Công ty đòi nợ thuê là gì năm 2024

"Bên kia báo con ông bà có nợ vay quá hạn". Người gọi điện đòi nợ thuê dọa sẽ thông báo đến cơ quan hai người và bà con hàng xóm nếu không lo trả nợ cho con.

Hai em tôi giải thích là con đã lớn, đi làm ăn xa, cha mẹ không biết gì về số nợ của con và cũng không từng bảo lãnh trả nợ. Sau đó, rất nhiều người trong dòng họ và bạn bè của em tôi liên tục bị gọi điện thúc hối trả nợ. Bên đòi nợ còn giả danh ngân hàng gọi điện đến cơ quan hai em tôi tìm hiểu thông tin về việc làm, chức vụ, tiền lương, địa chỉ.

Bộ phận văn phòng nhầm tưởng đó là nghiệp vụ của ngân hàng trước khi cho vay hoặc mua bán thế chấp gì đó nên làm theo lời họ. Mấy hôm sau, em tôi vào cơ quan đã thấy có người lạ chờ mình ở văn phòng. Người này lớn tiếng thông báo cho cả cơ quan hai em tôi biết việc hai người có con đang nợ họ, yêu cầu cơ quan chỉ đạo cha mẹ lo trả nợ hoặc cắt lương. Anh này còn dọa sẽ đến cơ quan mỗi ngày nếu chưa đòi được nợ...

Tất nhiên cơ quan không thể đáp ứng yêu cầu đó và hướng dẫn họ đến cơ quan chức năng để làm việc. Lãnh đạo cơ quan nói rõ nếu bên đòi nợ tiếp tục hành vi gây ảnh hưởng công việc, cơ quan sẽ nhờ can thiệp.

Bên đòi nợ thuê lại cử người sáng chiều đứng trước cơ quan và theo về đến nhà để đòi nợ. Em tôi cho biết sẽ báo với công an địa phương nếu người đòi nợ tiếp tục gây áp lực lên cuộc sống riêng tư của công dân.

Họ chuyển sang hình thức khác. Em tôi nhận được thông báo từ một văn phòng luật sư, có dấu đỏ hẳn hoi, nội dung cho biết sẽ kiện ra tòa về việc lừa đảo chiếm dụng tiền. Nhưng thay vì gửi cho người thiếu nợ, các thông báo này lại gửi cho cha mẹ với yêu cầu trả nợ cho con. Nội dung viện dẫn rất nhiều điều luật và chỉ ra mức án phải chịu cùng nhiều chi tiết khác. Đọc xong phụ huynh tụt huyết áp, cứ như là tù tội đến nơi.

Cuối cùng em tôi chấp nhận trả nợ thay con, cả vốn cả lãi mẹ, lãi con, lãi gốc... đủ thứ làm số tiền nợ tăng lên rất nhiều. Qua điện thoại là giọng nữ, còn trẻ nhưng vô cùng lỗ mãng chửi tục, đe dọa đủ kiểu. Họ yêu cầu thanh toán một lần. Họ còn hướng dẫn cách thế chấp, mua bán tài sản để có tiền nộp ngay.

Trừng phạt nạn nhân vì... phản kháng bên đòi nợ thuê

Và điều tàn nhẫn nhất đã đến sau khi em tôi thanh toán xong số nợ với ngân hàng và có thông báo với bên đòi nợ. Công ty đòi nợ lại đăng trên Facebook thông tin việc gia đình thiếu nợ chây ỳ không trả. Quá ngạc nhiên và bức bối, em tôi đề nghị ngân hàng tác động. Giấy xác nhận (chúng tôi đã trả xong nợ) của ngân hàng đã gửi đến công ty đòi nợ rồi, nhưng họ vẫn giữ nguyên thông tin đó trên mạng xã hội nhiều ngày sau.

Họ trả lời với em tôi rằng đó là cách trừng phạt vì việc gia đình trốn tránh việc trả nợ thay con cũng như dám phản kháng với công ty đòi nợ.

