Chương trình đào tạo Công nghệ thông tin Bách Khoa

Công nghệ thông tin vốn là ngành học có mức điểm chuẩn cao vượt trội trong những năm gần đây, thậm chí vượt qua một số ngành “hot” thuộc khối công an, quân đội hay Y Dược. Tại hầu hết các trường có đào tạo ngành học này, điểm chuẩn luôn ở mức cao nhất nhì trong số các ngành học.

Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ngành Khoa học máy tính (IT1) thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin luôn là ngành học có điểm chuẩn cao nhất vào Đại học Bách khoa Hà Nội. Năm 2021, điểm chuẩn vào ngành này là 28,43 điểm. Đây cũng là ngành có điểm chuẩn cao nhất vào trường vào năm 2020.

Xếp sau đó là ngành Kỹ thuật máy tính cũng thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin với 28,1 điểm.

Một số ngành/ chương trình đào tạo khác thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin của trường như Công nghệ thông tin Việt - Nhật, Global ICT, Việt - Pháp, An toàn không gian số… cũng có điểm chuẩn khá cao, ở mức 27 – 28 điểm.

Mức học phí của Đại học Bách Khoa dao động từ 22 - 28 triệu đồng/năm học đối với chương trình chuẩn; 40 - 45 triệu đồng/năm học đối với các chương trình ELITECH. Về lộ trình tăng học phí giai đoạn 2020-2025, với một chương trình riêng lẻ tại Đại học Bách khoa Hà Nội, học phí tăng không quá 10% một năm, đảm bảo mức tăng trung bình với tất cả chương trình đào tạo không vượt quá 8% mỗi năm.

Đại học Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội

Công nghệ thông tin cũng là ngành có mức điểm chuẩn cao nhất tại Đại học Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội. Năm 2021, Đại học Công nghệ lấy 28,75 điểm vào ngành học này. Ngoài ra, trường còn đào tạo ngành Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản, cũng lấy mức điểm 28,75.

Đối với nhóm ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao, bao gồm các ngành: Khoa học Máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, trường lấy mức điểm chuẩn chung là 27,9.

Mức học phí của Đại học Công nghệ cho các ngành đào tạo của hệ chuẩn sẽ theo quy định của nhà nước. Học phí đối với chương trình đào tạo chất lượng cao là 35 triệu/năm và được giữ ổn định trong toàn khóa học.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Công nghệ thông tin cũng là ngành học luôn có mức điểm chuẩn cao nhất vào trường. Trong năm 2021, điểm chuẩn vào ngành này là 26,9 điểm tại cơ sở phía Bắc.

Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2022, Học viện dự kiến sẽ tuyển sinh và đào tạo ngành Khoa học máy tính theo định hướng khoa học dữ liệu. Với chương trình chất lượng cao, Học viện cũng sẽ triển khai tuyển sinh đào tạo ngành Công nghệ thông tin, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh là 300.

Mức học phí của trường trung bình từ 19,5 – 21 triệu đồng/ năm tùy từng ngành học.

Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội

Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội có một số ngành liên quan đến Công nghệ thông tin như Toán tin, Máy tính và khoa học thông tin (chương trình chất lượng cao), Kỹ thuật điện tử và tin học.

Năm 2021, điểm chuẩn cao nhất vào nhóm ngành này là Máy tính và khoa học thông tin (chương trình chất lượng cao) với 26,6 điểm; tiếp đó là Toán - Tin với mức điểm chuẩn 26,35; ngành Kỹ thuật điện tử và Tin học có điểm chuẩn là 26,05.

Học phí các ngành Toán - Tin, Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và Tin học của trường khoảng 12,7 triệu đồng/năm; Máy tính và Khoa học thông tin (hệ chất lượng cao) khoảng 30 triệu đồng/năm.

Đại học Kinh tế Quốc dân

Là ngôi trường hàng đầu đào tạo về lĩnh vực kinh tế, nhưng Đại học Kinh tế Quốc dân cũng có ngành học liên quan đến Công nghệ thông tin. Mức điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin của Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2021 tương đối cao - 27,3 điểm. Ngoài ra, trường còn đào tạo ngành Khoa học máy tính có mức điểm chuẩn là 27 điểm.

