Chuyên ngành quản lí hoạt động văn hóa xã hội

Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc chính là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển của một đất nước. Điều đó đã đặt ra nhu cầu về nguồn nhân lực rất lớn cho ngành này. Vậy thực chất bạn đã biết học ngành Quản lý văn hóa là gì chưa? Cơ hội việc làm cho ngành này liệu có rộng mở? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ngành Quản lý văn hóa được biết đến là ngành học đào tạo, cung cấp đến sinh viên những kiến thức, thông tin cơ bản nhất liên quan đến văn hóa của dân tộc cũng như giúp các bạn có thể nắm bắt được các phương pháp quản lý, tổ chức và điều hành những hoạt động về văn hóa – nghệ thuật. Từ đó đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của cuộc sống trong lĩnh vực văn hóa, tạo nền tảng cho sự phát triển của một đất nước để hội nhập với quốc tế.

Sinh viên của ngành học Quản lý văn hóa sẽ được lĩnh hội toàn bộ những kiến thức qua chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Các bạn sẽ được đào tạo chuyên về khoa học quản lý, các kiến thức văn hóa, xã hội, nghệ thuật, du lịch, thể thao. Bên cạnh đó, các bạn còn được tìm hiểu về các đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước trong các lĩnh vực này.

Ngành học được đào tạo theo hướng ứng dụng – thực hành. Với phương pháp và chương trình đào tạo hiện đại, đội ngũ giảng viên có uy tín trong và ngoài nước sẽ trang bị cho sinh viên năng lực tổ chức sản xuất, đạo diễn, dàn dựng và quản lý các hoạt động văn hóa – nghệ thuật, chính sách, mô hình quản lý văn hóa trong và ngoài nước, trang bị kỹ năng marketing, truyền thông, quảng cáo theo hướng chuyên nghiệp. Phương pháp đào tạo hướng cho sinh viên trải nghiệm thực tiễn, ứng dụng, thực hành nhằm mục đích sau khi ra trường có khả năng làm việc được ngay.

Ngành Quản lý văn hóa đào tạo những gì?

Sinh viên sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu nhất về chính sách văn hóa, các mô hình về quản lý văn hóa – nghệ thuật... Chương trình đào tạo đều bám sát yêu cầu thực tiễn của lĩnh vực tổ chức sự kiện, giúp người học có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về công tác tổ chức, dàn dựng và sản xuất các chương trình văn hóa nghệ thuật, tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật, tổ chức và quản trị các hoạt động trong lính vực văn hóa, nghệ thuật….

.jpg)

.jpg)

.jpg)

Vị trí và cơ hội việc làm

Xã hội đang ngày càng phát triển toàn diện, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, do đó mà cơ hội dành cho các bạn theo đuổi khối ngành này ngày càng rộng mở và đầy tiềm năng, bao gồm: Làm cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa và Thông tin cấp quận, huyện, cán bộ văn hóa xã, phường, thị trấn); các đơn vị sự nghiệp văn hóa như Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa, Ban Quản lý Di tích và danh thắng, Trung tâm xúc tiến du lịch; các cơ quan ban, ngành có chức năng xây dựng chính sách văn hóa và tổ chức hoạt động văn hóa; Cán bộ tổ chức xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, cán bộ phụ trách văn hóa văn nghệ tại các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp...Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp cung có thể làm việc tại (hoặc thành lập) các tổ chức kinh doanh, dịch vụ văn hóa như: Các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức sự kiện, các Trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật (xây dựng kịch bản, đạo diễn, dàn dựng, sản xuất chương trình nghệ thuật, lễ hội); Các đơn vị truyền thông, quảng cáo, marketing và quan hệ công chúng; Chủ trì hoặc tham gia các dự án văn hóa, nghệ thuật, tổ chức các dịch vụ vui chơi, giải trí…

Thông tin tuyển sinh ngành Quản lý văn hóa tại TQU

Tổ hợp xét tuyển: C00; C19; C20; D01

Cách thức đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Tân Trào?

Nộp hồ sơ: Văn phòng Tư vấn tuyển sinh, Trường Đại học Tân Trào, Km6, Trung Môn, Yên sơn, Tuyên Quang.

Mức điểm nhận hồ sơ: 15 điểm (theo phương thức xét kết quả thi THPT); 16 điểm (theo phương thức xét điểm học tập lớp 12).

Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho sinh vien những kiến thức cơ bản về Quản lý văn hóa để có năng lực tổ chức, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật trong khu vực nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển văn hóa xã hội.

Mục tiêu cụ thể

Phẩm chất đạo đức

Có lập trường tư tưởng vững vàng, tư cách đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh yêu nghề, nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Kiến thức

Nắm vững kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, nghiệp vụ về tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Kỹ năng

Có kỹ năng tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Danh mục các học phần bắt buộc

Kiến thức giáo dục đại cương

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin

6

Ngoại ngữ

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

7

Tin học đại cương

3

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

8

Xã hội học đại cương

4

Đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam

9

Giáo dục thể chất

5

Cơ sở văn hóa Việt Nam

10

Giáo dục quốc phòng - an ninh

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Kiến thức cơ sở ngành

1

Mỹ thuật học đại cương

6

Tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam

2

Âm nhạc học đại cương

7

Quản lý nhà nước về văn hóa

3

Sân khấu học đại cương

8

Văn hóa gia đình

4

Múa đại cương

9

Quản lý các thiết chế văn hóa

5

Khoa học quản lý và quản lý văn hóa

Kiến thức ngành

1

Chính sách văn hóa

5

Quản lý lễ hội và sự kiện

2

Marketing văn hóa nghệ thuật

6

Tổ chức sự kiện

3

Quan hệ công chúng

7

Quản lý di sản văn hóa

4

Gây quỹ và tìm tài trợ

Nội dung các học phần bắt buộc (Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp)

Mỹ thuật học đại cương

Nội dung: những kiến thức cơ bản về khái niệm và phân loại di sản văn hóa, phân vùng văn hóa; những kỹ năng về lập kế hoạch, tổ chức thực hiện; quản lý, đánh giá hoạt động khai thác di sản văn hoá phục vụ du lịch.