Sau mấy lượt yêu cầu ngân hàng can thiệp, ngân hàng gửi văn bản cho công ty đòi nợ thuộc văn phòng luật sư kia xác nhận trả nợ xong cũng như thanh toán phần lợi nhuận của công ty đòi nợ thuê. Ngân hàng không nhận trách nhiệm gì trong việc thông tin lên mạng xã hội của họ.

Em tôi phải chịu đựng rắc rối như vậy một thời gian sau mới yên thân.

Văn phòng luật sư cũng dọa

Chúng tôi rất ngạc nhiên vì một văn phòng luật sư làm tư vấn pháp lý cho công ty tài chính (thực chất là công ty đòi nợ thuê) đã hợp tác trấn áp, đe dọa người dân như thế. Không chỉ người đứng đầu các công ty này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khủng bố đe dọa người dân mà những nhân viên tham gia đòi nợ cũng phải bị xử lý thích đáng.

Các văn phòng luật sư nhận làm tư vấn pháp lý cho các công ty tài chính, công ty thu hồi nợ, mua bán nợ cần có sự kiểm tra của cơ quan chức năng tránh bị lợi dụng hay tiếp tay cho kẻ xấu.

(CATP) Công an quận Tân Bình (TPHCM) đề nghị người dân là nạn nhân của các đối tượng có hành vi cưỡng đoạt tài sản "núp bóng" hoạt động thu hồi nợ, tích cực tố giác tội phạm, hợp tác Cơ quan Công an để xử lý triệt để loại tội phạm này theo đúng quy định của pháp luật.

Nhân viên làm đủ cách để đòi nợ

Ngày 19/4, Cơ quan CSĐT Công an quận Tân Bình (TPHCM) cho biết, đơn vị đang điều tra vụ án hình sự "Cưỡng đoạt tài sản" tại địa điểm kinh doanh của Công ty CP Mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng ở số 22A đường Tân Canh, phường 1, quận Tân Bình.

Công an xác định, công ty có ngành nghề kinh doanh mua bán nợ, môi giới mua bán nợ, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng, dịch vụ xử lý nợ. Từ năm 2020 đến 2022, công ty này ký kết 8 hợp đồng mua nợ với Công ty Tài chính CP Điện lực (Easy Credit).

Sau khi mua nợ xong, Công ty CP Mua bán nợ có trong tay danh sách khách hàng nợ tiền quá hạn (nợ xấu) của Công ty Tài chính cổ phần Điện Lực và tiến hành phân bổ số khách hàng này cho địa điểm kinh doanh số 22A đường Tân Canh, phường 1, quận Tân Bình, TPHCM để nhân viên tại đây thực hiện việc gọi điện, nhắn tin đòi nợ.

Công ty đòi nợ thuê là gì năm 2024

Tin nhắn đe dọa nạn nhân

Trường hợp khách hàng nghe điện thoại bị nhắc nợ mà không thanh toán, chối bỏ khoản vay, có thái độ không hợp tác thì nhân viên Caller sẽ liên tục gọi điện, nhắn tin nhắc trả nợ qua SMS, qua Zalo, đe dọa khách hàng và uy hiếp gia đình khách hàng, chửi bới, có lời lẽ khủng bố, gây áp lực tinh thần, xúc phạm danh dự, uy tín của khách hàng để buộc trả nợ.

Cá biệt có những trường hợp nhân viên Caller truy cập tìm ra được địa chỉ Facebook, Zalo của khách hàng hay người thân khách hàng để lấy hình ảnh cá nhân, sau đó dùng thủ thật cắt ghép, chỉnh sửa hình ảnh này theo hình thức thô tục, xúc phạm, đính kèm những dòng bình luận xúc phạm cá nhân để gửi cho khách hàng hoặc bạn bè, người thân của khách hàng nhằm làm nhục buộc phải trả nợ.

