Công nghiệp hóa ở hàn quốc và singapore năm 2024

Là một quá trình mang tính tiệm tiến, nhận thức và tư duy lý luận về chính sách công nghiệp của các quốc gia trong khu vực đã thay đổi nhiều theo thời gian. Cho đến những năm 1980, chính sách công nghiệp vẫn được xem như là hệ thống cơ chế, chính sách bảo đảm tác động trực tiếp và có mục tiêu của chính phủ - phổ biến nhất là thông qua bảo hộ và trợ cấp - nhằm phát triển một số ngành, sản phẩm, hay hoạt động công nghiệp cá biệt. Quan niệm chính sách công nghiệp này còn được gọi là quan niệm truyền thống hay quan niệm hẹp không chỉ được áp dụng ở Nhật Bản trong thời kỳ sau Đại chiến Thế giới thứ II, Hàn Quốc và Đài Loan trong giai đoạn 1960 mà còn phổ biến ở một số quốc gia Đông Nam Á cho đến tận những năm 1980.

Từ những năm 1980 trở đi, quan niệm truyền thống về chính sách công nghiệp phải nhường chỗ cho chính sách công nghiệp kiểu mới. Sự thắng thế của kinh tế học tân cổ điển với quan điểm phổ biến cả trong giới học thuật và các nhà làm chính sách là cần ưu tiên tối đa cho tự do hóa, cùng với đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sôi nổi với sự ra đời của rất nhiều các hiệp ước thương mại song phương, vùng, và đa phương, trong đó không thể không kể đến WTO, đã hạn chế đáng kể phạm vi, mức độ, và công cụ can thiệp trực tiếp của nhà nước vào nền kinh tế.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các quốc gia đang phát triển hoàn toàn loại bỏ vai trò của nhà nước trong phát triển công nghiệp mà sự can thiệp của nhà nước được thực hiện theo cách thức khác trước. Cụ thể là các biện pháp can thiệp trực tiếp theo chiều dọc (hay theo ngành) sẽ bị hạn chế hơn, và dần được thay thế bằng các biện pháp tác động gián tiếp theo chiều ngang.

Chính sách công nghiệp kiểu mới không chỉ tập trung vào các biện pháp can thiệp trực tiếp có tính mục tiêu vào một số ngành công nghiệp cụ thể mà còn bao gồm nhóm chính sách tạo lập môi trường kinh doanh như chính sách cạnh tranh, sở hữu, phân cấp để tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển và nhóm chính sách tăng cường năng lực phổ quát như chính sách giáo dục, đào tạo, đổi mới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ cấu của các doanh nghiệp. Nhóm chính sách thứ nhất - chính sách kiến tạo năng lực cạnh tranh - chủ yếu hướng đến việc hình thành các ngành công nghiệp hay doanh nghiệp mới. Còn nhóm chính sách thứ hai - thay đổi cơ cấu - nhằm giúp các doanh nghiệp hiện hữu chuyển đổi cơ cấu và thích nghi với môi trường kinh tế trong nước cũng như quốc tế. Trong chính sách công nghiệp kiểu mới này, vai trò chủ động của nhà nước thể hiện ở sự định hướng và hỗ trợ các ngành sản xuất theo mục tiêu vĩ mô đề ra.

Công nghiệp hóa là một quá trình mang tính liên tục, chính vì vậy việc đánh giá và điều chỉnh chính sách công nghiệp theo chu kỳ là một yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa. Sự thành công trong quá trình công nghiệp hóa của một số nước Đông Á, mà tiêu biểu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore cho thấy có một số điểm chung nhất định trong quá trình phát triển công nghiệp. Những nước này đều xây dựng chính sách công nghiệp thúc đẩy xuất khẩu và hướng tới nâng cao trình độ của nền sản xuất công nghiệp thông qua đầu tư dài hạn vào vốn vật chất và con người. Tuy nhiên, đi vào từng chính sách công nghiệp cụ thể thì có thể nhận thấy không có một công thức chung cho quá trình công nghiệp hóa, đặc biệt đối với những nước công nghiệp hóa muộn khi bối cảnh kinh tế thế giới đã có những thay đổi căn bản.

Singapore nổi lên như là một quốc gia thay vì bảo hộ sản xuất trong nước (như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc), đã tập trung thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào nền kinh tế để phát triển công nghiệp. Chính phủ Đài Loan và Singapore sử dụng DNNN như một công cụ chủ yếu, đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong khi đó tại Nhật Bản hay Hàn Quốc, các nhóm doanh nghiệp lớn thuộc khu vực tư nhân được khuyến khích đóng vai trò dẫn dắt trong việc tổ chức hoạt động R&D. Ở Hàn Quốc và Đài Loan, chính phủ tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp tư nhân so với ở Nhật Bản hay Singapore. Đài Loan và Nhật Bản chú trọng việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa để thúc đẩy công nghiệp hóa, trong khi đó Hàn Quốc và Singapore có chính sách hỗ trợ nhưng tương đối hạn chế, chủ yếu thông qua một vài quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

DNNN đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa ở Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan với việc Nhà nước can thiệp khá sâu vào quá trình phân bổ nguồn lực để hình thành một số DNNN mạnh ở các ngành công nghiệp mũi nhọn hoặc thâm dụng vốn. Tuy nhiên khi xây dựng chính sách thương mại quốc tế hỗ trợ cho quá trình công nghiệp hóa, Singapore chủ trương hội nhập và tự do hóa trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc có sự can thiệp mạnh mẽ hơn (chi tiết xem bảng 1).

