – 19 có thể bị triệu chứng tiêu chảy do hiện tượng viêm phổi (ở thùy dưới phổi). Những người lớn tuổi mắc Covid – 19 còn bị triệu chứng tiêu hóa xuất hiện nặng nề hơn.