Mức học phí đối với chương trình chuẩn của trường khoảng 15 – 20 triệu/ năm, tùy từng ngành học. Riêng với các chương trình đặc thù, mức học phí từ 40 – 60 triệu/ năm.

Đại học Giao thông Vận tải

Công nghệ thông tin là ngành học có mức điểm chuẩn cao thứ hai tại Đại học Giao thông Vận tải trong năm 2021 với 25,65 điểm, chỉ xếp sau ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Ngoài ra, trường còn tuyển ngành Công nghệ thông tin (chương trình chất lượng cao Công nghệ thông tin Việt – Anh) với mức điểm chuẩn là 25,35.

Mức học phí được nhà trường công bố khoảng 11,7 triệu/ năm.

Chương trình đào tạo Công nghệ thông tin Bách Khoa
Điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin các trường phía Bắc năm 2021.

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Năm 2021, ngành Công nghệ thông tin của Đại học Công nghiệp Hà Nội lấy điểm chuẩn là 26,05 điểm. Ngoài ra, trường còn một số ngành khác thuộc nhóm ngành này như Khoa học máy tính lấy 25,65 điểm, ngành Kỹ thuật phần mềm lấy 25,4 điểm, ngành Công nghệ kỹ thuật máy tính lấy 25,1 điểm, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu lấy 25,05 điểm.

Mức học phí của Đại học Công nghiệp Hà Nội khoảng 18,5 triệu/năm.

Đại học Hà Nội

Năm 2021, mức điểm chuẩn vào ngành Công nghệ thông tin của Đại học Hà Nội là 26,05 điểm và ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao là 25,7 điểm.

Với các học phần cơ sở ngành, chuyên ngành, thực tập, khóa luận của ngành Công nghệ thông tin dạy bằng tiếng Anh, học phí là 650.000 đồng/ tín chỉ, các học phần còn lại 480.000 đồng/ tín chỉ.

Với chương trình chất lượng cao, học phí các môn học khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, bổ trợ, thực tập và khóa luận tốt nghiệp của ngành Công nghệ thông tin là 1,3 triệu đồng/ tín chỉ.

Đại học Xây dựng Hà Nội

Năm 2021, ngành Công nghệ thông tin của Đại học Xây dựng lấy điểm chuẩn là 25,35, xếp ngay sau đó là Khoa học Máy tính với 25 điểm. Đây là hai ngành có điểm chuẩn cao nhất trường trong những năm gần đây.

Ngoài ra, trường còn tuyển ngành Khoa học máy tính chương trình đào tạo liên kết quốc tế với Đại học Mississippi (Mỹ). Mức điểm chuẩn vào ngành này của trường năm 2021 là 23,1 điểm.

Mức học phí được Đại học Xây dựng Hà Nội đưa ra khoảng 11,7 triệu/ năm.

Đại học Mở Hà Nội

Mức điểm chuẩn vào ngành Công nghệ thông tin của Đại học Mở Hà Nội trong năm 2021 là 24,85 điểm.

Theo thông báo của Đại học Mở Hà Nội, năm 2022, mức học phí đối với ngành Công nghệ thông tin là gần 17,4 triệu đồng. Mức này được thu theo quy định của Nhà nước đối với trường đại học công lập tự chủ toàn diện.

Đại học Điện lực

Năm 2022, Đại học Điện lực tuyển 120 chỉ tiêu cho ngành Công nghệ thông tin. Ngành này bao gồm 4 chuyên ngành là: Công nghệ phần mềm, Quản trị và an ninh mạng, Hệ thống thương mại điện tử, Trí tuệ nhân tạo và thị giác máy tính. Mức điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin của trường trong năm ngoái là 24,25.

Trường cũng đưa ra mức học phí và lộ trình tăng học phí cho năm học 2022 – 2023 là gần 16 triệu/ năm đối với khối ngành Kỹ thuật. Những năm sau, nếu có thay đổi mức học phí thì mức thay đổi không quá 10% so với năm trước.

(Nguồn: Vietnamnet)

Học ngành Công nghệ thông tin học viên được trang vị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Đi sâu vào các kiến thức chuyên ngành các bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, ứng dụng hệ thống phần mềm, kiến thức về thiết kế, kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin…

Ngoài ra sinh viên còn được chú trọng phát triển kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp về sau: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch. Khi ra trường đảm bảo khả năng thực hành nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp ở từng lĩnh vực cụ thể… khi gặp vấn đề mới, dễ dàng thích nghi và ứng biến nhạy bén với các rủi ro phát sinh.

