Coông văn hướng dẫn thực hiện chương trình bổ túc

Ngày 27 tháng 8 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT); để thực hiện có hiệu quả việc tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá Chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp THCS và cấp THPT theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học, bắt đầu từ năm học 2020 - 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các Sở GDĐT thực hiện một số nội dung như sau:

1. Tổ chức thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT

1.1. Đối với các môn học bắt buộc: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý: căn cứ Chương trình GDTX cấp THCS ban hành kèm theo Quyết định số 48/2002/QĐ -BGDĐT ngày 27/11/2002 và Chương trình GDTX cấp THPT ban hành kèm theo Quyết định số 50/2006/QĐ-BGDĐT ngày 07/11/2006 của Bộ; Công văn số 6478/GDTX ngày 30/7/2003 hướng dẫn thực hiện Chương trình GDTX cấp THCS và Công văn số 8298/BGDĐT-GDTX ngày 21/9/2009 hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình GDTX cấp THPT, các Sở GDĐT chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở GDTX chủ động rà soát và thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học theo hướng dẫn tại mục 1, Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ GDĐT để xây dựng kế hoạch dạy học từng môn học cho phù hợp với trình độ của học viên và tình hình thực tế của đơn vị.

1.2. Đối với các môn học khuyến khích: Tiếng Anh, Giáo dục Công dân, Công nghệ và Tin học: căn cứ vào tình hình thực tế về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở GDTX chủ động điều chỉnh nội dung dạy học và xây dựng kế hoạch dạy học các môn học khuyến khích theo quy định của Chương trình và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Riêng môn tiếng Anh tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh nội dung dạy học theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT.

2. Về kiểm tra, đánh giá học viên

2.1. Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung dạy học được hướng dẫn: không dạy; không làm; không thực hiện; không yêu cầu; đọc thêm; khuyến khích học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện.

Không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của Chương trình GDTX cấp THCS và cấp THPT hiện hành.

2.2. Đối với việc kiểm tra, đánh giá học viên: Căn cứ quy định về kiểm tra, đánh giá tại Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT ngày 07/01/2007 và Thông tư số 26/2014/TT-BGDĐT ngày 11/8/2014 của Bộ, thực hiện việc điều chỉnh số lần và số bài kiểm tra, đánh giá học viên, cụ thể như sau:

  1. Đối với kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút:

- Những môn học từ 1 tiết đến 1.5 tiết/tuần: 2 lần kiểm tra.

- Những môn học từ 2 tiết đến 3 tiết /tuần: 3 lần kiểm tra.

- Những môn học từ 3.5 tiết đến 4 tiết/tuần: 4 lần kiểm tra.

  1. Đối với bài kiểm tra 1 tiết, bài kiểm tra thực hành và bài kiểm tra cuối kì: Trong một học kì, một môn học có 01 bài kiểm tra giữa kì (gồm bài kiểm tra 1 tiết hoặc bài kiểm tra thực hành) và 01 bài kiểm tra cuối kì.

Thời lượng của bài kiểm tra giữa kì và cuối kì từ 45 phút đến 90 phút. Bài kiểm tra giữa kì có thể thực hiện theo các hình thức kiểm tra: bài kiểm tra trên giấy hoặc bài thực hành hoặc dự án học tập. Khuyến khích các cơ sở GDTX chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá.

3. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Bộ, các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở GDTX chủ động xây dựng kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá học viên theo học Chương trình GDTX cấp THCS và THPT phù hợp với khung thời gian năm học theo Quyết định số 2084/QĐ-BGDĐT ngày 27/7/2020 của Bộ ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2020 - 2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và GDTX.

Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT nghiêm túc triển khai các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ GDĐT (qua Vụ GDTX) bằng văn bản và gửi qua email: [email protected] để kịp thời giải quyết.

Cục Công nghệ thông tin trân trọng thông báo tới Quý độc giả được biết và mong rằng Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật sẽ tiếp tục là địa chỉ tin cậy để khai thác, tra cứu văn bản quy phạm pháp luật.

Trong quá trình sử dụng, chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến góp ý của Quý độc giả để Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật được hoàn thiện.

Ý kiến góp ý xin gửi về Phòng Thông tin điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp theo số điện thoại 046 273 9718 hoặc địa chỉ thư điện tử [email protected] .

Tình trạng hiệu lực văn bản: Hết hiệu lực

BỘ GIÁO DỤC

Số: 35/CT

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 1974

Chỉ thị

CHỈ THỊ

CỦA BỘ GIÁO DỤC SỐ 35/CT NGÀY 10 THÁNG 10 NĂM 1974

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC LOẠI CHƯƠNG TRÌNH

VÀ SÁCH BỔ TÚC VĂN HOÁ

Để đưa việc quản lý học tập bổ túc văn hoá vào nền nếp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, Bộ yêu cầu các Sở, Ty Giáo dục chỉ đạo các trường, lớp bổ túc văn hoá thực hiện đúng theo các chương trình học quy định dưới đây:

A- VỀ CẤP I

Có một chương trình dùng chung cho các loại đối tượng.

Trong điều kiện học tại chức, chương trình được thực hiện như sau:

- Đối với đông đảo nhân dân lao động trong diện phổ cập cấp I, xoá nạn mù chữ một cách chắc chắn, sẽ học ba lớp 1, 2, 3, mỗi lớp có 120 tiết học. Nội dung gồm hai môn: tiếng Việt và học tính.

- Đối với tất cả cán bộ và thanh niên ở cơ sở, sau khi học xong ba lớp nói trên, phải học bổ sung thêm lớp 4 để hoàn chỉnh toàn cấp I. Lớp 4 có 240 tiết học và gồm ba môn: tiếng Việt, học tính, chính trị và khoa học thường thức.

