Công văn số 2000 btc-ttr ngày 15 2 2023

Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4393/VPCP-ĐMDN ngày 28/4/2017 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đối với đề nghị của Bộ Tài chính về việc quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Công văn số 2000 btc-ttr ngày 15 2 2023

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính (Công văn số 2000/BTC-TTr ngày 15/2/2017) và ý kiến của các Bộ: Tư pháp, Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ về việc quản lý sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có ý kiến: Bộ Tài chính chuyển danh sách gồm 60 các cơ sở nhà, đất chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư cho Thanh tra Chính phủ tham khảo, phục vụ công tác thanh tra về việc quản lý đất đai theo kế hoạch thanh tra năm 2017.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi quy định Luật Đất đai năm 2013 về bán đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với quy định về thu hồi đất./.

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 4393/VPCP-ĐMDN ngày 28/4/2017 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đối với đề nghị của Bộ Tài chính về việc quản lý, sử dụng đất của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính (Công văn số 2000/BTC-TTr ngày 15/2/2017) và ý kiến của các Bộ: Tư pháp, Xây dựng, Tài Nguyên và Môi trường, Thanh tra Chính phủ về việc quản lý sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có ý kiến: Bộ Tài chính chuyển danh sách gồm 60 các cơ sở nhà, đất chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư cho Thanh tra Chính phủ tham khảo, phục vụ công tác thanh tra về việc quản lý đất đai theo kế hoạch thanh tra năm 2017.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi quy định Luật Đất đai năm 2013 về bán đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với quy định về thu hồi đất.

Thông tin về Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, có chủ đề “Đồng hành với doanh nghiệp”, diễn ra cùng ngày 17/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: Đây có thể coi là sự kiện gặp gỡ, đối thoại giữa Chính phủ, Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với trên 10.000 đại biểu tham gia, trong đó riêng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã có hơn 2.000 đại biểu, tại các điểm cầu ở 63 tỉnh, thành phố, mỗi nơi có hơn 100 đại biểu. Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, trong đó phần lớn là các DNVVN, các doanh nghiệp kinh tế tư nhân.

Nhấn mạnh một số nét chính của Hội nghị, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: Thứ nhất, Hội nghị lần này được tổ chức ngay sau khi Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đã thống nhất thông qua các nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp hôm nay là bước triển khai trực tiếp đầu tiên yêu cầu của Trung ương.

Tinh thần được Trung ương thống nhất rất cao là phải xóa bỏ mọi định kiến, rào cản với kinh tế tư nhân. Tinh thần này được quán triệt ngay từ khâu tổ chức, khi các đại biểu từ khối doanh nghiệp tư nhân chiếm tuyệt đại đa số tại Hội nghị, trong số 2.000 đại biểu trực tiếp dự tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia thì có tới 1.500 đại biểu doanh nghiệp tư nhân. Chúng ta đã xác định doanh nghiệp là động lực phát triển của nền kinh tế; cần cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp tư nhân chính là đối tượng cần nhất điều này.

Thứ hai, Hội nghị thống nhất đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết 35 đã đạt nhiều kết quả tích cực mà hơn ai hết, cộng đồng doanh nghiệp có thể cảm nhận được. Nghị quyết đã góp phần tạo dựng niềm tin của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện những cam kết của Chính phủ đối với cộng đồng doanh nghiệp, truyền đi thông điệp mạnh mẽ về Chính phủ kiến tạo, phục vụ, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển; tác động rất lớn đến bộ máy cơ quan Nhà nước các cấp và đội ngũ cán bộ, công chức. Chúng ta cũng nhận thấy rất rõ chưa bao giờ tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp lại sôi động, mạnh mẽ, có sức sống như thời gian vừa qua.

Việc hun đúc, nuôi dưỡng tinh thần, ý chí khát vọng vươn lên, khởi nghiệp, sáng tạo có ý nghĩa vô cùng to lớn, việc khơi gợi và thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm, khát vọng, chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn thách thức là vô cùng quan trọng, nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyết định đối với tiến trình phát triển của các quốc gia khởi nghiệp.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, việc đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết, đương nhiên phải căn cứ vào mục tiêu đã đề ra. Nghị quyết 35 đặt mục tiêu tới 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Khu vực tư nhân đóng góp khoảng 48-49% GDP, khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Năng suất lao động xã hội tăng khoảng 5%/năm v.v…

Sau một năm triển khai Nghị quyết, trong năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 110.100 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký trên 900 nghìn tỷ đồng, đạt kỷ lục cao nhất về số lượng từ trước tới nay. 4 tháng đầu năm 2017 có gần 40.000 doanh nghiệp thành lập mới. Theo cam kết của các địa phương về phát triển doanh nghiệp, thì tới năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1,4 triệu doanh nghiệp. Đây là một minh chứng cho môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp tiếp tục được cải thiện, là cơ sở để chúng ta có thể tin tưởng đạt được mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020.

