Cổ phần hóa công ty thoát nước thái nguyên

Ngày mai 24 /12, Công ty CP nước sạch Thái Nguyên (Thawaco) long trọng tổ chức Kỷ niệm 55 năm thành lập. Trải qua chặng đường 55 năm, Thawaco hôm nay là thương hiệu được bạn bè đồng nghiệp và khách hàng đánh giá cao, là niềm tự hào của những ai đã đang và sẽ làm việc tại đây.

Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên tiền thân là Nhà máy nước Túc Duyên được thành lập ngày 25/12/1962, tới nay đã trải qua không ít biến động trong quá trình xây dựng và phát triển. Từ một nhà máy cấp nước với vài chục cán bộ nhân viên tới nay Công ty đã có một lực lượng lao động hùng hậu với gần 600 cán bộ công nhân viên cùng với 17 đơn vị và phòng ban trực thuộc. Những năm qua Công ty đã ngày càng lớn mạnh, sản xuất kinh doanh phát triển; Địa bàn hoạt động của công ty đã trải rộng từ thành phố đến các huyện vùng xa, đời sống người lao động được nâng cao.

Tuy nhiên để công ty phát triển hơn nữa và phục vụ nhân dân được tốt hơn, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo về đổi mới doanh nghiệp, Công ty tiến hành cổ phần và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần từ ngày 01/01/2010. Với cơ cấu Nhà nước nắm giữ trên 83% vốn điều lệ, các cổ đông khác nắm giữ 17% vốn điều lệ, năm 2014 Chính phủ, Lãnh đạo tỉnh đã cho phép cổ phần hóa mạnh hơn, nhà nước chỉ nắm giữ 42% vốn điều lệ và cho tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược có đủ năng lực và kinh nghiệm để nắm giữ 41% và Tập đoàn Quốc tế Đông Á đã được lựa chọn và trở thành cổ đông chiến lược.

Cổ phần hóa công ty thoát nước thái nguyên

Ngay sau khi nhà đầu tư chiến lược nắm quyền điều hành Công ty, với chiến lược mong muốn trở thành công ty sản xuất kinh doanh nước sạch hàng đầu Việt Nam về chất lượng sản phẩm, văn hoá doanh nghiệp và nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Theo ông Nguyễn Nguyễn Quang Mãi, Chủ tịch Tập đoàn Quốc tế Đông Á, Chủ tịch HĐQT Thawaco, “ Công ty đặc biệt chú trọng tới việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả, duy tu, bảo dưỡng mạng lưới đường ống, phát triển mạng lưới khách hàng và nâng cao chất lượng phục vụ. Nhờ nỗ lực đó, trong năm qua Công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. So với năm 2014: sản lượng nước thương phẩm đạt 15 triệu m3, tăng 15% so với 12 triệu m3; tổng doanh thu đạt gần 190 tỷ đồng, tăng 23% so với 155 tỷ đồng; Nộp ngân sách Nhà nước gần 20 tỷ đồng, tăng 82% so với 11 tỷ đồng; thu nhập bình 6,7 triệu đồng/người/tháng, tăng 12% so với 6,0 triệu đồng/người/tháng; Tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn tỉnh. Mô hình quản trị hiệu quả và tiên tiến giúp doanh nghiệp tiết giảm được chi phí và tăng được doanh thu mở rộng thêm ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm đủ cho người lao động doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng và sản xuất kinh doanh hiệu quả…”

Cổ phần hóa công ty thoát nước thái nguyên

Ông Nguyễn Quang Mãi chia sẻ thêm :“ Hội nhập chắc chắn đòi hỏi phải có tư duy mới, tất cả chúng ta đều phải học, phải làm từ bài học đầu tiên. Mỗi người phải tự điều chỉnh mình để thích nghi. Hội nhập sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt trong môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng và phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức, quy chế, chính sách cho phù hợp.”

Để có được sự lớn mạnh và thành công như hôm nay là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, tầm nhìn và hoạch định chiến lược đúng cho các giai đoạn phát triển của Công ty và sự tận tình và tâm huyết của Ban lãnh đạo cùng với những nỗ lực, cố gắng của gần 600 CBCNV trong Công ty.

Ghi nhận những công lao và sự đóng góp tích cực của các thế hệ CBCNV Công ty CP nước sạch Thái Nguyên trong 55 năm qua, nhiều tập thể và cá nhân trong công ty đã vinh dự được nhận nhiều phần thưởng của Nhà nước và UBND tỉnh Thái Nguyên vì đã có thành tích xuất sắc sản xuất kinh doanh./.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước sẽ bán lô 99% vốn cổ phần nắm giữ tại CTCP Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thái Nguyên, giá khởi điểm lên tới 316 tỷ đồng.