1. Chương trình đào tạo toàn khóa ngành Công nghệ thông tin hình thức đào tạo trực tuyến (từ xa).

TTTên môn ngành Công nghệ thông tinTín chỉ
Tổng
Học kỳ I22
1Tổng quan Internet và E- learning4
2Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin5
3Pháp luật đại cương2
4Nhập môn CNTT2
5Vi tích phân A13
6Kỹ thuật lập trình4
7Đại số tuyến tính2
Học kỳ II17
2.1 Các môn học bắt buộc13
1Tư tưởng Hồ Chí Minh2
2Xác suất thống kê2
4Toán rời rạc2
3Kiến trúc máy tính3
5Cấu trúc dữ liệu và giải thuật4
2.2 Các môn tự chọn4
1Vi tích phân A22
2Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản2
3Tiếng Việt thực hành2
4Quản trị doanh nghiệp2
Học kỳ III20
3.1. Các môn học bắt buộc18
1Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam3
2Phương pháp nghiên cứu khoa học2
3Lập trình hướng đối tượng3
4Cơ sở dữ liệu3
5Hệ thống mạng4
6Lý thuyết đồ thị3
3.2. Các môn học tự chọn: 02 tín chỉ2
1Đồ họa ứng dụng2
2Tin học ứng dụng trong kinh doanh2
Học kỳ IV20
4.1. Các môn học bắt buộc20
1Lập trình Java3
2Công nghệ phần mềm3
3Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin3
4Hệ quản trị cơ sở dữ liệu3
5Tiếng Anh chuyên ngành CNTT3
6Hệ điều hành3
7Đồ án cơ sở ngành2
Học kỳ V20
5.1. Các môn học bắt buộc12
1Trí tuệ nhân tạo3
2Xây dựng phần mềm hướng đối tượng3
3Thiết kế và lập trình Web3
4Lập trình web nâng cao3
5.2. Các môn học tự chọn: 8 tín chỉsố 8
1Chuyên đề truyền thông và mạng không dây2
2Nguyên lý kế toán2
3Thương mại điện tử3
4Chuyên đề Linux3
5Xử lý ảnh3
6Khai khoáng dữ liệu3
7Chuyên đề điện toán đám mây3
số 8Lập trình ứng dụng trên Windows3
Học kỳ VI20
6.1. Các môn học bắt buộcsố 8
1Quản trị dự án CNTT3
2An toàn bảo mật thông tin3
3Đồ án chuyên ngành2
6.2. Các môn học tự chọn: 12 tín chỉ12
4Chuyên đề Công nghệ XML và ứng dụng2
1Chuyên đề BD23
5Lập trình thiết bị di động3
2Lập trình phân tán đối tượng3
3Phát triển ứng dụng web với Serlet & Java Server Page3
4Chuyên đề ASP.NET3
5Chuyên đề Oracle3
Học kỳ VII7
1Khóa luận tốt nghiệp7
2Hoặc học hai môn thay thế7
3Phát triển hệ thống thông tin3
4Chuyên đề lập trình ứng dụng phân tán đối tượng4
Tổng cộng:126

2. Đối tượng tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin

Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển không thi đầu vào đối với thí sinh như sau:

– Tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên).

– Tốt nghiệp trung cấp cùng ngành hoặc khác ngành đăng ký (đã có bằng THPT hoặc được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định).

– Tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành hoặc khác ngành; tốt nghiệp đại học khác với ngành đăng ký.

Chương trình đào tạo Công nghệ thông tin Bách Khoa

3. Tổ chức đào tạo

Thực hiện theo hình thức tích lũy tín chỉ, có tính chất liên thông; người đã tốt nghiệp đại học hoặc đã học các chương trình đào tạo khác được bảo lưu kết quả học phần đã tích lũy có cùng nội dung và thời lượng; thời gian đào tạo tùy thuộc vào số lượng tín chỉ đã tích lũy và số lượng tín chỉ phải học bổ sung của từng đối tượng cụ thể (Kế hoạch về thời gian đào tạo ngành Công nghệ thông tin như sau: người tốt nghiệp THPT học 3,5 – 4 năm, người tốt nghiệp trung cấp học 2,5 – 3 năm, người tốt nghiệp cao đẳng học 1,5 – 2,5 năm, người có bằng đại học khác ngành học 2 – 2,5 năm).