Một trong những bài học lớn rút ra từ quá trình công nghiệp hóa một số nước khu vực Đông Á là cần có một bộ khung chính sách công nghiệp với mục tiêu, tầm nhìn và lộ trình rõ ràng; đi kèm với đó là cam kết và mức độ can thiệp trên thực tế của nhà nước (căn cứ theo mục tiêu đề ra và điều kiện của nền kinh tế) để thúc đẩy việc thực thi những mục tiêu đó. Chính sách công nghiệp về bản chất phản ánh mong muốn chủ quan của người làm chính sách, vì vậy có thể có những chính sách thành công, những chính sách thất bại. Điều quan trọng là luôn có sự đánh giá kịp thời để điều chỉnh những chính sách đang không đi vào thực tế.

Nguyên tắc đầu tiên là cần xây dựng mục tiêu thực tế và khả thi về việc định hình những ngành công nghiệp cốt lõi của quốc gia dựa trên khả năng công nghệ và điều kiện thị trường thế giới. Hàn Quốc đã bắt đầu quá trình công nghiệp hóa từ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp giá rẻ như hàng may mặc và tóc giả; tiếp sau đó là dịch chuyển sang sản xuất, lắp ráp radio bán dẫn và TV đen trắng; chuyển dần sang sản xuất các mặt hàng như ô tô và thép, và sau đó - sau khi đã thành công với những mục tiêu ban đầu này - bắt tay vào việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn và màn hình LCD. Tất nhiên, khi thiết kế chính sách công nghiệp, điều khó khăn là sẽ có rất nhiều luồng quan điểm khác nhau về những gì là “thực tế và khả thi”. Không có nhiều người nghĩ rằng sẽ khả thi khi Hàn Quốc tham gia sản xuất thép và các ngành công nghiệp phục vụ sản xuất ô tô trong năm 1970 hoặc khi Nhật Bản gia nhập vào thị trường sản xuất xe hơi sang trọng giữa những năm 1980. Tuy nhiên, sự thành công của các nước Đông Á cho thấy, luôn cần có sự đón đầu trong quá trình công nghiệp hóa; điều quan trọng là không cố gắng thực hiện một bước nhảy vọt quá lớn.

Nhật Bản

Hàn Quốc

Đài Loan

Singapore

Bảo hộ ngành

công nghiệp

non trẻ

Rất mạnh

Rất mạnh

Rất mạnh

Không có

Thúc đẩy

xuất khẩu

Mạnh

Rất mạnh

Rất mạnh

Mạnh nhưng gián tiếp

Hình thành

doanh nghiệp

nhà nước

Không sử dụng

Sử dụng trong một số ngành công nghiệp mũi nhọn

Chỉ xuất hiện ở các khâu thượng nguồn của chu trình sản xuất

Chỉ xuất hiện ở các ngành công nghiệp cần nhiều vốn

Hình thành

doanh nghiệp

tư nhân lớn

Rất mạnh

(hình thành tập đoàn tư nhân)

Rất mạnh

(hình thành tập đoàn tư nhân)

Không khuyến khích, DN lớn là DNNN

Không khuyến khích, DN lớn là DNNN hoặc tập đoàn đa quốc gia

Doanh nghiệp

vừa và nhỏ

Thúc đẩy bằng việc khuyến khích các hãng lớn sử dụng thầu phụ là DNVVN

Hỗ trợ hạn chế

(chủ yếu thông qua một số quỹ cho DNVVN)

Hỗ trợ thông qua đầu tư lớn của nhà nước vào R&D và hạ tầng

Hỗ trợ hạn chế

(chủ yếu thông qua một số quỹ cho DNVVN)

Tái cấu trúc

khu vực tư nhân

Có tham gia

Tham gia rất sâu

Tham gia sâu

Có tham gia

Tập đoàn đa

quốc gia (FDI)

Không được khuyến khích

Không được khuyến khích, nhất là ngoài lĩnh vực có chiến lược hợp tác

Không được khuyến khích, nhất là ngoài lĩnh vực có chiến lược hợp tác

Rất khuyến khích

R&D

Chủ yếu do khu vực tư nhân

Chủ yếu do khu vực tư nhân

Chủ yếu do khu vực nhà nước

Chủ yếu do khu vực nhà nước

Tập trung hóa

quá trình làm chính sách

Mạnh

Rất mạnh

Rất mạnh

Mạnh

Mối quan hệ nhà nước – tư nhân

Hợp tác hai chiều, có hệ thống

Mệnh lệnh từ trên xuống

Kiểm soát bởi trung ương

Vai trò khu vực tư nhân không quan trọng

Vai trò của các hiệp hội tư nhân

Rất quan trọng

Quan trọng nhưng được

kiểm soát bởi Chính phủ

Quan trọng nhưng được kiểm soát bởi Chính phủ

Vai trò khu vực tư nhân không quan trọng

Nguồn: Chang, Ha-Joon (2006): Industrial policy in East Asia: Lessons for Europe, EIB Papers, ISSN 0257-7755, Vol. 11, Iss. 2, pp. 106-132.

