Hướng dẫn bói nạp giáp lục hào

Bát quái phân chia Càn Khôn vợ chồng, Chấn trưởng nam, Tốn trưởng nữ, Khảm trung nam, Ly trung nữ, Cấn thứ nam, Tốn thứ nữ (xem bài HUYỀN CƠ TIÊN THIÊN BÁT QUÁI – KIM CA).

Càn Khôn vợ chồng, Càn đứng đầu nạp Tý đứng đầu, Tý Sửu hợp nên Khôn nạp Sửu , Càn Dương nạp Tý hào 1 lần lượt Dần hào 2 Thìn hào 3. Vậy nội quái Càn nạp Tý Thân Thìn. Càn Khôn thiên đia giao, là Địa Thiên Thái, Âm Dương Thiên Địa giao hòa mà sinh vạn vật, Âm giáng dương thăng, tam Âm tam Dương.

Hào 1 Dương quái Càn phối ứng vợ chồng với hào 4 quái Khôn, hào 2 quẻ Càn phối hào 5 quái Khôn, hào 3 quái Càn phối hào 6. Ta được các cặp (1,4), (2,5), (3,6) Dương trước Âm sau, nhất Âm nhất Dương là Đạo. Nên hào 1 Tý quái Càn phối hào 4 Khôn Sửu, Khôn Âm đi nghịch, hào 2 Dần quái Càn phối hào 5 quái Khôn là Hợi, Hào 3 Thìn quái Càn phối hợp 6 Khôn là Dậu. Như vậy ngoại Quái Khôn là Sửu Hợi Dậu, hết Hào 6 đến hào 1, 2 3 được nội quái Khôn Mùi Tỵ Mão. Ta được quẻ thuần Khôn Mùi Tỵ Mão Sửu Hợi Dậu. Dương đi thuận, được quẻ thuần Càn Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất

càn khôn (1,4)-Tý Sửu hợp, (2,5)- Dần Hợi hợp, (3,6)- Thìn Dậu hợp, (4,1)-Ngọ Mùi hợp, (5,2)-Thân Tỵ Hợp, (6,3)-Tuất Mão hợp.

Cặp Chấn Tốn nạp Tý Sửu, hào 1 quái Chấn trưởng nam nạp Tý, tiếp đến hào 1 Quái Tốn trưởng nữ phối Sửu. Dương trước Âm sau. Dương đi thuận, Âm đi nghịch, được Quẻ Thuần Chấn: Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất, Quẻ Thuần Tốn: Sửu – Hợi – Dậu – Mùi – Tỵ – Mão.

Cặp Khảm Ly nạp Dần Mão, hào 1 Quái Khảm trung nam nạp Dần, hào 1 quái Ly trung nữ nạp Mão, Dương đi thuận, Âm đi nghịch được quẻ thuần khảm Dần – Thìn – Ngọ – Thân – Tuất – Tý, Quẻ Thuần Ly Mão – Sửu – Hợi – Dậu – Mùi – Tỵ.

Cấn Đoài nạp Thìn Tỵ, Cấn thiếu nam nạp Thìn, Đoài thiếu nữ nạp Tỵ, Dương thuận Âm nghịch, Quẻ Thuần Cấn: Thìn – Ngọ – Thân – Tuất –Tý – Dần. Quẻ Thuần Đoài: Tỵ – Mão – Sửu – Hợi – Dậu – Mùi.

Như vậy thuyết nạp 12 Địa chi vào Lục hào Bát Quẻ thuần từ Tiên thiên bát quái là sự hòa hợp tượng gia đình, tôn ti trật tự trong gia đình, thể hiện Đạo của Dịch.

Hướng dẫn bói nạp giáp lục hào

Nguồn gốc thuyết nạp Giáp

Càn Khôn đối ứng, Giáp Ất phối Càn khôn, Càn đứng đầu nạp Giáp, Khôn nạp Ất, Đoài Cấn nạp Bính Đinh, Đinh âm nên nạp vào Đoài âm, Cấn dương nạp Bính dương. Mậu Kỷ nạp vào Ly Khảm, Mậu dương nạp vào Khảm, Ly âm nạp Kỷ âm, Chấn Tốn nạp Canh Tân, Chấn Dương nạp Canh dương, Tốn Âm nạp Tân âm, còn lại cặp Nhâm Quý nạp vào 2 Quái phụ mẫu Càn Khôn, Càn dương nạp Nhâm, Khôn âm nạp Quý.

Như vậy Thuyết nạp giáp và nạp Địa Chi theo Tiên thiên bát quái trên cơ sở hòa hợp Âm Dương, thể hiện Đạo của Dịch, Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo. Dịch và Đạo vốn chẳng rời nhau, học Dịch không hiểu Đạo thì Dịch không thông, gốc Dịch ở Đạo.