Cổ phần hóa công ty thoát nước thái nguyên

Quá khứ IPO không thành công

Ngày 8/6 tới, SCIC sẽ thực hiện bán đấu giá trọn lô hơn 13,9 triệu cổ phần CTCP Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Thái Nguyên do đơn vị này sở hữu.

Theo đó, SCIC dự kiến thoái hơn 13,9 triệu cổ phần ở CTCP Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên, tương đương 98,84% tổng số cổ phần đã phát hành theo vốn thực góp trong vốn điều lệ. Giá khởi điểm được công bố hơn 316 tỷ đồng, tương ứng mỗi cổ phần là 22.716 đồng.

CTCP Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên được thành lập vào ngày 10/8/2012 theo Quyết định số 1769/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên, trụ sở tại Khu B, KCN Sông Công I, phường Bách Quang, TP. Sông Công.

Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp này là cho thuê lại đất, cho thuê, sử dụng hạ tầng trong KCN Sông Công I, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN như vệ sinh môi trường, thoát nước mưa, nước thải, xử lý nước thải, thu gom rác và xử lý rác.

Một điểm đáng chú ý là theo bản công bố thông tin bán đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) của Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên (tiền thân của CTCP Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên) vào năm 2015, Công ty lên kế hoạch cổ phần hóa theo phương thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần dưới 51%. Vốn điều lệ dự kiến của Công ty sau cổ phần hóa là 300 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước là hơn 139 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 46,4%.

Song, kế hoạch phát hành và tăng vốn của Công ty đã không thành công khi vốn điều lệ tại thời điểm ngày 31/12/2021 vẫn ở mức hơn 140 tỷ đồng.

Hưởng lợi từ cơn sốt bất động sản khu công nghiệp

Mặc dù có quá khứ IPO không thành công, nhưng động thái thoái vốn nhà nước của SCIC tại CTCP Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên trong thời điểm hiện nay được một số nhà đầu tư đánh giá là triển vọng thành công hơn nhiều so với đợt IPO năm 2015.

Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Agribank - đơn vị tư vấn cho đợt chào bán cổ phần, năm 2021, bất chấp diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, lĩnh vực bất động sản công nghiệp vẫn ghi nhận sự tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận. Nguyên nhân đến từ tổng hòa của nhiều yếu tố như xu hướng dịch chuyển của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), lợi thế của Việt Nam với hàng loạt hiệp định thương mại tự do ( FTA) đã tham gia…

Nhờ đó, nhu cầu thuê đất công nghiệp tại các tỉnh lân cận phía Nam và Tây Bắc Hà Nội sôi động, tỷ lệ lấp đầy của các nhà xưởng xây sẵn đạt 89%. Bên cạnh đó, giá cho thuê đất tại các KCN ở miền Bắc cũng tăng đáng kể, với mức tăng quý III/2021 là khoảng 6,1% so với cùng kỳ.

KCN Sông Công I có tổng diện tích đã ký hợp đồng thuê đất là 1.112.692,3 m2, trong đó Công ty đã cho các nhà đầu tư thuê lại với diện tích 894.493,8 m2, hiện còn khoảng 90.214 m2 có tiềm năng cho thuê.

CTCP Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên cũng cho biết, đang làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan chức năng, đơn vị tư vấn để triển khai thủ tục điều chỉnh ranh giới, bù đổi diện tích quy hoạch, đảm bảo giữ nguyên quy mô diện tích KCN Sông Công I theo quy hoạch là 196,88 ha. Tính đến nay, Công ty đã thực hiện giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng được 112,3 ha trên tổng diện tích quy hoạch, chiếm khoảng 57%. Đối với phần diện tích đất còn lại, Công ty sẽ xây dựng hạ tầng khi có khách hàng đến thuê mặt bằng.

Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng có sự khởi sắc qua từng năm. Năm 2019, doanh thu thuần của Công ty đạt 21,4 tỷ đồng và tăng lên gần 23 tỷ đồng vào năm 2020. Năm 2021, doanh thu thuần của Công ty đạt 27,5 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế theo đó cũng có sự tăng trưởng qua từng năm, đạt 3,3 tỷ đồng năm 2021.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Công ty ở mức 316,6 tỷ đồng, chủ yếu được ghi nhận vào tài sản dài hạn. Ngoài ra, trong cơ cấu nợ tại ngày 31/12/2021 của Công ty còn có hơn 37 tỷ đồng “của để dành” là doanh thu chưa thực hiện dài hạn, do khách hàng trả trước tiền thuê đất và sử dụng hạ tầng.

Theo đơn vị tư vấn cho đợt bán đấu giá này, với tiền đề tốt, cộng với bề dày kinh nghiệm trên thị trường trong việc xây dựng, quản lý và cho thuê các KCN, CTCP Phát triển hạ tầng KCN Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển trong tương lai.