Bảng 2: Cấu trúc kinh tế của Hàn Quốc và Singapore (1998)

Hàn Quốc

Singapore

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

(% GDP)

0,6%

10%

Các khu vực kinh tế chính (% GDP)

Dịch vụ (51%), Công nghiệp (32% trong đó 18% là đóng tàu và tự động hóa)

Tài chính và dịch vụ kinh doanh (28%), sản xuất (26%, trong đó điện tử 18%)

Nhóm các ngành công nghệ cao (% GDP)

40%

57%

Chi phí cho kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông

6,2%

3%

Tỷ lệ công nhân tri thức (% trong lực lượng lao động)

30%

53%

Xuất khẩu sản xuất công nghệ cao

(% GDP)

11%

91%

Thứ hai, kinh nghiệm Đông Á cho thấy, chính sách công nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược xuất khẩu dù quốc gia đang công nghiệp hóa là nền kinh tế lớn hay nhỏ. Kim ngạch xuất khẩu là một nguồn lực rất quan trọng cho phép một quốc gia đang phát triển nâng cấp khả năng sản xuất thông qua tài trợ các hoạt động mua công nghệ, máy móc. Ngoài ra, hoạt động thị trường xuất khẩu có thể cung cấp một tiêu chí hữu hình cho các nhà hoạch định chính sách đánh giá năng lực sản xuất của các doanh nghiệp mà chính phủ đang hỗ trợ.

Thứ ba, các đặc quyền kinh tế từ các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước như thuế quan, trợ cấp, rào cản gia nhập phải được phân bổ hiệu quả; chính phủ phải kịp thời có những biện pháp xử lý đối với những doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ những đặc quyền này nhưng không có sự cải thiện trong năng lực sản xuất và xuất khẩu.

Thứ tư, bộ máy hành chính phục vụ quá trình công nghiệp hóa phải hiệu quả và không bị chi phối bởi nhóm lợi ích. Đây là điều không thể đạt được ngay trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa; đặc biệt là ở Hàn Quốc và Đài Loan với bộ máy hành chính được coi là tham nhũng và kém hiệu quả vì cho đến những năm 1960 Hàn Quốc vẫn phải gửi các quan chức sang Pakistan và Philippines để đào tạo thêm. Tuy nhiên với mục tiêu và lộ trình được xác định rõ ràng cùng với cam kết cao nhất của nhà nước trong việc thực thi, bộ máy hành chính sẽ buộc phải có những chuyển động để hỗ trợ sự năng động của khu vực sản xuất trong nước.

Thứ năm, khu vực nhà nước phải có sự tương tác qua lại, chặt chẽ với khu vực tư nhân để lắng nghe những phản hồi trong quá trình thực thi chính sách công nghiệp; tuy nhiên phải bảo đảm được nguyên tắc độc lập, khách quan để có thể có những can thiệp chính xác vào thị trường.

Với ví dụ là Hàn Quốc, có thể thấy chính sách công nghiệp của Việt Nam được xây dựng và triển khai với nhiều điểm tương tự; tuy nhiên những hạn chế và thách thức trong quá trình thực thi đã và đang bộc lộ nhưng chậm được giải quyết, điều chỉnh. Nhìn vào bảng số liệu dưới đây (bảng 3), chúng ta có thể thấy Việt Nam có vẻ rất giống với Hàn Quốc trong hai thập kỷ 1960-1970 về mặt thiếu hụt tiết kiệm nội địa trong khi các quốc gia khác thì không gặp phải tình trạng như vậy. Tuy nhiên, Việt Nam và Hàn Quốc có bốn khác biệt quan trọng:

- Hàn Quốc công nghiệp hóa rất nhanh, và do vậy thời gian thiếu hụt tiết kiệm nội địa của Hàn Quốc chỉ kéo dài hơn hai thập kỷ (từ cuối thập kỷ 1950 đến thập kỷ 1970). Trong khi đó, mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể xong Việt Nam sau hơn hai thập kỷ đổi mới và công nghiệp hóa mới chỉ bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình thấp. Do vậy, tình trạng thiếu hụt tiết kiệm nội địa ở Việt Nam sẽ còn xảy ra trong một tương lai khá xa, nhất là trong bối cảnh sử dụng vốn đầu tư kém hiệu quả như hiện nay.

Bảng 3: Chênh lệch tiết kiệm – đầu tư (% GDP)

1960‐1969

1970‐1979

1980‐1989

1990‐1999

2000‐2009

Trung Quốc

-

- 0.10

‐0.62

2.45

5.09

Nhật Bản

‐0.27

0.87

1.91

1.55

1.41

Hàn Quốc

‐10.38

‐6.21

0.47

0.91

1.94

Malaysia

4.55

4.16

2.49

4.35

18.61

Thái Lan

‐1.87

‐3.55

‐2.98

‐1.03

5.14

Việt Nam

‐7.50

‐7.38

Nguồn: Cơ sở dữ liệu WDI [1]

- Hàn Quốc công nghiệp hóa nhanh nhưng chưa bao giờ cần một tỷ lệ đầu tư lớn như ở Việt Nam. Tỷ lệ đầu tư trung bình tính theo tỷ lệ GDP của Việt Nam tăng rất nhanh, từ dưới 15% trong thập kỷ 1980 lên 23,5% trong thập kỷ 1990 rồi lên tới 36% trong thập kỷ 2000, nhanh hơn nhiều so với mức tăng tiết kiệm nội địa. Ở Hàn Quốc, trong thời kỳ bắt đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa trong thập kỷ 1960 và 1970, tỷ lệ đầu tư trung bình lần lượt chỉ là 19% và 28%. Điều này chỉ ra rằng, Việt Nam đang sử dụng vốn một cách kém hiệu quả và tình trạng này càng làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có giữa tiết kiệm và đầu tư trong nước, làm nền kinh tế ngày càng trở nên phụ thuộc vào vốn đầu tư nước ngoài.