Từ đây ta được Hào Thần Đồ của Trịnh Huyền. Từ thuyết nạp giáp và Âm Dương tiêu trưởng của Bát quẻ thuần ta được Nguyệt Lệnh phối Quẻ trong Dịch Lâm của Tiêu Diêu Thọ.

Dịch không đề-cập can chi nhưng thoán-từ quẻ Cổ có câu: "Tiến giáp tam nhật, hấu giáp tam nhật先甲三日,後甲三日" và hào-từ cửu-ngũ quẻ Tốn có câu: "Tiến canh tam nhật, hấu canh tam nhật先庚三日,後庚三日". Giả thác tên ngày để thủ nghiã. Ngũ-hành-gia có thuyết Nạp-giáp: lấy 10 can mà nạp vào quẻ. Sở dĩ gọi là nạp-giáp, bởi vì giáp đúng đầu hàng can. Các nhà Điạ-lý và Tu-dưỡng cũng hay dùng thuyết này. Đại để thuyết này có trước thời Tần-Hán. Có hai phép nạp-giáp:

1. Nạp-giáp Kinh-quái tức quẻ đơn:

Quẻ

Kiền

Khôn

Cấn

Đoái

Khảm

Ly

Chấn

Tốn

Nạp

Giáp

Ất

Bính

Đinh

Quý

Nhâm

Canh

Tân

Bảng 5.16 Bảng Nạp-Giáp Kinh-quái

2. Nạp-giáp Biệt-quái của Kinh Phòng:

Quẻ

Kiền

Khôn

Cấn

Đoái

Khảm

Ly

Chấn

Tốn

Nạp

Giáp

Nhâm

Ất

Quý

Bính

Đinh

Mậu

Kỷ

Canh

Tân

Bảng 5.17 Bảng Nạp-Giáp Biệt-quái

Vì có 10 can mà chỉ có 8 quẻ đơn, nên mậu, kỷ không nạp. Mặt khác, vì Biệt-quái dùng để phân-bố cho cả Hồn-thiên Giáp-tí gồm trọn 60 hoa-giáp, nên bó buộc phải nạp cả 10 can. Cho nên Kiền Khôn mới nạp Giáp Ất ở nội-quái và nạp Nhâm Quý ở ngoại-quái. Vì hai quẻ Kiền Khôn là phụ-mẫu nên mới nạp cả 4 can thủ vỹ vậy.

Để đừng lẫn lộn hai phép nạp-giáp cho quẻ đơn và quẻ kép ta có thể nhớ rằng với quẻ đơn: "Chấn canh, Tốn tân, Ly nhâm, Khảm quý".

Còn với quẻ kép ta có bài ca:

Lục hào nạp giáp nhớ hoài,

Kiền, Khôn Giáp Ất, Cấn Đoài Bính Đinh.

Khảm Ly Mậu Kỷ nên tình,

Còn như Chấn Tốn nạp minh Canh Tân.

Kiền Khôn Nhâm Quý thêm lần.

Hướng dẫn bói nạp giáp lục hào

Hình 5.030 Sáng Trăng Vơi Đầy (3B, tr. 29)

Hình 5.030 gồm 5 vòng tròn đồng-tâm chia thành 6 góc sáu (600), kể từ trong ra ngoài là:

  1. Tuần trăng;
  2. Sáu quẻ: chấn , đoài , kiền , Tốn , cấn , khôn ;
  3. Sáu ngày: mùng ba, mùng tám, rằm, mười tám, hăm ba, ba mươi (hối);
  4. Sáu câu tả tình-trạng động-tĩnh: a) Dương dĩ tam lập, tam nhật chấn-động (Dương dùng 3 để xây-dựng, mùng 3 chấn-động); b) Âm dĩ bát thông, bát nhật đoài hành (Âm dùng 8 để hanh-thông, mùng 8 đoài đi); c) Tam ngũ đức tựu, kiền thể nãi thành (3 x 5 = 15: ngày rằm đức thành việc); d) Tốn kế kỳ thống, nhân tế thao-trì (Tốn tiếp-tục hệ-thống, nhân giúp đỡ mà thao-luyện, tu-trì); e) Cấn chủ tiến chỉ, điển thủ huyền kỳ (Cấn chủ ngừng tiến, cầm trịch trăng lưỡi liềm); f) Lục-ngũ khôn thừa, kết quát chung thuỷ (5 x 6 = 30: khôn tiếp theo để đạt chung-thủy); Hào-từ quẻ Kiền: a) Sơ-cửu tiềm long (Sơ-cửu: Rồng ẩn); b) Cửu-nhị hiện long (Cửu nhị: Rồng hiện); c) Cửu tam tịch dịch (Cửu-tam: Sợ-sệt); d) Cửu-tứ Hoặc dược (Cửu-tứ: Nhẩy trên vực); e) Củu-ngũ Phi long (Cửu-ngũ: Rồng bay); f) Thượng-cửu Kháng long (Thượng-cửu: Rồng lên cao quá).