Coó bao nhiêu doanh nghiệp được thành lập trong năm năm 2024

Khi có ý định mở công ty, câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn có phải là một người có quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp? Để trả lời cho câu hỏi trên bạn cùng Kế Toán Sài Gòn tìm hiểu qua bài biết sau nhé

.jpg)

Bên cạnh những thủ tục đăng ký kinh doanh phức tạp thì những vấn đề như một người có quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp cũng khiến các nhà đầu tư đau đầu. Để giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng lúng túng, sai sót khi thành lập công ty, chúng tôi đã thu thập những thông tin quan trọng và cần thiết liên quan đến vấn đề này:

1. Căn cứ theo pháp luật thì một người có quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp ?

Theo nguyên tắc Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì số lượng doanh nghiệp đối với một nhà đầu tư thành lập không bị hạn chế nghĩa là một người có thể làm Giám đốc ở nhiều doanh nghiệp. Nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức tự do thành lập một hoặc hai doanh nghiệp trở lên tùy vào ý định của họ nếu họ có đủ vốn thành lập doanh nghiệp và tuân thủ đúng các điều kiện được pháp luật quy định. Nhưng các nhà đầu tư cũng nên lưu ý những quy định sau:

- Một cá nhân, nhà đầu tư không được cùng một lúc sở hữu hai doanh nghiệp tư nhân trở lên, hoặc vừa đồng thời là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân lại vừa đồng thời là thành viiên hợp danh của Công ty hợp danh, không thể cùng một lúc là thành viên hợp danh của hai Công ty hợp danh trở lên (trừ trường hợp có sự đồng ý của các thành viên hợp danh khác). Nói chung nếu bạn đã thành lập công ty tư nhân hoặc hợp danh thì bạn sẽ không thể đồng thời mở một công ty tư nhân hoặc tham gia là thành viên hợp danh của công ty khác

- Cũng giống như vậy tổ chức cũng không được phép vừa thành lập doanh nghiệp tư nhân vứa làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Chỉ được phép thành lập một trong 2 doanh nghiệp nếu muốn thành lập thêm thì có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp khác.

- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Nếu muốn thành lập thêm công ty khác thì bạn nên lựa chọn góp vốn vào loại hình kinh doanh khác như công ty TNHH một thành viên hay hai thành viên, công ty cổ phần.

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần không đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ở công ty khác. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp không cấm một người làm Giám đốc hai hoặc nhiều công ty trách nhiệm hữu hạn.

2. Quyền thành lập trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp

- Luật Doanh nghiệp không cấm hai công ty đăng ký trụ sở chính trên cùng một địa bàn địa chỉ tuy nhiên các thành viên công ty phải làm hoàn toàn tách biệt và làm rõ ranh giới, trụ sở, trách nhiệm, tài sản giữa hai công ty, tất nhiên việc điều hành hoạt động của Giám đốc công ty cũng phải tách biệt nhằm tránh mhững giao dịch tư lợi có thể xảy ra khi một người đồng thời làm Giám đốc 2 công ty.

- Chi nhánh chỉ được thành lập bởi doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, hoặc có thể đặt một hay nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính. Việc thành lập chi nhánh cũng có thủ tục khá đơn giản, nếu công ty bạn có nhu cầu mở rộng thì trường thì việc cần thiết là thành lập một chi nhánh hoặc văn phòng đại điện. Các chi nhánh có thể ở cùng tỉnh hoặc khác tỉnh. Hình thức hạch toán có thể là độc lập hoặc phụ thuộc tùy tình hình phát triển của chi nhánh.

Những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây hy vọng có thể giúp khách hàng giải đáp được thắc mắc câu hỏi một người có quyền thành lập bao nhiêu doanh nghiệp ? Nếu quý khách còn có vấn đề nào muốn tư vấn thì hãy đến trao đổi cụ thể với nhân viên chúng tôi. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp đón và hỗ trợ quý khách hết mình.