Nếu khách hàng không nghe điện thoại hoặc cố tình lẩn tránh không trả lời, thì nhân viên Caller sẽ gọi điện, nhắn tin SMS, qua Zalo... tiếp đến là gọi các số điện thoại di động của người thân khách hàng mà khách hàng đã cung cấp khi vay tiền (số điện thoại này có trong hợp đồng vay) và yêu cầu người thân tác động đến khách hàng để thanh toán các khoản vay trễ hạn.

Hoặc công ty sẽ tìm hiểu các thông tin khác của khách hàng như nơi làm việc, học tập, bạn bè, người thân của khách hàng (qua ứng dụng quét số điện thoại Facebook, Zalo, tìm kiếm trên Google), khi có số điện thoại này thì nhân viên sẽ gọi điện liên tục để quấy rầy và thông báo khoản vay của khách hàng cho những người này biết, gửi thông báo nhắc nợ khoản vay của khách hàng để nhờ tác động, gây áp lực, hoặc gọi điện, nhắn tin đe dọa, uy hiếp những người này để yêu cầu khách hàng trả nợ đúng thời hạn.

Công ty đòi nợ thuê là gì năm 2024

Công ty đòi nợ thuê là gì năm 2024

Lực lượng công an kiểm tra sai phạm tại Công ty CP Mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng

Cơ quan CSĐT Công an quận Tân Bình đề nghị, những ai là khách hàng vay tiền, người thân, bạn bè của khách hàng vay tiền tại Công ty Tài chính cổ phần Điện Lực (Easy Credit) khi bị những nhân viên gọi điện, nhắn tin với nội dung đe dọa bản thân và uy hiếp gia đình, bạn bè khách hàng, chửi bới, có lời lẽ khủng bố, gây áp lực tinh thần, xúc phạm danh dự, uy tín của khách hàng để buộc khách hàng trả nợ, thì đề nghị liên hệ, thông báo và đến ngay Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận Tân Bình, TPHCM, địa chỉ 340 Hoàng Văn Thụ, phường 4, quận Tân Bình, TPHCM để trình báo vụ việc và đảm bảo quyền lợi của người bị hại.

Hoặc gọi số điện thoại (028) 38.111.147, (028) 38.444.993 hoặc 0909.864.774 gặp đồng chí Nguyễn Tiến Thiện, điều tra viên thụ lý vụ án để được hướng dẫn.

Công an TPHCM cho biết, từ cuối năm 2022 đến tháng 4/2023 đơn vị nhận nhiều tố giác, tin báo tội phạm của người dân về việc bị các đối tượng tự xưng là nhân viên thu hồi nợ liên tục gọi điện thoại, gửi thông tin, hình ảnh với nội dung mang tính chất khủng bố, vu khống, xúc phạm nhân phẩm, danh dự lên mạng xã hội hoặc gửi đến người thân, nơi làm việc nhằm gây sức ép, đe dọa về mặt tinh thần, tạo tâm lý hoang mang, lo sợ, buộc phải nộp tiền theo yêu cầu của các đối tượng.

Ban Giám đốc Công an TPHCM đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Công an TPHCM phối hợp cùng Công an quận Tân Bình và Cục Cảnh sát hình sự (C02), Bộ Công an điều tra xác minh. Qua điều tra, Công an xác định địa điểm kinh doanh số 1 - Công ty Cổ phần mua bán nợ (phường 1, quận Tân Bình) và chi nhánh Công ty TNHH Luật Thế hệ trẻ (phường 15, quận Tân Bình) đã tổ chức bộ phận thu hồi nợ.

Công ty đòi nợ thuê là gì năm 2024

Công ty đòi nợ thuê là gì năm 2024

Các đối tượng đòi nợ thuê theo kiểu "khủng bố"