4. Danh hiệu tốt nghiệp

  • Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ thông tin.
  • Sinh viên tốt nghiệp được học tiếp các chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ.

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Công nghệ thông tin

Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư công nghệ thông tin có thể đảm nhận nhiều công việc ở vị trí khác nhau như: lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản trị mạng ở tất cả các đơn vị có nhu cầu hoặc tự mở sơ sở sản xuất kinh doanh trong linh vực Công nghệ thông tin…

6. Thời gian và hình thức học

  • Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương: học 3.5 đến 4.0 năm. (bao gồm 126 tín chỉ)
  • Tốt nghiệp Trung cấp cùng ngành hoặc khác ngành: học 2.5 đến 3.0 năm. (bao gồm 92 – 105 tín chỉ “dự kiến”)
  • Tốt nghiệp Cao đẳng cùng ngành hoặc khác ngành: học 1.5 đến 2.5 năm
  • (bao gồm 92 – 105 tín chỉ “dự kiến”)
  • Tốt nghiệp Đại học khác ngành: học 2.0 đến 2.5 năm
  • (bao gồm 90 – 95 tín chỉ “dự kiến”)

Loại hình đào tạo trực tuyến từ xa nhằm tạo điều kiện cho sinh viên vừa làm vừa học, tiết kiệm được thời gian tập trung đến trường. Sinh viên chủ động học tập theo sách, các học liệu, học trực tuyến trên mạng Internet hoặc các phương tiện hỗ trợ đi kèm. Thời gian tập trung ôn tập được ưu tiên bố trí vào các ngày thứ bảy và chủ nhật.

Chương trình đào tạo Công nghệ thông tin Bách Khoa

7. Địa điểm học

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên, Trường ưu tiên sẽ bố trí lớp ôn tập và thi tại Trường Trung cấp Bách khoa Sài Gòn, hoặc sinh viên học ngành Công nghệ thông tin có thể tham gia ôn tập tại các địa điểm khác do trường tổ chức (nếu có nhu cầu).

8. Học phí ngành Công nghệ thông tin

Sinh viên có trách nhiệm đóng học phí theo từng đợt học trên cơ sở số môn học do sinh viên đăng ký và tham gia học, mức học phí từ 300.000đ/tín chỉ.

9. Hồ sơ nhập học

– Phiếu dự tuyển (Theo mẫu thống nhất chung của Trường);

– Văn bằng tốt nghiệp, bảng điểm/học bạ (bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh hoặc giấy chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);

– Bản sao có chứng thực bằng THPT hoặc giấy xác nhận hoàn thành các môn văn hóa Trung học phổ thông (yêu cầu đối với thí sinh tốt nghiệp trung cấp);

– 02 ảnh cỡ 3 x 4 chụp không quá 6 tháng (ghi rõ họ tên, ngày sinh, nơi sinh ở mặt sau ảnh).

10. Phát hành và nhận hồ sơ học Công nghệ thông tin

TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH KHOA SÀI GÒN

  • Số 83A Bùi Thị He – Khu phố 1 – Thị Trấn Củ Chi – Huyện Củ Chi – TPHCM – ĐT: (028) 37.909.800
  • Số 1A, Nguyễn Văn Lượng – Phường 6 – Quận Gò Vấp – TP.HCM – ĐT: (028) 66.813.850
  • Giải đáp thông tin nóng qua số : 0979.953.763 – 0944.422.446 – 0944.422.447 – 0961.828.601
  • Phí hồ sơ và đăng ký dự tuyển: 60.000đ/bộ hồ sơ (bao gồm phí hồ sơ và phí đăng ký dự tuyển)
  • Thời gian: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 31/12/2021
  • Khai giảng: được tổ chức định kỳ hàng tháng khi đủ số lượng học viên.

Đăng ký tư học ngành Công nghệ thông tin vấn tại: https://bachkhoasaigon.edu.vn/caodangdaihoc/

Fanpage Liên thông Cao đẳng – Đại học – Đào tạo trực tuyến: https://www.facebook.com/lienthong.daihoctructuyen

Xem thêm chương trình đào tạo hệ đại học trực tuyến: