Cống cái lớn ở đâu

Ngày 12/11, ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết các nhà thầu đang hoàn tất những hạng mục phụ trợ cuối cùng như: trồng cây xanh, ánh sáng, vệ sinh... Toàn bộ công trình sẽ hoàn thành trong hai tuần tới, đúng với cam kết.

Cống cái lớn ở đâu

Cống Cái Lớn sắp hoàn thành. Ảnh: Cửu Long

"Do ảnh hưởng Covid-19, phải thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt nên việc cung ứng vật tư, thiết bị chuyên dụng từ Đông Nam Bộ về làm công trình bị gián đoạn. Nếu không dự án đã hoàn thành 2 tháng trước", ông Linh nói.

Cống Cái Bé rộng 85 m, gồm hai khoang đã vận hành thử nghiệm hồi tháng 2, sau 14 tháng thi công. Công trình đã điều tiết hạn mặn, kiểm soát trên 20.000 ha đất nông nghiệp, giúp Kiên Giang tiết kiệm được chi phí đắp hơn 130 đập tạm.

Còn cống Cái Lớn rộng 455 m, gồm 11 cửa van (cao 6-9 m, rộng 40 m). Trong đó, 8 cửa van 203 tấn, hai cửa van 188 tấn, một cửa van 155 tấn. Cửa van thép cuối cùng nặng 203 tấn tại khoang số 5, nằm giữa sông Cái Lớn được lắp đặt hồi tháng 6. Từ đó, cống này bắt đầu vận hành thử nghiệm.

Cống cái lớn ở đâu

Trên cống có cầu cho xe qua lại. Ảnh: Cửu Long

Công trình thủy lợi sông Cái Lớn và sông Cái Bé khởi công tháng 11/2019, tại huyện Châu Thành và An Biên. Theo thiết kế, cống Cái Lớn có âu thuyền rộng 15 m; cống Cái Bé âu thuyền rộng 15 m. Cửa van, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng xi lanh thủy lực. Trên cống có cầu, đê nối hai cống với quốc lộ 61 dài hơn 5,7 km, mặt đê 9 m, phần xe chạy 7 m.

Toàn dự án khi hoàn thành kiểm soát, điều tiết nguồn nước (mặn, lợ, ngọt) cho 384.000 ha đất tự nhiên ở Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Công trình góp phần phòng chống thiên tai, cháy rừng, tăng khả năng thoát lũ, tiêu úng, cải tạo đất phèn; kết hợp phát triển giao thông bộ...

Theo lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 10, thông thường các công trình có quy mô như dự án này mất 40-48 tháng thi công. Tuy nhiên, do tính chất cấp bách ứng phó hạn mặn nên tiến độ công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được rút ngắn còn 20-24 tháng.

Cống cái lớn ở đâu

Đưa cửa van thép cuối cùng nặng 203 tấn vào lắp đặt tại khoang số 5 hồi giữa tháng 6. Ảnh: Cửu Long

Mùa hạn mặn năm ngoái kéo dài hơn nửa năm khiến 6 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Cà Mau và Sóc Trăng công bố tình huống khẩn cấp. Hạn mặn khiến các tỉnh thiệt hại 43.000 ha lúa, 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Chính phủ đã chi 530 tỷ đồng cho các tỉnh ứng phó tình trạng thiên tai.

Năm 2016, đợt hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử tại Đồng bằng sông Cửu Long khiến 600.000 người dân thiếu nước sinh hoạt và 160.000 ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng...

Cống cái lớn ở đâu

Vị trí hai cống Cái Lớn và Cái Bé. Ảnh: Google maps

    Đang tải...

  • {{title}}

Cửu Long

Hệ thống cống thuỷ lợi Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: Nguyễn Phương

Công trình xây tại huyện Châu Thành và An Biên, khởi công cuối năm 2019, hoàn thành tháng 11/2021. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết hệ thống thuỷ lợi Cái Lớn – Cái Bé đóng góp quan trọng vào thúc đẩy quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại vùng bán đảo Cà Mau và Đồng bằng sông Cửu Long.

"Dù gặp nhiều khó khăn do Covid-19, dự án vẫn hoàn thành vượt tiến độ và tiết kiệm chi phí đầu tư để hệ thống thuỷ lợi phát huy tối đa hiệu quả, phục vụ đa mục tiêu", ông Hoan nói. Thời gian tới, Bộ tiếp tục nghiên cứu đầu tư giai đoạn 2, mở rộng vùng hưởng lợi, hoàn thiện hệ thống; xây dựng mô hình quản lý các công trình thuỷ lợi liên tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao cố gắng của các địa phương, người dân, nhà khoa học, kỹ sư, công nhân để hoàn thành hệ thống thuỷ lợi quy mô lớn này. Công trình thể hiện quyết tâm lớn chính quyền trong chuyển đổi tư duy sản xuất, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu. Vì thế các bên liên quan phải đưa công trình vào khai thác công trình cho hiệu quả tối đa.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát hệ thống thuỷ lợi Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: Nhật Bắc

"Cống thuỷ lợi Cái Lớn- Cái Bé, cùng với các công trình khác sẽ góp phần phát triển đồng bằng sông Cửu Long nhanh và bền vững", Thủ tướng nói và đề nghị chính quyền các cấp tập trung nghiên cứu phát huy tối đa thế mạnh mỗi vùng, mỗi địa phương, nhưng phải kết nối lại với nhau, có sản xuất lớn, chủ động giải quyết vấn đề vùng vướng mắc.

Cống Cái Lớn rộng 455 m, có âu thuyền rộng 15 m, gồm 11 cửa van (cao 6-9 m, rộng 40 m); cống Cái Bé, rộng 85 m, âu thuyền rộng 15 m. Cửa van, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng xi lanh thủy lực. Trên cống có cầu, đê nối hai cống với quốc lộ 61 dài hơn 5,7 km, mặt đê 9 m, phần xe chạy 7 m.

Dự án vận hành sẽ kiểm soát, điều tiết nguồn nước (mặn, lợ, ngọt) cho 384.000 ha đất tự nhiên ở Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Công trình góp phần phòng chống thiên tai, cháy rừng, tăng khả năng thoát lũ, tiêu úng, cải tạo đất phèn; kết hợp phát triển giao thông bộ...

Theo lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thông thường các công trình có quy mô như dự án này mất 40-48 tháng thi công. Tuy nhiên, do tính chất cấp bách ứng phó hạn mặn nên tiến độ công trình thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé được rút ngắn còn 20-24 tháng...

Cửu Long

Do tình hình hạn mặn đang diễn biến ngày càng gay gắt và phức tạp nên Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã đồng ý cho vận hành cống Cái Bé từ đầu tháng 2 vừa qua (nhanh hơn một mùa khô theo tiến độ hợp đồng) để kịp phòng chống hạn mặn, kiểm soát trên 20.000ha đất nông nghiệp ở các huyện ven sông Cái Lớn, Cái Bé của tỉnh Kiên Giang. Qua đó, giúp địa phương tiết kiệm được chi phí đắp hơn 130 đập tạm và góp phần giảm thiểu tác động môi trường do việc đắp đập tạm gây ra.

Cống cái lớn ở đâu
Cống cái lớn ở đâu

Cửa van đầu tiên của công trình cống Cái Lớn được lắp đặt hoàn thành

Ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục thuỷ lợi tỉnh Kiên Giang cho biết, trong đợt mặn xâm nhập cao nhất khi chưa đóng cống Cái Bé, độ mặn đo được là 4g/l, xâm nhập qua thị trấn Gò Quao hơn 40km. Mặn cũng đã xâm nhập vượt qua kênh Chưng Bầu (là điểm khống chế để đo mặn) đến kênh Giồng Riềng Bến Nhứt. Vì vậy, việc vận hành sớm cống Cái Bé hơn 1 tháng qua đã đem lại nhiều thuận lợi và lợi ích lớn cho tỉnh Kiên Giang.

“Trước hết là tỉnh không phải đắp hơn 100 đập thời vụ tạm thời ở phía thượng lưu của cống Cái Bé, chủ yếu là ở huyện Giồng Riềng. Theo kế hoạch, riêng kinh phí tiết kiệm từ việc không đắp số đập trên đã hơn 12 tỷ đồng. Quan trọng hơn, do không đắp đập, chúng ta không bị cản trở dòng chảy ô nhiễm cũng như cản trở lưu thông thủy. Ở mặt rộng hơn, việc vận hành sớm tạm thời cống Cái Bé góp phần đảm bảo kiểm soát mặn, phục vụ bảo vệ cho hơn 20.000 ha lúa, cây ăn trái của vùng phía bắc sông Cái Bé, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Tân Hiệp, góp phần cho nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô ở khu vực này”, ông Nguyễn Huỳnh Trung nói.

Cửa van đầu tiên của công trình cống Cái Lớn được lắp đặt hoàn thành

Mới đây, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 (Ban 10), Công ty Cổ phần Lilama 10 và các đơn vị liên quan đã tiến hành lắp đặt hoàn thành cửa van đầu tiên của công trình cống Cái Lớn.  Cửa van có khẩu độ 40m x 9m, nặng 203 tấn, là loại cửa van có kích thước lớn ở Việt Nam.

Cống Cái Lớn có 11 cửa van, trong đó có 8 cửa van có khẩu độ 40m x 9m, nặng 203 tấn; 2 cửa van khẩu độ 40m x7,5m, nặng 188 tấn và 1 cửa van khẩu độ 40m x 6,0m, nặng 155 tấn. Ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 cho biết, cống Cái Lớn có đặc tính kỹ thuật phức tạp, thi công khó, tuy nhiên, đến nay đã hoàn thành trên 75% khối lượng, đang tiến hành lắp đặt các cửa van cống đợt 1 và thi công các phần việc còn lại, phấn đấu sớm đưa công trình vận hành toàn bộ cửa van vào tháng 6 năm nay. 

“Chúng tôi đặt mục tiêu và khẳng định sẽ thực hiện được là công trình hệ thống thuỷ lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021. Chúng tôi cũng đặt mục tiêu hoàn thành từng bước một, ví dụ như cống Cái Bé đặt mục tiêu là 30/5 sẽ hoàn thành toàn bộ công trình; Cống Cái Lớn sẽ hoàn thành vào tháng 10/2021. Với cống Cái Bé phần chính công trình đã xong, đủ điều kiện vận hành để kiểm soát phục vụ sản xuất. còn các công trình phụ trợ như mặt bằng, cảnh quan, chúng tôi đang cố gắng thực hiện trong vòng 3-4 tháng. Cống Cái Lớn đã thực hiện hơn 70%, dự kiến sẽ hoàn thành lắp đặt toàn bộ cửa van vào ngày 30/6 và hoàn thành toàn bộ công trình vào tháng 10”, ông Lê Hồng Linh cho biết.

Toàn cảnh cống Cái Lớn

 Dự án hệ thống thuỷ lợi Cái Lớn - Cái Bé được kỳ vọng sẽ kiểm soát nguồn nước, tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững cho hơn 384.000ha đất nông nghiệp; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, giảm thiệt hại do hạn, mặn vào mùa khô cho các tỉnh phía tây sông Hậu./.