Công thức tính lãi đơn ngân hàng

Lãi đơn là lãi chỉ tính trên giá trị khoản vay, không bao gồm sự ghép lãi.

Cách tính:

Tiền lãi = Vốn vay x Lãi suất x Thời hạn

Ví dụ:

Vay ngân hàng số tiền 200 tỉ đồng, kỳ hạn 5 tháng, lãi suất 1%/tháng. Tính số tiền lãi phải trả.

Tiền lãi = 200 x 5 x 1% = 10 (tỉ đồng)

23 Tháng 11 2021 · 5 phút đọc

Đối với các bạn không học chuyên ngành kinh tế thì khái niệm lãi đơn sẽ còn khá xa lạ và khó phân biệt với lãi kép. Nếu không hiểu rõ khái niệm cơ bản này, bạn sẽ không thể tối ưu khoản tiền lãi sinh ra từ việc đầu tư của mình. Chính vì vậy, để việc đầu tư trở nên hiệu quả hơn, hãy cùng DNSE tìm hiểu những kiến thức vô cùng hữu ích về lãi đơn qua bài viết sau đây nhé.

Công thức tính lãi đơn ngân hàng
Cùng DNSE tìm hiểu về lãi đơn

Định nghĩa

Lãi đơn (Simple Interest) là lãi suất được xác định dựa trên cơ sở vốn gốc ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn, bạn gửi tiết kiệm ở ngân hàng 100 triệu với lãi suất 8%/ năm thì số tiền lãi sau một năm tính theo phương pháp lãi đơn sẽ là 8 triệu đồng. 

Các thuật ngữ liên quan

Để hiểu rõ hơn về định nghĩa này, chúng ta cần nắm chắc một số thuật ngữ liên quan như sau:

  • Tiền lãi: khoản tiền bạn nhận được sau khi khoản đầu tư đến kỳ hạn.
  • Vốn gốc: khoản tiền ban đầu mà bạn bỏ ra để đầu tư nhằm gia tăng tài sản. 
  • Kỳ hạn: khoảng thời gian từ lúc bạn đầu tư tiền cho đến khi bạn nhận được vốn gốc và tiền lãi từ khoản đầu tư đó.

Cách xác định lãi suất đơn

Công thức tính lãi đơn ngân hàng
Lãi đơn được xác định như thế nào?

Công thức tính lãi suất đơn được xác định như sau: 

S = Po x i x n

Trong đó:

  • S là số tiền lãi bạn nhận được sau khi đầu tư tính theo phương pháp lãi đơn.
  • Po là vốn gốc hay còn gọi là số tiền đầu tư ban đầu của bạn.
  • i là mức lãi suất cố định đối với khoản đầu tư và n là số kỳ hạn. 

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm ngân hàng 200 triệu đồng kỳ hạn 5 năm với lãi suất là 8%/năm. Sau 5 năm số tiền lãi mà bạn nhận được từ khoản đầu tư này sẽ là: S = 200 x 8% x 5 = 80 triệu đồng. Và số tiền thực tế mà ngân hàng phải thanh toán cho bạn sau 5 năm sẽ là 280 triệu. Trong đó, 200 triệu là vốn gốc và 80 triệu là tiền lãi từ khoản đầu tư này.

Lãi đơn được áp dụng trong những trường hợp nào?

Lãi đơn được áp dụng trong các trường hợp không gộp lãi chung với vốn gốc để tính lãi cho kỳ tiếp theo. Hay nói cách khác, người cho vay sẽ được nhận lãi theo định kỳ.

Đầu tư trái phiếu là một ví dụ điển hình trong trường hợp này. Khi bạn mua trái phiếu, tiền lãi sẽ được trả cho bạn định kỳ hàng năm. Ví dụ bạn mua 10 triệu trái phiếu của chính phủ với lãi suất 10%/năm. Thời gian đáo hạn là 5 năm. Vậy thì trong 5 năm tới, bạn sẽ nhận đều đặn 1 triệu mỗi năm từ chính phủ. Đến cuối năm thứ 5, bạn sẽ nhận thêm 10 triệu vốn gốc ban đầu của mình.

Xem thêm: Phân biệt lãi đơn và lãi kép

Ưu và nhược điểm của lãi đơn

Công thức tính lãi đơn ngân hàng
Bất lợi của lãi đơn so với lãi kép

Về mặt ưu điểm thì lãi đơn có cách tính khá đơn giản và dễ hiểu. Không như lãi kép có cách tính rất phức tạp. Ngoài ra, đối với các nhà đầu tư thích nhận lãi theo định kỳ, cần có nguồn thu nhập đều đặn để cảm thấy an tâm… thì lãi suất đơn chính là lựa chọn phù hợp nhất. 