- Mặc dù cả Hàn Quốc và Việt Nam cùng phải dựa vào vốn nước ngoài để khắc phục thiếu hụt tiết kiệm nội địa, nhưng chiến lược của hai nước hoàn toàn khác nhau. Hàn Quốc chủ yếu dựa vào vay nợ và viện trợ nước ngoài để tránh sự cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa, trong khi Việt Nam chủ yếu dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài, mượn “ngoại lực” để tăng cường “nội lực” công nghiệp. Trên thực tế, vai trò của FDI ở Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực. Có những giai đoạn, cụ thể là thập niên 1990, đầu tư của khu vực FDI chiếm tới gần 30% tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, trong khi tỷ lệ này cao nhất cũng chỉ là 16,4% ở Malaysia, 14,3% ở Thái Lan, và 9,8% ở Trung Quốc.

Nhìn một cách khái quát, sự phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước Đông Nam Á công nghiệp hóa sau cao hơn hẳn so với các nước công nghiệp hóa đi trước ở Đông Á.

Bảng 4: Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tổng đầu tư (%)

1970‐1979

1980‐1989

1990‐1999

2000‐2009

Trung Quốc

‐ 1.7%

9.8%

7.6%

Nhật Bản

0.0%

0.1%

0.2%

0.7%

Hàn Quốc

0.6%

0.8%

2.0%

2.3%

Malaysia

12.8%

11.1%

16.4%

12.6%

Thailand

1.5%

3.2%

9.2%

14.3%

Việt Nam

28.5%

15.0%

Nguồn: Cơ sở dữ liệu WDI [2]

- Trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, cả Hàn Quốc và Việt Nam cùng dựa vào xương sống là các tập đoàn kinh tế quy mô lớn. Trên thực tế, việc hình thành 11 tập đoàn và các tổng công ty nhà nước ở Việt Nam có kế thừa kinh nghiệm các chaebol của Hàn Quốc. Tuy nhiên, điểm tựa của công nghiệp Hàn Quốc là các chaebol tư nhân, còn của Việt Nam là các tổng công ty và tập đoàn nhà nước. Các chaebol Hàn Quốc sống sót qua cuộc khủng hoảng châu Á đã bị chỉ trích một cách chính xác vào năm 1997-1998, khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của họ tăng lên đến 3, 4, hay 5 lần và họ buộc phải cắt giảm tỷ lệ này xuống một nửa. Ở Việt Nam, sự tăng trưởng rất nhanh của nợ: gấp 42 lần vốn chủ sở hữu trong trường hợp Cienco 5 hay 22 lần vốn chủ sở hữu trong trường hợp Vinashin cho thấy thực trạng không thể huy động vốn từ lợi nhuận hay thông qua phát hành trái phiếu.

Để đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế luôn luôn thiếu vốn đầu tư, giống Hàn Quốc thời kỳ đầu công nghiệp hóa, về cơ bản Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng trong suốt hai thập niên vừa qua. Tốc độ tăng cung tiền trung bình trong thập niên 1990 và 2000 lần lượt là 31% và 30% và tốc độ tăng tín dụng trung bình lần lượt là 35% và 34%. Về phương diện chính sách tiền tệ, có vẻ như Việt Nam đang đi lại con đường của Hàn Quốc với độ trễ khoảng 30 năm. Chỉ khác là, từ thập kỷ 1980 trở đi, tốc độ tăng cung tiền và tín dụng của Hàn Quốc giảm xuống dưới 20%, trong khi đó chính sách tiền tệ nới lỏng của Việt Nam một vài năm trở lại đây mới có dấu hiệu thay đổi.

Cung tiền và tín dụng tăng trưởng rất cao trong một thời gian rất dài tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát. Điều này được minh chứng bằng kinh nghiệm của Hàn Quốc trong hai thập kỷ 1960 - 1970 (lạm phát lần lượt là 18% và 21%) và của Việt Nam trong hai thập kỷ 1990 - 2000 (lạm phát lần lượt là 23% và 7,5%), cao hơn hẳn các quốc gia so sánh khác trong cùng thời kỳ.

Nhìn chung, chính sách của nước ta hiện nay về căn bản vẫn đang là chính sách khuyến khích thay thế nhập khẩu, bảo hộ thị trường trong nước. Cả hai chính sách này là hệ quả tất yếu của chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng một nền kinh tế độc lập - tự chủ kiểu cũ trong điều kiện nền công nghiệp còn ở trình độ thấp.

