Công thức hóa học của các chất thường gặp

Công thức hóa học là kiến thức rất quan trọng bắt buộc bạn phải ghi nhớ trong quá trình học môn Hóa học. Nếu không nhớ được công thức hóa học bạn sẽ không thể giải được bài tập môn hóa. Thế nhưng nếu lỡ quên mất một vài công thức hóa học bạn cũng đừng quá lo lắng. Bài viết sau đây sẽ gửi đến bạn những công thức hóa học cơ bản thường gặp trong chương trình hóa học. Các bạn hãy theo dõi nhé!

Công thức hóa học của các chất thường gặp
Công thức hóa học là kiến thức rất quan trọng bắt buộc bạn phải ghi nhớ

Các công thức hóa học lớp 8 cơ bản cần nhớ gồm có: công thức tính số Mol, công thức tính nồng độ Mol, công thức tính nồng độ %, công thức tính khối lượng, công thức tính thể tích dung dịch…

Hãy xem video dưới đây để ghi nhớ dễ hơn các công thức hóa học lớp 9 nhé!

CÔNG THỨC TÍNH SỐ MOL (MOL)

n = m/M

Trong đó:

m: khối lượng

M: khối lượng phân tử, khối lượng mol

Ví dụ 1

Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch HCl dư. Tính thể tích khí hiđrô thu được ở điều kiện

chuẩn. (Cho Mg=24)

  1. Theo thể tích (đối với chất khí ở điều kiện chuẩn) :

n =V/22,4

Trong đó:

V: thể tích khí

Ví dụ 2

Cho 6,75 gam kim loại nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng . Phản ứng xong thu được

3,36 lít khí (đktc).

  1. Viết phương trình phản ứng.
  2. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

(Cho: Zn = 65; H = 1; S = 32; O = 16)

CÔNG THỨC TÍNH NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

CM =n/V (M)

Công thức hóa học của các chất thường gặp
Lớp 8 và lớp 9 công thức hóa học cơ bản và tương đối dễ

Ví dụ 3

Để trung hòa hết 200 gam dung dịch NaOH 10% cần dùng bao nhiêu gam dung dịch HCl 3,65%.

               (cho Na = 23; Cl = 35,5; O = 16; H = 1)

Ví dụ 4

Cho 200ml dung dịch NaOH 8% có D = 1,15g/ml tác dụng với 380 gam dung dịch MgCl2 5%.

Viết PTHH. Chất nào còn dư? Tính khối lượng chất dư.

Tính khối lượng kết tủa tạo thành. Sau khi loại bỏ kết tủa, tính C% các chất còn lại sau phản ứng.

Lớp 8 và lớp 9 công thức hóa học cơ bản và tương đối dễ. Nếu chú ý nghe giảng và chăm chỉ làm bài tập thì những kiến thức của môn học này trong 2 năm sẽ không thể làm khó bạn đâu.

 Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E). 

     Z = P = E

– Số khối của hạt nhân (A) = tổng số proton (Z) + số nơtron (N). 

     A = Z + N

Các bạn tính toán số proton, notron, electron của nguyên tử và tính phần trăm đồng vị.

Công thức hóa học của các chất thường gặp

Ta có:

Thể tích của nguyên tử là Vmol

Tính thể tích của 1 nguyên tử:

Công thức hóa học của các chất thường gặp

Thể tích thực là: Vt=V.74

Công thức hóa học của các chất thường gặp

Từ công thức trên, ta tìm được bán kính nguyên tử R.

Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa-khử bằng phương pháp thăng bằng electron. Chương này gồm 2 dạng bài chính:

– Dạng 1: Phản ứng oxi hóa – khử trường hợp không có môi trường.

– Dạng 2: Phản ứng oxi hóa – khử trường hợp có môi trường.

 Phương pháp trung bình: Với hợp chất muối MX ta có công thức: 

       mMX = mM + mX

– Phương pháp bảo toàn nguyên tố: Ví dụ 

       nCl = nHCl = 2nH2

– Phương pháp tăng giảm khối lượng: Dựa vào khối lượng kim loại phản ứng.

Công thức hóa học của các chất thường gặp
Nhớ được công thức hóa học giúp bạn giải bài tập nhanh hơn

Bài tập xác định thành phần hỗn hợp

Trường hợp xác định % khối lượng các chất A, B, C trong hỗn hợp.

