Con trút là tên gọi khác của loài vật nào

Tê tê còn có tên gọi dân gian khác là con Trút (theo cách gọi dân dã của người dân miền Trung và miền Nam). Việt Nam có hai loài Tê tê (Tê tê vàng và Tê tê Java). Tê tê là một loài động vật sống hoang dã có đặc điểm dễ nhận biết là toàn thân và đuôi (trừ bụng) phủ một lớp sừng xếp thành nhiều hàng như ngói lợp, có thể cuộn tròn lại khi gặp nguy hiểm. Chúng thường sống trong hang dưới các gốc cây to, cây mục nát, hoặc vách đất đá trong lùm cây rậm rạp. Hoạt động kiếm ăn ban đêm trên mặt đất, ban ngày trú ẩn trong hang và phân bố tại các tỉnh phía Bắc, một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Tuy nhiên loài Tê tê ở Việt Nam đang ngày một cạn kiệt bởi nạn buôn bán và tiêu thụ trái phép bởi niềm tin Tê tê có thể chữa trị một số bệnh. Tê tê vốn được dân gian dùng để ngâm rượu, ăn thịt và vảy của chúng được dùng trong y học cổ truyền. Những tin đồn về tác dụng khác như “tăng cường sinh lực nam giới” đều không được khoa học chứng minh.

Con trút là tên gọi khác của loài vật nào

Theo thống kê, các loài Tê tê ở Đông Nam Á vẫn đang bị nhập khẩu số lượng lớn tới thị trường ngầm là Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Chính mối đe dọa này cùng với nạn phá rừng, phá hoại môi trường sống của chúng, đã làm giảm số Tê tê, nhất là loại Tê tê vàng, đẩy chúng đến nguy cơ tuyệt chủng.

Trước nạn sử dụng và buôn bán trái phép Tê tê, chúng đã được Nhà nước xếp vào loài quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam. Chúng nằm trong nhóm động vật có mức độ đe dọa Nguy cấp (EN) và thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ. Theo đó, các vi phạm liên quan đến loài tê tê có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cao nhất là 7 năm tù.

Trên thế giới, Tê tê cũng nằm trong Phụ lục II của CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) và được xếp hạng Nguy cấp (EN) trong Sách đỏ quốc tế (IUCN)… Từ năm 2000 là "không hạn định số lượng" (cấm tuyệt đối), có nghĩa là cấm tất cả các cuộc mua bán quốc tế về Tê Tê hoặc các bộ phận cơ thể của chúng. Tháng 11 năm 2010, Tê Tê đã được thêm vào danh sách các động vật có vú khác biệt về mặt di truyền và có nguy cơ tuyệt chủng của Hội Động vật học của London (Zoological Society of London's).

Cần nâng cao ý thức bảo tồn Tê tê

Có một thực tế đau lòng, Tê tê vẫn là một trong những loài bị mang ra buôn bán và tiêu thụ nhiều nhất ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Nhiều chuyên gia lo ngại rằng chúng sẽ tuyệt chủng trong tương lai gần do tình trạng buôn bán vẫn không ngừng tiếp diễn. Trong những năm gần đây ở Việt Nam vẫn không ngừng tiếp diễn các vụ buôn bán bất hợp pháp tê tê, vảy và thịt Tê tê. Vào cuối tháng 4 năm 2013, Hải quan Pháp đã chặn 50 ký lô vẩy tê tê đang trên đường chuyển về Việt Nam.

Và trên thực tế vẫn tồn tại một thị trường chợ đen buôn bán các sản phẩm từ Tê tê và liên tục buôn lậu với số lượng lớn. Gần đây nhất, cuối năm 2013, Trạm Kiểm soát liên hợp Km15 - Bến tàu Dân Tiến phối hợp với Phòng 3, Cục Cảnh sát kinh tế đã tiến hành kiểm tra bắt giữ xe tải chở 124 cá thể Tê tê sống đựng trong các túi lưới với tổng trọng lượng 487 kg theo hướng Hạ Long đi Móng Cái.

Con trút là tên gọi khác của loài vật nào

Như vậy, tình hình buôn bán trái phép các cá thể Tê tê còn sống vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Để đẩy lùi nguy cơ tuyệt chủng của loài Tê tê, cần có sự chung tay của các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức xã hội để tuyên truyền chống lại hành vi buôn bán, và tiêu thụ loài vật này. Đặc biệt, mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra công văn số 192/BTNMT-TCMT về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền không buôn bán, tiêu thụ, sử dụng các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trong đó khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cam kết không buôn bán, tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nói chung và Tê tê nói riêng.

Tê tê còn gọi là con trút (tên gọi dân dã ở miền Trung và miền Nam), người Ba Na ở Tây Nguyên gọi là prên pui. Vảy của nó là một vị thuốc rất quý, thường được dùng chữa sốt rét lâu năm, tắc tia sữa, rắn cắn...

Tê tê là một loài động vật sống hoang dã có đặc điểm dễ nhận là toàn thân và đuôi (trừ bụng) phủ một lớp sừng xếp thành nhiều hàng như ngói lợp, có thể cuộn tròn lại khi gặp nguy hiểm. Ở hầu hết các tỉnh vùng núi và trung du miền Bắc, các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long đều có tê tê.