Trong một thời gian dài, Việt Nam đã bảo hộ các ngành thay thế nhập khẩu bằng các biện pháp thuế cũng như phi thuế quan. Có thể phân các biện pháp phi thuế quan thành ba nhóm, bao gồm (i) các biện pháp hành chính để hạn chế số lượng thông qua hạn ngạch, quy định xuất xứ, tỷ lệ nội địa hóa hoặc các quy định liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, chống bán phá giá, (ii) các biện pháp hỗ trợ thông qua chính sách thuế cho doanh nghiệp nội địa như trợ cấp, miễn, giảm và hoàn thuế nhập khẩu, và (iii) điều chỉnh tỷ giá để tác động đến xuất khẩu và nhập khẩu. Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, các biện pháp này vẫn tiếp tục được sử dụng ở các mức độ khác nhau.

Việt Nam bắt đầu giai đoạn công nghiệp hóa mới vào đầu thập kỷ 1990 với mức thuế nhập khẩu trung bình khá thấp, chỉ là 14,5% vào năm 1994 và giảm dần xuống dưới 12% vào năm 2007 khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngược lại, ở Hàn Quốc thuế nhập khẩu trung bình được duy trì ở mức 30% trong suốt 20 năm đầu (từ 1957 đến 1977) của quá trình công nghiệp hóa và chỉ giảm xuống dưới 15% vào cuối thập kỷ 1980. So với một số nước công nghiệp hóa muộn hơn trong khu vực như Thái Lan hay Trung Quốc thì Việt Nam bắt đầu công nghiệp hóa với mức thuế nhập khẩu trung bình thấp hơn nhiều.

Trong vòng ba thập kỷ qua, nhập khẩu của Việt Nam rất cao, một mặt là do nhu cầu đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa (đặc biệt là ở các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước), mặt khác là do công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh thấp, và tỷ giá thực VND/USD thường xuyên bị định giá cao làm cho xuất khẩu (đặc biệt là của khu vực tư nhân) mặc dù tăng rất nhanh nhưng vẫn không đủ đề bù đắp nhập khẩu (đặc biệt là của khu vực nhà nước). Về nhập siêu, Việt Nam rất giống Hàn Quốc trong hai thập kỷ đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, nhưng lại hoàn toàn khác so với các nước có xu hướng đi theo chiến lược thuận theo lợi thế tự nhiên như Trung Quốc, Malaysia, hay Thái Lan. Ngay cả Thái Lan, một nước nhập siêu tương đối dài trong quá trình nâng cấp công nghiệp, cũng chưa bao giờ nhập siêu ở mức quá cao như Việt Nam và Hàn Quốc.

Để nhanh chóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ theo tư duy kiểu cũ, nước ta đã kiên trì theo đuổi mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ Đổi mới. Tuy nhiên, do đầu tư của nền kinh tế, đặc biệt là của khu vực DNNN, kém hiệu quả nên tỷ lệ đầu tư cần thiết để đạt cùng mức tăng trưởng GDP ngày càng cao. Cụ thể là tỷ lệ đầu tư trung bình của Việt Nam trong giai đoạn 2000 -2009 lên tới 35%.

Để hỗ trợ cho khối lượng đầu tư rất lớn này, trong đó khu vực nhà nước được coi là “chủ đạo”, Chính phủ thường xuyên phải thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng nên thâm hụt ngân sách và lạm phát trở thành nỗi lo lắng thường trực. Không những thế, vì hoạt động sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu nên thâm hụt thương mại đã tỷ lệ thuận với tăng trưởng.

Mô hình phát triển công nghiệp hiện nay là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những mất cân đối vĩ mô của Việt Nam gần đây. Tương tự như mô hình tăng trưởng, mô hình phát triển công nghiệp ở Việt Nam dựa chủ yếu vào đầu tư, nhưng đầu tư lại kém hiệu quả. Hệ quả là thiếu hụt tiết kiệm ngày càng lớn, thâm hụt ngân sách ngày càng sâu, và lạm phát đã trở thành cái bóng đi theo tăng trưởng. Nếu những mất cân đối này không được giải quyết, chúng sẽ dẫn tới việc tiền đồng mất giá và giảm dự trữ ngoại hối, đe dọa trực tiếp tới sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế.

2. Tiêu chí để đánh giá nước công nghiệp

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và một số quốc gia như trên, cho thấy hệ tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia do các tổ chức quốc tế sử dụng là không thống nhất do không xác định rõ mục tiêu phân loại (trình độ phát triển, trình độ xã hội hay trình độ văn minh, văn hóa của cả quốc gia). Hiện nay, chưa có công trình khoa học nào đề cập riêng về những chỉ tiêu đo lường đối với một nước công nghiệp một cách toàn diện. Khái niệm và phân loại một nước công nghiệp chưa có một chuẩn mực nào, bởi lẽ khó có thể xác định được đồng bộ sự phân loại trình độ phát triển, khái niệm nước công nghiệp và nước phát triển bằng các yếu tố như trình độ phát triển kinh tế, các chỉ tiêu GDP/người, cơ cấu ngành, cơ cấu lao động, tiềm lực chế tạo… Vì vậy, khái niệm “nước công nghiệp” phải đo chủ yếu bằng các chỉ số kinh tế phản ánh những yếu tố cốt lõi của phương thức phát triển kinh tế, tạo ra chất lượng phát triển. Để phản ánh được khái niệm “nước công nghiệp” phải xây dựng được hệ tiêu chí tổng quát, dễ nhận biết; trên cơ sở đó đi tới những phân loại chi tiết. Các tiêu chí đưa ra phải cho thấy được một bức tranh đầy đủ tạo điều kiện cho việc giám sát mối liên quan giữa tăng trưởng kinh tế với mức bình đẳng xã hội và bảo vệ môi trường; có như vậy thì hệ tiêu chí mới phản ánh được trình độ của nền kinh tế, mức độ công nghiệp hóa để phục vụ công tác điều hành vĩ mô.

