Cơn bão số 3 năm 2023

SKĐS - Tối hoặc đêm 25/9, bão số 4 sẽ đi vào phía Bắc của Biển Đông, gây ra gió mạnh, sóng lớn và mưa to cho khu vực Bắc và giữa Biển Đông.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia vừa gửi Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai về nhận định khả năng xuất hiện bão trên Biển Đông trong những ngày tới. 

Theo đó, ngày 23/9, áp thấp nhiệt đới có vị trí ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc, 132,2 độ Kinh Đông, cách đảo Lu – Dông (Philippin) khoảng 1200km về phía Đông, cường độ cấp 7, giật cấp 9. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới đi về phía Tây và có khả năng mạnh lên thành bão với xác xuất trên 80%. Đến khoảng tối và đêm 25/9, bão sẽ đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc và giữa Biển Đông, gây ra gió mạnh, sóng lớn và mưa to cho khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa), sau đó bão còn có khả năng tiếp tục di chuyển nhanh về phía Tây, hướng về phía đất liền nước ta.

Cơn bão số 3 năm 2023

Ngày 25/9, bão số 4 sẽ đổ bộ vào Biển Đông.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ và cung cấp thông tin câp nhật và ban hành các bản tin trên cổng thông tin điện tử.

Cảnh báo mưa lớn từ Thừa Thiên Huế, đồng bằng Bắc Bộ, mưa dông và mưa lớn cục bộ, lốc sét, gió giật mạnh ở Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Hiện nay (23/9) ở khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Bình Định đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 00h đến 08h ngày 23/9 có nơi trên 50mm như: Nam Thịnh (Thái Bình) 137mm, Xuân Thủy (Nam Định) 89mm, Lệ Thủy (Quảng Bình) 56mm, …

Dự báo từ ngày 23/9 đến sáng ngày 25/9, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 200-350mm, cục bộ có nơi trên 400mm; khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 60-120mm, có nơi trên 150mm.

Ngày và đêm 23/9, ở khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (mưa dông tập trung vào thời gian chiều và tối).

Khu vực Hà Nội: từ ngày 23/9 đến sáng 25/9 có mưa vừa và dông, có nơi mưa to với lượng mưa 30-60mm, có nơi trên 80mm. Cảnh báo: mưa to đến rất to ở khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Trị; mưa vừa, mưa to ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Thừa Thiên Huế có khả năng kéo dài đến hết ngày 25/9. Mưa dông ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ còn duy trì trong nhiều ngày tới.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp.

Cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên biển, ngày và đêm 23/9, ở vịnh Bắc Bộ, khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây của quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Mưa dông ở các vùng biển trên có khả năng duy trì trong những ngày tới.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Trưa 23/9: Giở trò với nữ hướng dẫn viên, gã trai bản chỉ đối diện mức án kịch khung từ 7 năm tù? |SKĐS


TPO - Từ nay cho đến tháng 2/2023, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện 8-10 cơn bão/áp thấp nhiệt đới, trong đó 3-5 cơn có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, dự báo trạng thái La Nina sẽ tiếp tục duy trì từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 60-65% và khả năng còn kéo dài sang các tháng đầu năm 2023. Đây là năm thứ 3, La Nina duy trì và là điểm bất thường vì một chu kỳ La Nina trung bình kéo dài 2 năm.

Do tác động của La Nina, từ nay đến tháng 2/2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 8-10 cơn bão/áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng 3-5 cơn. Các chuyên gia cảnh báo, không ngoại trừ khả năng tháng 01/2023 vẫn còn xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới trên khu vực Nam Biển Đông.

Ngoài ra, những năm La Nina tác động, nguy cơ xuất hiện các cơn bão dồn dập cuối năm, trong đó những cơn bão mạnh, dị thường, trái quy luật.

Cơn bão số 3 năm 2023

Dự báo miền Trung có thể đón mưa bão dồn dập trong tháng 10 và 11/2022. Ảnh minh họa.

Một điểm đáng lưu ý là năm nay, không khí lạnh có khả năng đến sớm. Dự báo nền nhiệt tháng đầu mùa Đông ở các tỉnh miền Bắc có khả năng thấp hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Do bão dồn dập, kết hợp với không khí lạnh đến sớm nên thời tiết những tháng cuối năm ở miền Trung được đánh giá khó lường. Dự báo từ tháng 10-11/2022, khu vực Trung Bộ và Nam Bộ có lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm, cảnh báo nguy cơ cao xảy ra mưa lớn dồn dập.

Cụ thể, trong tháng 10/2022, tổng lượng mưa ở miền Trung phổ biến cao hơn từ 20-50% với xác suất khoảng 80-90%. Tháng 11/2022, tại khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm, khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ phổ biến cao hơn từ 30-50%, có nơi trên 50% so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ với xác suất khoảng 80-90%.

Ngoài ra, tại khu vực Nam Bộ trong những tháng đầu năm 2023 vẫn có khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa cục bộ.

Hiện nay, trên Biển Đông cũng đang tồn tại một vùng áp thấp. Do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục qua Bắc Bộ nối với vùng áp thấp phân tích trên, kết hợp với gió mùa Tây Nam ở phía Nam có cường độ trung bình nên đêm nay và ngày mai (17/8), khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), khu vực giữa Biển Đông, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.

Vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió tây nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8, biển động. Độ cao sóng từ 2-3m. Dự báo trong 1-2 ngày tới, gió mùa Tây Nam tiếp tục có khả năng gây ra mưa dông trên khu vực Biển Đông.