Hằng năm, vào khoảng tháng 5-11, người ta lùng bắt tê tê để lấy thịt ăn và vảy làm thuốc. Khi bắt được tê tê (dù còn sống hay đã chết), phải cho ngay vào nồi nước, luộc chín hoặc ngâm con vật trong nước vôi trong, da thịt sẽ mềm ra, rồi mới rút lấy vảy. Có khi người ta đập chết tê tê, lột lấy cả tấm da còn nguyên vảy, phơi khô; khi dùng mới rút từng chiếc vảy và chế biến. Người ta cho rằng vảy ở đuôi tê tê có tác dụng mạnh hơn, do đó, khi thu hoạch và chế biến, cần để riêng. Loại vảy rời từng chiếc một đã khô thuộc loại 1, vảy còn dính trên tấm da là loại 2.

Thịt tê tê ít được dùng làm thuốc, thường chế biến thành những món ăn ngon và lạ miệng như thịt nhím, cheo, lợn rừng, cầy giông trong các nhà hàng đặc sản. Trái lại, ở Trung Quốc, thịt tê tê ninh nhừ, thêm muối, ăn để chữa viêm da dị ứng, phối hợp với xuyên khung và đương quy giúp tăng tiết sữa. Một số thầy thuốc y học cổ truyền cho rằng, thịt và mật tê tê có thể chữa được bệnh lao và một số bệnh khác về phổi.

Vảy, bộ phận dùng quý nhất của tê tê, là những mảnh dẹp phẳng, to nhỏ không đều, hình tam giác hoặc hình thuẫn (giống chiếc vỏ trai), góc tròn, dày lên ở giữa, quanh mép mỏng. Mặt trên màu nâu xám hoặc đen hơi xanh, nhẵn bóng, có những đường vân dọc rất sít nhau và những đường vân ngang thưa hơn theo rìa mép. Mặt dưới màu nhạt hơn, không bóng, có một đường ngang hình cung hằn lên ở chính giữa. Chất cứng như sừng, hơi trong, khó bẻ gãy.

Dược liệu trên ít được dùng sống mà thường ngâm với nước vôi loãng (10 vôi tôi với 3 lít nước) rồi phơi khô, sau đó, sao với cát cho phồng lên và vàng đều. Hoặc sao cát xong, khi vảy còn nóng, đổ ngay vào giấm với tỷ lệ 500 ml giấm cho 1 kg vảy, khuấy đều, vớt ra, rửa lại bằng nước sạch, rồi phơi khô. Có khi còn đem vảy tẩm mỡ hoặc dầu ăn mà rán hoặc đốt vảy thành than tồn tính mà dùng.

Trong y học cổ truyền, vảy tê tê có tên thuốc là xuyên sơn giáp, vị mặn, mùi hơi tanh, tính hơi lạnh, không độc, vào 2 kinh can và vị, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm đau, sát khuẩn, giảm sốt, lợi sữa, được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa sốt rét lâu năm: Vảy tê tê và hạt gấc (mộc miết tử) lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống 12 g với rượu vào lúc đói.

Chữa tắc tia sữa: Vảy tê tê 15 g, lõi thông thảo 10 g, cắt nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. Hoặc vảy tê tê 20 g, thiên hoa phấn 20 g băm nhỏ, hầm nhừ với chân giò lợn, ăn cả cái lẫn nước. Trước đây, có biệt dược Mamato làm tăng tiết sữa được bào chế từ vảy tê tê và cây vương bất lưu hành.

Chữa rắn cắn: Vảy tê tê 20 g, giun đất 20 g (sao vàng), hạt mã tiền 6 g (đã chế biến để giải độc), phèn chua phi 2 g. Tất cả giã nhỏ, sắc uống trong ngày.

Chữa sưng lá lách: Bột vảy tê tê 5 g cho vào một quả trứng vịt sống bằng một lỗ nhỏ ở đầu trứng, bịt kín lỗ, luộc chín. Ăn trong ngày vào lúc sáng sớm. Dùng liều 7-10 ngày.

Con tê tê có tên gọi khác là gì?

Tê tê hay còn gọi là trút hoặc xuyên sơn giáp, (tiếng Anh: Pangolin) là các loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê (Pholidota) (từ tiếng Hy Lạp cổ đại φολῐ́ς, "vảy sừng"). Chỉ còn một họ còn sinh tồn, Họ Manidae, gồm ba chi: Manis, Phataginus và Smutsia.

Vảy tê tê có tác dụng chữa bệnh gì?

Vảy tê tê được dùng để trị xơ gan, bệnh trĩ, u xơ tuyến tiền liệt, tắc sữa, viêm tuyến vú,… Chuẩn bị: Nga truật 10g, long quỳ 30g, hạ khô thảo 20g, đảm nam tinh 10g, hải tảo 15g, thiên hoa phấn 20g, bạch anh 20g, đương quy 15g, đan sâm 30g, can thiền bì 15g, xuyên sơn giáp 10g.

Tê tê bao nhiêu tiền một ký?

Giá bán thịt tê tê được cho rằng tương đương khoảng 7,35 triệu VND/kg, vì vậy chúng bị săn bắt rất nhiều.

Xuyên sơn giáp có tác dụng gì?

Xuyên sơn giáp là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân. Theo tài liệu cổ, xuyên sơn giáp vị mặn, tính hơi hàn, có độc, vào 2 kính can và vi. Có tác dung tán huyết thông lạc, tan ung nhọt, làm thuốc chữa đậu, trẩn, tắc tia sữa.