Tuy nhiên, so với lãi kép thì lãi đơn mang lại lợi nhuận ít hơn hẳn. Vì số tiền lãi này bạn sẽ được nhận theo định kỳ, không được tái đầu tư với vốn gốc. Nên việc lợi nhuận ít hơn cũng là một điều dễ hiểu. Hãy cùng xem ví dụ sau để thấy được sự bất lợi của nó.

Nếu đầu tư 100 triệu với lãi suất 15%/năm thì 20 năm sau bạn sẽ nhận được cả vốn lẫn lãi nếu tính bằng lãi đơn là 300 triệu đồng. Đương nhiên bạn hoàn toàn có thể rút lãi ra mỗi năm để tiêu dùng mà không làm ảnh hưởng đến tổng số tiền bạn nhận được sau 20 năm. 

Trong khi đó, nếu tính theo phương pháp lãi kép thì sau 20 năm, tổng số tiền bạn nhận được sẽ là 1 tỷ 637 triệu đồng. Bạn đã thấy sự khác biệt khủng khiếp của nó chưa nào? Tuy nhiên, trong trường hợp này bạn sẽ không được phép rút tiền lãi trước khi đáo hạn. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến tổng số tiền bạn nhận được sau 20 năm. 

Lời kết

Trên đây là những kiến thức vô cùng cơ bản về lãi đơn mà DNSE muốn gửi tặng đến các nhà đầu tư còn đang bỡ ngỡ về khái niệm này. Hy vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ thu nạp được cho mình những kiến thức cần thiết để áp dụng trong đầu tư. Từ đó sớm chạm đến mục tiêu tự do tài chính của mình. 

Bài viết sẽ tổng hợp các công thức tính lãi suất đơn và lãi suất kép, bên cạnh đó là một số dạng toán liên quan đến lãi suất thường gặp trong các bài thi và bài kiểm tra. Tài liệu bao gồm ba phần chính, đầu tiên là phần công thức và các dạng bài tập, còn phần cuối cùng sẽ là một số kinh nghiệm trong việc học tập và rèn luyện kỹ năng làm bài cần thiết. Hãy cùng chúng tối tìm hiểu về nó nhé!

I. Công thức tính lãi suất

    1. Công thức tính lãi đơn

Định nghĩa:

Lãi đơn là số tiền lãi chi tính trên số tiền gốc mà không tính trên số tiền lãi do số tiền gửi sinh ra, tức là tiền lãi của kì hạn trước không được tính vào vốn để tính lãi cho kì hạn tiếp theo cho dù đến kì hạn người gửi không đến rút tiền ra.

Công thức tính:

Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với lãi đơn r% / kỳ hạn thì số tiền khách hàng nhận được cả vốn lẫn lãi sau n kỳ hạn là \(n\in N^*\):

\(S_n=A(1+nr)\)

Ví dụ: Giả sử bạn gửi 1.000 USD vào ngân hàng với lãi suất 7% lãi đơn trong 2 năm. Tiền lãi tích luỹ vào cuối năm 2 là bao nhiêu?

Áp dụng công thức: \(S_n=A(1+nr)\)

Sn = 1000(1 + 2.7%) = 140$

    2. Công thức tính lãi suất kép

ĐỊnh nghĩa:

Lãi kép là số tiền lãi của kỳ hạn trước nếu người gửi không rút ra thì được tính vào vốn để tính lãi cho kỳ hạn tiếp theo.

Công thức tính: Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với lãi kép r% / kỳ hạn thì số tiền khách hàng nhân được cả gốc lẫn lãi sau n kỳ hạn là \(n\in N^*\):

\(S_n=A(1+r)^n\)

Ví dụ: Giả sử bạn gửi 1.000 USD vào ngân hàng với lãi suất 7% lãi kép trong 2 năm. Tiền lãi tích luỹ vào cuối năm 2 là bao nhiêu?

Áp dụng công thức: \(S_n=A(1+r)^n\)

Sn = 1000(1 + 7%)\(^2\) = 1144,9%

II. Các dạng bài tập liên quan

Dạng 1: Gửi vào ngân hàng một số tiền a đồng với lãi suất r% mỗi tháng theo mỗi tháng theo hình thức lãi kép. Gửi vào theo phương thức không kỳ hạn. Tính số tiền gốc và lãi A đồng sau n tháng

Cuối tháng 1, số tiền nhận được: \(A_1=a+ar=a(1+r)\)

Cuối tháng 2 số tiền nhân được: \(A_2= a(1+r)+a(1+r)r= a(1+r)^2\)

...

Cuối tháng thứ n, số tiền cả gốc lẫn lãi nhận được là: \(A_n=a(1+r)^n\)

Dạng 2: Gửi vào ngân hàng một số tiền a đồng với lãi suất r% mỗi tháng theo mỗi tháng theo hình thức lãi kép. Gửi vào theo phương thức có kỳ hạn m tháng. Tính số tiền gốc và lãi A đồng sau n tháng.