Theo Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, một cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân và không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Bên cạnh đó, cá nhân có thể tham gia góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp khác dưới danh nghĩa cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 như sau:

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên và công ty TNHH 1 thành viên, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Cụ thể:

Đối với loại hình công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên và công ty TNHH một thành viên trở lên: Một cá nhân có thể được góp vốn và thành lập nhiều Công ty cổ phần hoặc nhiều Công ty TNHH.

Dựa vào Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Căn cứ vào những quy định trên, một cá nhân không được phép thành lập quá một doanh nghiệp tư nhân, đồng thời cũng không được làm chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên của công ty hợp danh.

2. Người quản lý doanh nghiệp có phải là chủ doanh nghiệp tư nhân hay không?

Người quản lý doanh nghiệp có phải là chủ doanh nghiệp tư nhân hay không luôn là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích về thuật ngữ “người quản lý doanh nghiệp” như sau:

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Như vậy từ định nghĩa trên, ta có thể trả lời chắc chắn rằng người quản lý doanh nghiệp vẫn được xem là chủ doanh nghiệp tư nhân.

3. Tại sao mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân?

Đặc thù của loại hình doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế do một cá nhân làm chủ với nguồn vốn ban đầu hoàn toàn là phần tài sản do chủ doanh nghiệp cá nhân sở hữu.

Do đó, dễ hiểu rằng vì sao pháp luật ấn định mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân bởi xuất phát từ đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp tư nhân là tự chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản vô hạn của mình. Điều này mang tính thách thức rất cao khi doanh nghiệp đứng trước những món nợ khổng lồ hoặc bờ vực phá sản.

Như vậy, việc pháp luật quy định mỗi cá nhân chỉ được phép thành lập 1 doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi giữa đôi bên đối tác, khách hàng, chủ nợ. Đồng thời, hạn chế tình trạng doanh nghiệp tư nhân được thành lập với mục đích trá hình.

4. Một cá nhân được thành lập bao nhiêu hộ kinh doanh?

Hộ kinh doanh được hiểu là một tổ chức kinh tế do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Theo Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh chỉ được đăng ký tại một địa điểm, quy mô sử dụng lao động dưới 10 nhân sự và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

Mặt khác, Khoản 2 Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ rằng cá nhân, hộ gia đình chỉ được phép đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Đồng thời, các cá nhân này được quyền góp vốn hoặc mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách pháp nhân.

Như vậy, một cá nhân chỉ được phép thành lập không quá một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.

Apolat Legal – đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín, đã được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm nghề chúng tôi tin chắc rằng sẽ đem lại cho quý khách hàng trải nghiệm về dịch vụ tốt nhất.

Đội ngũ luật sư sẽ tư vấn cho bạn những thông tin hữu ích nhất, giúp bạn chọn lựa được hướng đi cho doanh nghiệp theo đúng pháp luật.

Những thông tin mà Apolat Legal cung cấp trên đây hy vọng có thể giúp quý khách hàng trả lời được câu hỏi một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp? Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với nhân viên của chúng tôi. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón và hỗ trợ bạn.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Lầu 5, 99-101 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM, Việt Nam
  • Địa chỉ Hà Nội: Tầng 10, số 5 Điện Biên Phủ, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
  • Email: [email protected]
  • Hotline: (+84) 911 357 447
  • Thời gian làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu 08:15 sáng – 17:15 chiều

Tham khảo các bài viết liên quan đến một cá nhân được thành lập bao nhiêu doanh nghiệp

  • Ai có quyền thành lập doanh nghiệp? Điều kiện mở doanh nghiệp?
  • Ai không được thành lập doanh nghiệp hiện nay?
  • Độ tuổi được phép thành lập doanh nghiệp?
  • Thành lập doanh nghiệp là gì? Quyền tự do thành lập doanh nghiệp
  • Quy trình – Thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp mới nhất 2023
  • 7 Điều kiện thành lập doanh nghiệp mà bạn cần biết
  • Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào?

Khuyến cáo:

Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected].

Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email [email protected].