Qua đó, Công an xác định 2 công ty này tuyển dụng nhiều nhân viên để thực hiện hoạt động thu hồi nợ với các phương thức, thủ đoạn như: phân công nhiệm vụ cụ thể cho nhân viên theo từng cấp bậc (nhân viên, quản lý, trưởng nhóm); áp đặt chỉ tiêu doanh số thu hồi nợ, chi thưởng "hoa hồng" theo lũy tiến trên tổng số tiền nợ thu hồi, từ đó nhân viên đã thực hiện các hoạt động đòi nợ trái pháp luật bằng thủ đoạn đe dọa, vu khống dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ngày 02/3, các đơn vị nói trên đã ập vào 2 địa điểm trên. Thời điểm kiểm tra, bên trong 2 địa điểm này có hàng chục nhân viên đang dùng hệ thống voice link, sim rác để gọi điện khủng bố nạn nhân. Thấy công an, nhóm nhân viên tìm cách tháo chạy nhưng bị lực lượng khống chế bắt giữ. Công an thu giữ nhiều tang vật như máy tính, ĐTDĐ...

"Khủng bố" nạn nhân gần 3.000 cuộc gọi

Qua làm việc, Nguyễn Minh Thành (quản lý Công ty Cổ phần mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng) khai: Công ty chia ra 4 đội (mỗi đội từ 7 đến 10 người). Mỗi tháng, một nhân viên trung bình thực hiện từ 2.500 - 3.000 cuộc gọi "khủng bố", hăm dọa với tổng số tiền đòi được từ 2 - 3 tỷ đồng.

Với tần suất đòi nợ như trên, mỗi tháng có hơn 100 người phải trả tiền nợ và lãi suất cho nhóm đòi nợ thuê này. Mỗi khi đòi nợ thành công, số tiền mà công ty này được hưởng từ đơn vị "bán nợ" (công ty tài chính có trụ sở tại Hà Nội) lên đến 86%, chủ nợ chỉ nhận 14% còn lại. Chính vì khoản lợi nhuận quá lớn mà lãnh đạo công ty đòi nợ thuê này chỉ đạo nhân viên ráo riết khủng bố nạn nhân với tần suất và mức độ dày đặc.

Còn đối tượng Trần Hà Anh Thư, Trưởng phòng tín chấp Công ty TNHH Luật Thế Hệ Trẻ khai nhận, trường hợp gọi điện thoại khủng bố đòi nợ nạn nhân và người thân không được, công ty sẽ gửi văn bản đòi nợ đến tận nhà hoặc công ty nơi nạn nhân làm việc. Những trường hợp nạn nhân không có tiền, nhân viên công ty sẽ lấy thông tin khách hàng từ ngân hàng sau đó tiếp tục o ép, đe dọa. Thậm chí hù sẽ khởi kiện ra tòa hoặc khởi tố tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và có khả năng đi tù.

Quá trình điều tra, Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố 14 bị can về tội "Cưỡng đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự. Trong đó 7 bị can là quản lý, nhân viên thu hồi nợ tại Địa điểm kinh doanh số 1 - Công ty Cổ phần mua bán nợ Việt Nam Thịnh Vượng gồm: Nguyễn Minh Thành (quản lý), Võ Công Vân, Trần Thị Mỹ Duyên, Lê Văn Đạt, Nguyễn Hải Đăng, Nguyễn Thị Minh Tâm, Vũ Ngọc Chính (nhân viên thu hồi nợ).

7 bị can khác là quản lý, nhân viên thu hồi nợ chi nhánh Công ty Thế Hệ Trẻ gồm: Hoàng Ngọc Mến, Trần Hà Anh Thư (cùng quản lý, điều hành), Phạm Ngọc Thắng, Nguyễn Thị Hương Trà (trưởng nhóm), Nguyễn Thị Huyền Anh, Lê Thị Thiết, Trần Phát Đạt (nhân viên thu hồi nợ).

Hiện Phòng PC02 cùng Công an quận Tân Bình và các đơn vị liên quan tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ, điều tra mở rộng vụ án, nhằm xác định đúng bản chất sự việc, xử lý nghiêm toàn bộ các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Công an đề nghị người dân là nạn nhân của các đối tượng có hành vi cưỡng đoạt tài sản "núp bóng" hoạt động thu hồi nợ, tích cực tố giác tội phạm, hợp tác Cơ quan Công an để xử lý triệt để loại tội phạm này theo đúng quy định của pháp luật.