- Đối với các trường tập trung ở miền xuôi cũng như miền núi sẽ có hướng dẫn áp dụng riêng.

Tài liệu giảng dạy và học tập: sách bổ túc văn hoá cấp I do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản từ năm 1973.

B- VỀ CẤP II

Có một chương trình dùng chung với các kế hoạch giảng dạy riêng cho các loại đối tượng khác nhau như sau:

- Cán bộ trẻ và thanh niên phải học đầy đủ tất cả các môn: số học, đại số, hình học, vật lý, hoá học, cơ thể người, ngữ văn, lịch sử, địa lý.

Cán bộ trẻ và thanh niên ở nông thôn cần học thêm: thực vật, động vật và kỹ thuật nông nghiệp.

Riêng các trường Thanh niên dân tộc cần học thêm môn chính trị và một số phần phụ lục về ngữ văn, sinh vật và kỹ thuật nông nghiệp.

Chương trình được thực hiện trong ba lớp học ở trường Phổ thông lao động, hai năm học ở trường Thanh niên dân tộc, bốn lớp học ở trường tại chức.

- Cán bộ ở nông thôn đã đứng tuổi (khoảng 35 tuổi trở lên) nếu xét thấy có nhiều khó khăn trong học tập thì có thể không học hai môn hình học và đại số.

Tài liệu giảng dạy và học tập: sách bổ túc văn hoá cấp II do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản từ năm 1969.

C- VỀ CẤP III

Thể theo yêu cầu học tập khác nhau của các loại đối tượng, chương trình cấp III bổ túc văn hoá được chia làm mấy loại chính như sau:

1. Chương trình cấp III bổ túc văn hoá hệ bồi dưỡng dùng cho cán bộ đã đứng tuổi (khoảng 35, 40 tuổi trở lên) học toàn diện và khái quát tất cả các bộ môn văn, lịch sử, địa lý, toán, vật lý, hoá học và sinh học.

Trong điều kiện học tập trung, chương trình được thực hiện trong một năm học với: 24 tiết x 36 tuần = 864 tiết thực học.

Để chiếu cố đến hoàn cảnh khó khăn của việc học tại chức, chương trình cho phép người học có thể tuỳ theo yêu cầu công tác của mình, chọn lọc lần lượt trước sau một trong hai nhóm bộ môn sau:

- Nhóm bộ môn toán + vật lý + hoá học + sinh học hoặc:

- Nhóm bộ môn văn + lịch sử + địa lý + sinh học.

Học xong nhóm bộ môn nào, người học được kiểm tra và cấp ngay giấy chứng nhận tốt nghiệp nhóm bộ môn đó rồi tiếp tục học thêm các bộ môn chưa học.

Tài liệu giảng dạy và học tập: tập Bài giảng cấp III bổ túc văn hoá dùng cho cán bộ do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản từ năm 1973.

2. Chương trình cấp III bổ túc văn hoá hệ đào tạo mức phổ cập dùng cho cán bộ trẻ và thanh niên học tại chức hoặc học tập trung ngắn hạn. Chương trình gồm hơn 1000 tiết, có bốn môn học chính: văn, toán, vật lý và hoá học.

Ở các trường tập trung, có học thêm ba môn lịch sử, địa lý và sinh học. Chương trình được thực hiện trong ba lớp học (một năm rưỡi) ở trường tập trung hoặc bốn lớp học ở trường tại chức.

Chương trình này có tính chất phổ cập, có giá trị pháp lý thi vào tất cả các Ban của đại học, nhưng những học viên tốt nghiệp chương trình này, muốn thi vào các trường đại học, thì phải tự học thêm những môn cần thiết và cần tăng cường rèn luyện kỹ năng nhiều hơn.

Tài liệu giảng dạy và học tập: sách bổ túc văn hoá cấp III toán, vật lý, hoá học dùng cho thanh niên; tập bài giảng văn, lịch sử, địa lý, sinh hoá cấp III bổ túc văn hoá dùng cho cán bộ.

3. Chương trình cấp III bổ túc văn hoá dùng cho cán bộ trẻ và thanh niên ưu tú học tập trung dài hạn ở các trường Bổ túc văn hoá công nông, các trường Thanh niên dân tộc, v.v... Chương trình học gồm 2500 tiết với yêu cầu cao tất cả các bộ môn toán, vật lý, hoá học, sinh học, văn, lịch sử, địa lý, ngoại ngữ và chính trị nhằm tạo cơ sở tốt cho học sinh thi vào các trường đại học. Ngoài ra, tuỳ theo tính chất mỗi loại trường, học thêm một số môn cần thiết do Vụ Bổ túc văn hoá hướng dẫn.

Tài liệu giảng dạy và học tập: sách phổ thông cấp III về tất cả các bộ môn.

Bộ sẽ gửi các Sở, Ty các loại chương trình đã quy định trên kèm theo sự hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Các Sở, Ty cần nghiên cứu kỹ và chỉ đạo các trường thực hiện đúng các loại chương trình đã được quy định cho từng loại trường, từng loại đối tượng. Khi cần có sự thay đổi về nội dung chương trình các Sở, Ty phải báo cáo trước với Bộ, được Bộ cho phép mới được thực hiện.

Vụ Bổ túc văn hoá cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn trong các việc thực hiện chương trình, sử dụng tài liệu, tổ chức thi cử, v.v... theo nội dung chỉ thị này để các địa phương thực hiện tốt trong thời gian chuyển tiếp trước mắt cũng như về lâu dài sau này.

Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch Tài vụ, Cục Xuất bản, Cơ quan phát hành sách giáo khoa, Công ty Thiết bị trường học cũng phải nghiên cứu kỹ chỉ thị này để thực hiện tốt theo chức năng nhiệm vụ mà Bộ đã phân công.