Theo như cách tiếp cận của OECD thì một nước công nghiệp hóa phải đảm bảo tăng trưởng nhanh cả về số lao động và tỷ lệ lao động trong công nghiệp; tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng chế tạo; tăng nhanh GDP thực tế bình quân đầu người đến mức có thể thu hẹp được khoảng cách chênh lệch với các nước công nghiệp tiên tiến. Liên hiệp quốc không đưa ra định nghĩa hay tiêu chí để xác định nước phát triển hay đang phát triển mà chỉ đưa ra tiêu chí để xác định nước kém phát triển. Ngân hàng Thế giới sử dụng chỉ tiêu GNI/người để phân loại các nước theo thu nhập, tuy nhiên lại không quy ước các nước thuộc nhóm thu nhập cao là nước phát triển. Theo các chuẩn mực chính thức từ Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới thì không có một sự quy đồng nào các phân loại hay khái niệm nước phát triển, nước công nghiệp, nước có thu nhập cao.

Các tiêu chí để phản ánh các nền kinh tế trên thế giới thường là GDP bình quân đầu người, tiêu chí trong một số lĩnh vực cụ thể như điện, thép, dệt may, giấy, đường sắt, hàng không…, nhưng ở mỗi một quốc gia lại khác nhau. Ví dụ như các nước G7 đặt ra tiêu chí trong lĩnh vực điện là 9.908 kWh (1995) trong khi trung bình của thế giới là 2.353 kWh, còn ở các nước NICs[3] cụ thể là Thái Lan đặt ra 2.361 kWh và Hàn Quốc là 4.466 kWh. Trong lĩnh vực thép, tiêu thụ theo trên đầu người của G7 khoảng 250-500kg/người/năm, còn của NICs - cụ thể là Thái Lan - đạt 252kg/người/năm.

Năm 2004, tuy chưa đưa ra được một bộ tiêu chí áp dụng chung để đánh giá thế nào là một nước công nghiệp, nhưng Ngân hàng Thế giới đã đưa ra hệ thống gồm 21 nhóm chỉ tiêu (mỗi nhóm lại có nhiều chỉ tiêu khác nhau) để đánh giá sự phát triển của các nền kinh tế. Hệ thống này bao gồm 144 chỉ tiêu đánh giá một cách toàn diện mức độ phát triển của mỗi quốc gia trên mọi phương diện của đời sống kinh tế - xã hội. 21 nhóm tiêu chí bao gồm: quy mô của nền kinh tế; chất lượng sống; dân số và lao động; đói nghèo; phân phối thu nhập hay tiêu dùng; giáo dục; y tế; sử dụng đất và năng suất trong nông nghiệp; sử dụng nước, nạn phá rừng; năng lượng và khí thải; tốc độ tăng trưởng kinh tế; cơ cấu kinh tế; cơ cấu nhu cầu; ngân sách tài chính trung ương; cán cân thanh toán và dự trữ quốc tế; tài chính khu vực tư nhân; vai trò của chính phủ trong nền kinh tế; tiêu thụ điện năng và giao thông vận tải; thông tin liên lạc, tin học, khoa học và công nghệ; thương mại toàn cầu; viện trợ.

Để đạt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, phải xây dựng được một hệ thống tiêu chí để xác định được cả vị thế của nền kinh tế Việt Nam (khi đó nước ta vào nhóm nước trung bình của thế giới và tương đương một số nước trong khu vực về một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn). Hệ tiêu chí phải đảm bảo được những yêu cầu như phản ánh sự phát triển toàn diện, hiệu quả và bền vững của đất nước về kinh tế - xã hội, mức độ hội nhập kinh tế; phản ánh được sự phát triển nhanh về công nghiệp, dịch vụ so với các ngành kinh tế khác; phản ánh được mức độ hội nhập của nền kinh tế và cuối cùng là phải phù hợp với khả năng thống kê về kinh tế - xã hội của Việt Nam và theo thông lệ quốc tế để có thể so sánh trình độ phát triển của Việt Nam với các quốc gia khác.