Cách giải:

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của các chất A, B, C trong hỗn hợp

→  mhh = xA + yB +zC                                        (1)

Tuỳ theo dữ kiện đề bài ta tìm được ax + by + cz      (2)

Từ (1) và (2) lập phương trình toán học, ta tính được đại lượng cần tìm.

Trường hợp xác định % theo thể tích

Cách giải:

Giả sử hỗn hợp gồm 2 khí A, B

X là số mol khí A 

số mol khí B là (1-x) với một hỗn hợp khí.

Biểu thức vận tốc phản ứng:

Xét phản ứng: mA + nB → pC + qD

Biểu thức vận tốc  v= k.(A)m.(B)n

Với k là hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc)

(A), (B) là nồng độ mol chất A, B.

Bài tập vận dụng các công thức hóa học lớp 10

Câu 1: Trong hạt nhân nguyên tử X có 26 proton. Chọn số phát biểu đúng trong các phát biểu sau về X:

  1. X có 26 electron trong hạt nhân.
  2. X có 26 notron ở vỏ nguyên tử.
  3. X có điện tích hạt nhân là 26+.
  4. Khối lượng nguyên tử X là 26u.

Câu 2: Biết rằng nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là bao nhiêu?

  1. 2,47 g/cm3.
  2. 9,89 g/cm3.
  3. 5,92 g/cm3.
  4. 5,20 g/cm3.

Câu 3: Cho biết Oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố R có công thức R2O5. Trong hợp chất của nó với hiđro, R chiếm 82,35% về khối lượng. R là nguyên tố

Câu 4: Hợp chất công thức hóa học là M2X tạo bởi hai nguyên tố M và X. Biết rằng: Tổng số proton trong hợp chất M2X bằng 46. Trong hạt nhân M có n – p = 1, hạt nhân của X có n’ = p’. Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm 8/47 khối lượng phân tử. Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử M, X và liên kết trong hợp chất M2X lần lượt là bao nhiêu? 

  1. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị
  2. 19, 8 và liên kết ion
  3. 15, 16 và liên kết ion
  4. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị

Câu 5: Cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng lượng dư dung dịch HCl đặc, chất nào sẽ tạo ra khí Cl2 nhiều nhất trong các chất dưới đây.

  1. CaOCl2      
  2. KMnO4
  3. K2Cr2O7
  4. MnO2

Câu 6: Cho 3,16 gam chất KMnO4 tác dụng cùng với dung dịch HCl đặc (dư), số mol HCl sau phản ứng bị oxi hóa bao nhiêu? Chọn đáp án chính xác bên dưới:

Câu 7: Khi đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại tên gọi M (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong khí Cl2 dư, người ta thu 28,5 gam muối. Kim loại M là kim loại nào trong các chất bên dưới:

Câu 8: Cho 69,6 gam mangan đioxit tác dụng cùng với dung dịch axit clohidric đặc. Toàn bộ lượng khí clo sinh ra được hấp thu hết vào 500 ml dung dịch NaOH 4M, thu 500 ml dung dịch X. Nồng độ mol NaCl và NaOH dung dịch X là bao nhiêu trong các kết quả dưới đây?

  1. 1,6M và 0,8M
  2. 1,6M và 1,6M
  3. 3,2M và 1,6M
  4. 0,8M và 0,8M
Công thức hóa học của các chất thường gặp
Nhớ được công thức hóa học giúp bạn tìm ra chất hóa học nhanh hơn và giải bài tập tốt hơn

Câu 9: Dẫn 4,48 lít hỗn hợp khí N2 và Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng (xảy ra hoàn toàn), còn lại 1,12 lít khí thoát ra. Tính phần trăm thể tích của Cl2 trong hỗn hợp trên (Chọn đáp án chính xác nhất trong các câu sau)

  1. 88,38%
  2. 75,00%
  3. 25,00%
  4.   11,62%

Câu 10: Cho hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Nồng độ NaOH còn lại sau phản ứng là 0,5M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ mol ban đầu của dung dịch NaOH là

Đáp án:

Trên đây là những công thức hóa học được ứng dụng rất nhiều trong việc giải đề môn hóa học. Hiểu, ghi nhớ và áp dụng được những công thức trên bạn sẽ học môn hóa tốt hơn, thời gian làm bài tập cũng được rút ngắn và điểm số sẽ được cải thiện tốt hơn. Chúc các bạn thành công!