Cuối tháng 1, số tiền nhận được: \(A_1=a+amr=a(1+mr)\)

Cuối tháng 2 số tiền nhân được: \(A_2= a(1+mr)+a(1+mr)r= a(1+mr)^2\)

...

Cuối tháng thứ n, số tiền cả gốc lẫn lãi nhận được là: \(A_n=a(1+mr)^n\)

Dạng 3: Mối tháng đều gửi vào một số tiền a đống vào đầu tháng tính theo lãi kép với lãi suất r% mỗi tháng. Tính số tiền thu được sau n tháng.

Cuối tháng 1, số tiền nhận được: \(A_1=a(1+r)\)

Cuối tháng 2 số tiền nhận được: \(A_2=[a(1+r)+a](1+r)=a(1+r)^2+a(1+r)\)

...

Cuối tháng thứ n, số tiền cả gốc lẫn lãi nhận được là: \(A_n=\dfrac{a(1+r)}{r}[(1+r)^n-1]\)

\(A_n=a(1+r)^n+a(1+r)^{n-1}+...+a(1+r)= a(1+r)[(1+r)^{n-1}+(1+r)^{n-2}+...+1]\)

Dạng 4: Vay A đồng từ ngân hàng với lãi suất r% mối tháng. Hỏi hàng tháng phải trả bao nhiêu để sau n tháng thì hết nợ. Ghi chú: Trả tiền vào cuối tháng:

Cuối tháng 1, số tiền còn nợ là: \(N_1=A(1+r)-a\)

Cuối tháng 2, số tiền còn nợ là: \(N_2=N_1(1+r)-a= A(1+r)^2-a(1+r)-a\)

Cuối tháng 3, số tiền còn nợ là: \(N_3=N2(1+r)-a= A(1+r)^3-a(1+r)^2-a(1+r)-a\)

...

Cuối tháng n, số tiền còn nợ là: \(N_n=N_{n-1}(1+r)-a= A(1+r)^n-a(1+r)^{n-1}-a(1+r)^{n-2}-...-a= A(1+r)^n-a\dfrac{(1+r)^n-1}{r}\)

Để hết nợ sau n tháng thì số tiền phải trả hàng tháng là: \(N_n=0\leftrightarrow a=\dfrac{A.r.(1+r)^n}{(1+r)^n-1}\)

Dạng 5: Gửi vào ngân hàng hàng tháng với số tiền không ổn định. Nếu có quy định nhất định thì ta có thể thành lập công thức tổng quát, nhưng ở đây ta có thể sử dụng quy trình bấm phím trên MTCT để tính nhanh và chính xác hơn.

III. Phương pháp học tốt bài tập liên quan đến lãi suất

Về ôn dạng bài liên quan đến tính toán lãi suất:

  • Đầu tiên các bạn nên nắm chắc  được kiến thức nền tảng của học phần này.
  • Luyện tập các bài tập liên quan đến lãi suất để nắm chắc dạng đề, tham khảo trên các trang mạng học tập ví dụ như Cùng học vui hoặc tham khảo thêm từ nguồn sách tham khảo.
  • Ngoài ra, các bạn nên tham khảo thêm các dạng bài tập liên quan, để biết thêm vui lòng xem thêm tại Công thức toán học

Về ôn kỹ năng làm bài:

  • Để không bị bỡ ngỡ trước các dạng bài mới hay làm quen với đề thi, các bạn có thể trang bị thêm cho mình một số mẹo cũng như phương pháp làm bài khá hữu ích mà được đông đảo các bạn học sinh lựa chọn mà chúng tôi đã tổng hợp tại Mẹo học tập từng môn.
  • Việc trao đổi nhóm hoặc tham khảo ý kiến thầy cô cũng là một cách khá thiết thực và đem lại hiệu quả cao trong học tập.
  • Tuy việc rèn luyện là một việc làm rất cần thiết nhưng các bạn cũng nên dành một chút thời gian để nghỉ giải lao cũng như thư giãn bằng cách: chơi thể thao, nghe nhạc hay gặp gỡ bạn bè...Nhằm mục đích giúp các bạn thư giãn hơn sau các giờ học căng thẳng, chúng tôi đã sáng tạo ra một mục giải trí rất thú vị mà bạn có thể xem thêm tại Đố vui

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết chúng tôi đã tổng hợp được về topic công thức tính lãi suất. Nếu có thắc mắc và hay tài liệu tham khảo thú vị vui lòng để lại dưới mục bình luận cũng như chia sẻ thêm cho các  bạn đọc cùng biết. Chúng tôi tin chắc rằng, những nguồn thông tin hữu ích này sẽ giúp ích bạn trong việc học tập rất nhiều cũng như đem lại điểm số cao. Chúc các bạn may mắn!