Căn cứ vào bộ chỉ tiêu của Ngân hàng Thế giới cùng với những tiêu chí đánh giá nền kinh tế tri thức, để có thể đánh giá chính xác đến năm 2020 Việt Nam có thể trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường theo các chuẩn mực đồng bộ, hiệu quả, bền vững, chúng tôi kiến nghị xây dựng Bộ chỉ tiêu có 3 nhóm tiêu chí (gồm 26 tiêu chí cơ bản) như sau:

Nhóm 1 - Các tiêu chí về tăng trưởng kinh tế vĩ mô: gồm 11 tiêu chí cơ bản phản ánh sự phát triển của nền kinh tế và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó nhóm tiêu chí tổng hợp phản ánh trình độ công nghiệp hóa của một nước là: (1) Quy mô GDP, (2) Tốc độ tăng GDP/năm, (3) GDP bình quân đầu người và (4) tốc độ tăng GDP bình quân đầu người/năm. Bởi lẽ nước công nghiệp hóa đòi hỏi phải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đặc biệt là tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ phải nhanh hơn lĩnh vực nông nghiệp, làm cho tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế, để có thể đuổi kịp những nước công nghiệp hóa đi trước. Mức tăng trưởng kinh tế còn được thể hiện ở mức thu nhập quốc dân thực tế bình quân đầu người ngày càng tăng. Nhóm tiêu chí phản ánh sự phát triển thực chất của nền kinh tế về các lĩnh vực công, nông nghiệp và dịch vụ là : (5) tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, (6) tỷ trọng công nghiệp trong GDP, (7) tỷ trọng dịch vụ trong GDP. Nền nông nghiệp của nước ta chưa phát triển, nguồn lực đầu tư còn có hạn, khoa học công nghệ chưa được áp dụng để tạo ra đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ nên chưa đảm bảo điều kiện để chuyển sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tiêu chí nói lên thực chất của xuất khẩu hàng hóa do nền kinh tế của một nước tạo ra loại trừ giá trị những sản phẩm nhập khẩu cho sản xuất hàng xuất khẩu và thể hiện khả năng của nền kinh tế về sản xuất những hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao là : (8) tỷ lệ xuất khẩu hàng chế biến trong tổng xuất khẩu hàng hóa và (9) tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng hóa. Tiêu chí cuối cùng phản ánh khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế là : (10) điện sản xuất bình quân đầu người (kWh/người) và (11) tỷ lệ đường bộ rải nhựa.

Nhóm 2 - Các tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt xã hội: gồm 11 tiêu chí phản ánh trình độ phát triển xã hội phù hợp với quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế. Nhóm tiêu chí cơ bản góp phần vào xác định mức tăng GDP bình quân đầu người là : (1) dân số, (2) tốc độ tăng dân số hàng năm và (3) tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo ở phạm vi toàn quốc. Tiêu chí (4) tỷ lệ dân số thành thị phản ánh tốc độ đô thị hóa trong quá trình phát triển công nghiệp. Tiêu chí (5) tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo ở phạm vi toàn quốc, nông thôn, thành thị. Nhóm tiêu chí phản ánh mức độ phát triển nguồn nhân lực của đất nước là : (6) chỉ số HDI, (7) tỷ lệ chi phí cho giáo dục trong GDP, (8) tỷ lệ trẻ em nhập học ở cấp tiểu học, trung học. Nhóm tiêu chí phản ánh chất lượng sống của người dân của một quốc gia thể hiện qua việc chăm sóc và ứng dụng kỹ thuật trong y tế phục vụ con người là : (9) tỷ lệ chi phí cho y tế trong GDP, (10) tỷ lệ dân số được bảo hiểm y tế và (11) tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường.

Nhóm 3 - Các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế: gồm 4 tiêu chí phản ánh chất lượng phát triển và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế là : (1) giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, (2) tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, (3) vốn FDI và (4) mức nợ nước ngoài và tỷ trọng so với GNI.

Mặc dù mục tiêu “đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” được đề ra từ lâu, song đến thời điểm này, chưa hề có bất kỳ một sự giải thích đầy đủ về nội hàm và cách đo lường mục tiêu này. Nhiều quan điểm, định hướng, chủ trương về công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ mới dừng lại ở việc nêu nhận thức, phương hướng chưa làm rõ nội dung, chưa định ra mục tiêu cụ thể, cũng không có giải pháp thực hiện rõ ràng, vì vậy kết quả thực hiện còn chưa tương xứng với kỳ vọng (ví dụ như chủ trương phát triển sản xuất trong nước những sản phẩm công nghiệp thay thế nhập khẩu có hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh, phát triển cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao nhưng hiện nay ngành công nghiệp phụ trợ hầu như chưa phát triển…). Bên cạnh đó, nhiều chiến lược còn thiếu tầm nhìn, không có trọng tâm, và vì vậy, không xác định được thứ tự ưu tiên của những nhiệm vụ cần thiết. Kế hoạch và quy hoạch chủ yếu là những công cụ có tính hành chính, thường chỉ là tập hợp của các mục tiêu định lượng có tính duy ý chí mà trong nhiều trường hợp chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau[4]. Vì vậy, việc đưa ra bộ chỉ tiêu để phần nào đo lường chính xác được sự phát triển của nền kinh tế là hết sức cần thiết. Căn cứ vào bộ tiêu chí đã đề cập ở phần trên, chúng tôi xin đề xuất một số chỉ tiêu nước ta cần đạt được vào năm 2020 để cơ bản trở thành một nước công nghiệp cụ thể như sau:

Bảng 5: Tiêu chí nước công nghiệp hóa[5]

Tiêu chí

Năm 2012

Việt Nam 2020

Hàn Quốc

Thái Lan

Việt Nam

Nhóm 1: Các tiêu chí về tăng trưởng kinh tế vĩ mô

1. GDP (Tỷ USD, giá thực tế, tỷ giá năm 2012)

1.129,5

365,9

155,8

230-243

2. Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2014-2020 (%)

