Công nghệ điện toán đám mây ở việt nam năm 2024

Ngày 16/7/2018, Viettel IDC tổ chức hội thảo chuyên đề dành cho giới truyền thông tại Hà Nội với chủ đề “Điện toán đám mây, nền tảng cho cách mạng công nghiệp 4.0”.

Tại buổi hội thảo, đại diện Viettel IDC đã trình bày về những điểm tổng quan của xu thế điện toán đám mây trên thế giới, ở Việt Nam, và những rào cản khiến nhiều doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước chưa thể đưa hệ thống công nghệ thông tin của mình lên “đám mây” – một yếu tố quan trọng cho việc tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Theo số liệu thống kê, Việt Nam là nước có nhịp độ tăng chi tiêu cho điện toán đám mây trong giai đoạn 2010-2016 cao nhất (64,4%/năm), cao hơn hẳn mức bình quân của cả khối ASEAN (49,5%).

Đến năm 2018, Việt Nam đạt 41/100 điểm và trở thành nước đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng về độ phủ dịch vụ Cloud. Điều này cho thấy mô hình Cloud đang trở nên phổ biến và bắt đầu chiếm ưu thế hơn so với mô hình CNTT truyền thống. Trong tương lai, việc ứng dụng mô hình này tại Việt Nam được dự đoán sẽ còn tăng mạnh và đa dạng hơn.

Tuy nhiên, về con số tuyệt đối, mức chi tiêu cho điện toán đám mây của Việt Nam con rất thấp (1,7 USD/năm 2016), thấp hơn 107 lần so với Singapore; 6,5 lần so với Malaysia; 2,4 lần so với Thái Lan; và 1,3 lần so với Philippines.

Con số chi tiêu dành cho điện toán đám mây tại Việt Nam cho thấy nhu cầu còn rất lớn cho lĩnh vực này trong tương lai bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại. Theo khảo sát và đánh giá của Viettel IDC, khi sử dụng dịch vụ Private Cloud, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tới 40% chi phí đầu tư ban đầu, giảm từ 4 - 6 tuần triển khai và loại bỏ hoàn toàn chi phí nhân sự vận hành bảo trì hệ thống so với việc tự đầu tư tại doanh nghiệp.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tiến Dũng- Giám đốc Viettel IDC cho biết, khi nói về cách mạng 4.0 người ta thường nói về 4 công nghệ: Cloud (điện toán đám mây), IoT (Internet vạn vật), Big Data (dữ liệu lớn) và AI (trí tuệ nhân tạo). Trong số này, Cloud là nền tảng ở dưới cùng, bất kỳ một ứng dụng nào về AI, IoT hay Big Data đều cần có hạ tầng ở bên dưới là Cloud thì mới chạy được.

“Cloud giống như móng nhà cho cách mạng 4.0. Vì thế, Viettel quyết định đầu tư mạnh cho điện toán đám mây không chỉ để phục vụ cho nhu cầu đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0 của mình, mà mong muốn tạo ra một hạ tầng 4.0 cho xã hội nói chung như Viettel đã làm trong lĩnh vực viễn thông. Một nền tảng điện toán đám mây mạnh sẽ là hạ tầng cơ bản cho sự phát triển của cách mạng 4.0 ở Việt Nam trong vài năm tới”.

Theo dự báo của Viettel IDC, trong 2-3 năm tới, điện toán đám mây sẽ thực sự bùng nổ và trở thành một nhân tố quan trọng cho việc phát triển cách mạng 4.0 ở Việt Nam.

Tại Việt Nam, Viettel IDC là đơn vị trong nước đầu tiên cung cấp dịch vụ đám mây (Cloud) và đứng số 1 về thị phần hiện nay 23%, với hơn 3.000 khách hàng đang sử dụng dịch vụ, cùng tốc độ tăng trưởng hàng năm 100%.

Năm 2017, Viettel IDC là đơn vị trong nước đầu tiên và duy nhất hiện nay được cấp chứng chỉ Nhà cung cấp dịch vụ cấp độ doanh nghiệp (Enterprise Service Provider) đầu tiên và duy nhất của VMWare tại Việt Nam.

Hiện tại, Viettel IDC cũng là nhà cung cấp duy nhất tại Việt Nam cung cấp hệ sinh thái dịch vụ đầy đủ cho khách hàng: Từ tính toán (compute), mạng (networking), lưu trữ (storage), an ninh bảo mật (security), dịch vụ quản trị (manage services), khôi phục dữ liệu (Dr as a service) và các dịch vụ khác.