Về đầu tư nước ngoài, tính đến cuối năm 2016 cả nước có 2.613 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký là 15,81 tỷ USD, tăng 23,3% về số dự án và bằng 96,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2017 cả nước có 734 dự án mới được cấp giấy chứng nhận với tổng vốn đăng ký là 4,88 tỷ USD, bằng 96% so với cùng kỳ năm 2016.

Trả lời một số câu hỏi của báo chí liên quan đến việc vừa qua, Bộ Tài chính có văn bản 2000/BTC-TTr gửi kiến nghị lên Thủ tướng nêu 60 dự án sẽ tiến hành thanh tra liên quan tới cổ phần hóa. Việc kiến nghị đó mới chỉ dừng lại ở việc chuyển sang Thanh tra Chính phủ tham khảo thôi, tuy nhiên, qua báo chí, dư luận, người mua nhà cảm giác đó như là một sai phạm của chủ đầu tư, dẫn tới hiệu ứng rất tai hại là nhiều người mua nhà, nhà đầu tư thứ cấp rút tiền, gây hiệu ứng xấu. Cũng trong văn bản này, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn có các dự án chung cư cao tầng, tạm đình chỉ các tòa nhà chung cư đó để phục vụ công tác thanh tra.

Nêu quan điểm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, về 60 dự án mà Bộ Tài chính có văn bản số 2000/BTC-TTr báo cáo Thủ tướng, thì Bộ thực hiện báo cáo 2000 theo yêu cầu của Thủ tướng tại văn bản 1285 ngày 29/11/2016, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính cùng các bộ rà soát tình trạng sử dụng đất của DN cổ phần hóa, báo cáo Thủ tướng và kiến nghị giải pháp. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính đã rà soát, thời điểm rà soát từ 1/7/2014 đến hết 2016, tức là thời điểm thực hiện Luật Đất đai 2013. Qua rà soát đó, Bộ Tài chính có 2 kiến nghị.

Thứ nhất, Bộ báo cáo Thủ tướng năm 2017, một trong những nhiệm vụ mà Thủ tướng đã duyệt, giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm tra, thanh tra tình trạng sử dụng đất trên địa bàn TPHCM. Do vậy, Bộ đề nghị cho phép chuyển danh sách 60 dự án đó sang cho Thanh tra Chính phủ tham khảo để chọn ra các đối tượng rủi ro để thực hiện thanh tra, kiểm tra. Chính phủ đã chấp nhận kiến nghị đó.

Kiến nghị thứ hai, trong số 60 dự án đó, đối với các dự án có dấu hiệu vi phạm so với Điều 118 Luật Đất đai năm 2013, gây bức xúc trong dư luận thì kiến nghị Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh đình những gì đang thực hiện, chứ không phải tất cả.

Như vậy, việc Bộ Tài chính báo cáo là theo yêu cầu của Chính phủ, và theo chức năng nhiệm vụ, kiến nghị đó là theo đúng đối tượng vi phạm thì cần phải có biện pháp ngăn chặn và khắc phục.

Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết thêm, sáng nay, Hiệp hội Bất động sản TPHCM có 4 kiến nghị, Bộ theo đó rất đồng tình. Đó là, kiến nghị Chính phủ sớm thay thế Quyết định 09, 80, 86 về việc sử dụng đất của các DN trong quá trình cổ phần hóa để không thất thoát, bảo đảm được đúng mục tiêu của quy định pháp luật.

Kiến nghị Chính phủ sửa đổi Luật Đất đai về cơ chế định giá đất và cơ chế đấu thầu giá đất. Như báo chí nêu, cùng một mảnh đất, ví dụ như của Công ty xổ số cũ ở TPHCM trên đường Lê Duẩn, với diện tích mà khi đấu giá xong thì giá khởi điểm chỉ 580 tỷ, nhưng giá bán là trên 1.400 tỷ đồng. Trên đường đó, có rất nhiều dự án diện tích to hơn mà giá không theo đấu giá, rõ ràng kiến nghị này rất đúng.

Kiến nghị các chủ đầu tư mặc dù vi phạm nhưng vẫn cho tiếp tục xây dựng, nhưng với cam kết phải thực hiện đúng quy định pháp luật, đúng các nghĩa vụ theo thanh tra, kiểm tra.

Kiến nghị cuối cùng là trong trường hợp đó vẫn bảo đảm quyền lợi của người mua hàng vì bản thân người mua hàng mua theo giá thị trường nhưng nhà đầu tư mua giá phi thị trường để bán giá thị trường, nên chênh lệch đó không thể bắt người tiêu dùng chịu, mà phải bắt nhà đầu tư chịu.

“Như vậy, 4 kiến nghị này đúng pháp luật, đúng thực tiễn và phù hợp với kiến nghị của Bộ Tài chính” – Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định./.