2

6,5

5,2

6-7

3. GDP bình quân đầu người (USD)

22.590

5.480

1.755

2.457 – 2.597

4. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người/năm giai đoạn 2014-2020 (%)

1,6

6,2

4,1

5-6

5. Tỷ trọng giá trị nông nghiệp trong GDP (%)

3

12

20

12

6. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP (%)

39

44

39

44

7. Tỷ trọng dịch vụ và các ngành khác trong GDP

58

44

42

44

8. Tỷ lệ xuất khẩu hàng chế biến trong tổng xuất khẩu hàng hóa

85,1

73,8

70,5%[6]

86

9. Tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng hóa (%)[7]

19,5

15

(2010)

4,7

(2010)

15

10. Điện sản xuất bình quân đầu người (kWh/người)

10.568

2.316

1.073

2.316

11. Tỷ lệ đường bộ rải nhựa[8]

N/A[9]

99

66

90

Nhóm 2: Các tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt xã hội

1. Dân số (triệu người)

50

66,79

88,78

95

2. Tỷ lệ dân số thành thị (%)

83,5

34

32

34

3. Tốc độ tăng dân số hàng năm (%)

0,5

0,3

1,1

1

4. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia lực

lượng lao động (từ 15 tuổi trở lên):

- Nam (%)

- Nữ (%)

61

72

50

72

81

64

77

82

73

76

82

70

5. Tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo ở phạm vi toàn quốc, nông thôn, thành thị (%)

N/A[10]

0,4[11]

16,9[12]

<5[13]

6. Chỉ số HDI[14]

0,909

0,69

0,617

0,69

7. Tỷ trọng ngân sách giáo dục trong GDP (%)

5% (năm 2009)

5.8[15]

6.8[16]

7

8. Tỷ lệ trẻ em nhập học ở

- Cấp tiểu học (%)

- Cấp trung học (%)

99

97

96[17]

79

98

-

99

80

9. Tỷ lệ chi phí cho y tế trong GDP (2011)

7,2

4,1

6,8

7

10. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường (2011)

100

93

75

93

11. Tỷ lệ dân số được bảo hiểm y tế (%)

100[18]

99

70

100

Nhóm 3: Các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

1. Giá trị xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ

(tỷ USD)

638

274,4

124,6

159.5

2. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (%)

4,2[19]

3,1

15,7

16

3. Vốn FDI (triệu USD)

4,999

10,689[20]

8,368

11,000

4. Mức nợ nước ngoài và tỷ trọng so với GNI (triệu USD và %)

413,4

26,6

134.222

38,2

59.133

44,1

180.000-210.000

38 - 44

Trong bảng tiêu chí này, chúng tôi chọn hai quốc gia so sánh là Hàn Quốc - một quốc gia đã công nghiệp hóa thành công - và Thái Lan một nước đang phát triển có nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam, để có cái nhìn thực chất hơn về khả năng thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Từ đó, cần làm rõ nội dung, nêu ra các mục tiêu cụ thể về thực hiện các định hướng lớn trong từng mốc giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt cần nêu rõ mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp và các ngành kinh tế nòng cốt, các sản phẩm chủ lực./.


[1] Công nghiệp hóa theo định hướng xuất khẩu nhiều hơn của Việt Nam bắt đầu gần hai thập niên trước đây và Việt Nam bắt đầu từ mức thu nhập trên đầu người tương tự như của Hàn Quốc và Đài Loan vào đầu thập niên 1960. Năm 1989, GDP ngang bằng sức mua theo đầu người của Việt Nam theo giá năm 2000 là 1380 USD trong khi của Hàn Quốc vào năm 1962 là 1570 USD và của Đài Loan vào năm 1960 là 1490 USD (cũng tính theo GDP ngang bằng sức mua và giá năm 2000)- Heston, Summers và Aten, Các bảng Penn World, phiên bản 6.2 (2006). Chính vì vậy, trong báo cáo này, sẽ lấy Hàn Quốc giai đoạn 1960-1979 và Việt Nam giai đoạn 1990-2009 làm mốc thời gian để so sánh. Giai đoạn 1989 trở về trước Việt Nam không có đủ số liệu.

[2] Giai đoạn 1970-1989 Việt Nam không có số liệu

[3] Các nước công nghiệp mới có đặc trưng cơ bản về kinh tế là chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chế tạo; và nền kinh tế ngày càng mở cửa, cho phép thương mại tự do với các nước láng giềng, bằng cách tham gia vào các khối thương mại song phương hoặc đa phương.

[4]“Hoạch định chính sách kinh tế ở Việt Nam” trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Việt Nam do Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thực hiện năm 2010, tr. 69-70

[6] Số liệu năm 2013 của Bộ Công thương

[7] Số liệu của WB và tính toán của UBKT

[8] Theo báo cáo của AJTP 2012 (http://www.ajtpweb.org/statistics/Vietnam/Vietnam2013/road-transport-of-vietnam)

[9] Tỷ lệ đường rải nhựa năm 2009 của Hàn Quốc là 79,3%

[10]Hàn Quốc không có số thống kê về tỷ lệ nghèo tuyệt đối theo chuẩn 1,25$/người/ngày mà chỉ có số thống kê nghèo tương đối, tức là tỷ lệ người sống dưới mức thu nhập trung bình của người dân.