Hầu hết các doanh nghiệp, các tổ chức lớn của Việt Nam, rất nhiều các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung số hàng đầu thế giới đã đặt cơ sở dữ liệu đám mây tại Viettel IDC.

Ở bài chia sẻ trước BKAII đã giới thiệu đến các bạn khái niệm cơ bản cũng như ưu nhược điểm của công nghệ điện toán đám mây. Để làm rõ hơn về hệ thống này hôm nay BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về ứng dụng, cách thức hoạt động và tiềm năng tại Việt Nam của điện toán đám mây nhé!

Công nghệ điện toán đám mây ở việt nam năm 2024

Nhắc lại về điện toán đám mây, Cloud Computing hay Điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ đám mây thực chất là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong đó.

Những năm gần đây, điện toán đám mây đem lại một cuộc cách mạng về công nghiệp máy tính. Theo đó, cách thức sử dụng nguồn tài nguyên, cơ cấu vận hành và đặc biệt là việc lưu trữ, phân phối thông tin thay đổi hoàn toàn.

Nói một cách dễ hiểu hơn về điện toán đám mây. Các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ và các dịch vụ sẽ nằm tại các máy chủ ảo hay được gọi là đám mây trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng. Mọi người kết nối và sử dụng mỗi khi cần ở bất kì đâu vào bất kì thời gian nào. Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung vào kinh doanh lĩnh vực riêng của mình bởi đã có nhà cung cấp lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin thay họ.

Ứng dụng điện toán đám mây

BKAII sẽ cùng các bạn tìm hiểu về hai ứng dụng gần gũi và phổ biến nhất của điện toán đám mây đó là Google driver và Icloud của Apple.

Google driver: Đây chính là không gian lưu trữ của các tài khoản người dùng mà Google cung cấp.

Icloud: Với người dùng sử dụng Iphone hay Ipad của hãng Apple sẽ được cung cấp tài khoản gọi là Icloud. Tại tài khoản này ta có thể lưu trữ mọi dữ liệu cần thiết để sử dụng cho thiết bị.

Cách thức hoạt động

Thay vì cài đặt một bộ phần mềm cho mỗi máy tính, bạn chỉ cần cài đặt một ứng dụng, chương trình cho máy tính đó. Ứng dụng, chương trình này sẽ cho phép mọi người đăng nhập vào hệ thống trên nền tảng web, trong đó có chứa tất cả các chương trình mà chúng ta cần cho công việc của mình. Máy chủ vận hành hệ thống từ xa thuộc sở hữu của một công ty khác, có thể giúp người sử dụng chạy tất cả mọi thứ từ e-mail để xử lý văn bản cho đến các chương trình phân tích dữ liệu phức tạp.

Hầu hết chúng ta đều đã đang sử dụng điện toán đám mây nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Các dịch vụ e-mail trên nền web như Hotmail, Yahoo! Mail hoặc Gmail chính là những ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ điện toán đám mây

Tiềm năng, thách thức khi phát triển công nghệ điện toán đám mây tại nước ta.

Khái niệm điện toán đám mây vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam. IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám mây tại Việt Nam vào tháng 9/2008. Sau đó là sự có mặt của Microsoft tiếp bước công nghệ này tại nước ta. Hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện toán đám mây vào ứng dụng và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên có nhiều công ty đang hoang phí tài nguyên khi không khai thác hết công suất của hệ thống máy chủ, đầu tư quá nhiều về mặt con người. Hơn thế nữa việc triển khai ở nước ta còn vấp phải những rào cản về kĩ thuật, an toàn thông tin, nguồn vốn đầu tư để hiện đại quy trình kinh doanh còn hạn chế. Hơn thế khả năng mở rộng nguồn lực công nghệ thông tin để ứng dụng điện toán đám mây vào sản xuất kinh doanh cũng còn là vấn đề cần cân nhắc.

Hơn hết, vấn đề chính sách, đường truyền băng thông và nhận thức của doanh nghiệp là những thách thức lớn nhất với công nghệ mới này.

Áp dụng công nghệ điện toán đám mây là hướng đi nhiều tiềm năng cho Việt Nam, tuy nhiên chúng ta cũng cần khắc phục những hạn chế để có thể triển khai một cách hiệu quả.