Cách cài thêm ổ d vào máy tính

Bất kì khi nào bạn thực hiện việc cài đặt ổ cứng mới bằng thao tác format thì dữ liệu bên trong đó sẽ bị xóa vì một phần trong quá trình này bao gồm việc thanh lọc các file hệ thống có thể theo dõi địa điểm của dữ liệu được ghi lên ổ cứng. Quá trình này sẽ định nghĩa khu vực để lưu trữ dữ liệu rồi sau đó áp dụng một hệ thống dữ liệu tương thích (như NTFS, FAT32, exFAT).

Windows 10 có nhiều cách để cài đặt ổ cứng mới nhưng cách đơn giản nhất vẫn là dùng Disk Management.

Cài đặt ổ cứng mới trên Windows 10 bằng cách format với Disk Management

Trong trường hợp bạn sở hữu một ổ cứng mới hoàn toàn và chưa bao giờ được cài đặt bằng cách format, ổ cứng này sẽ không xuất hiện trong File Explorer. Bạn phải thực hiện các thao tác như định nghĩa ổ cứng – tạo một phân vùng mới – format ổ cứng thì mới có thể sử dụng được.

Để bắt đầu cài đặt ổ cứng mới bằng cách format với Disk Management, chúng ta hãy làm như sau:

  • Gọi Disk Management lên bằng cách bấm Windows + X và chọn Disk Management.
  • Ổ cứng mới của bạn sẽ được đánh dấu bằng dòng chữ Unknown và Not Initialized. Click chuột phải vào đó và chọn Initialize Disk.
  • Bạn có thể chọn kiểu phân vùng. Nếu thấp hơn 2TB thì chọn MBR, còn cao hơn 2TB thì chọn GPT.
  • Bấm nút OK.
  • Bấm chuột phải lần nữa lên ổ cứng mới và chọn New Simple Volume.
  • Bấm nút Next.
  • Cứ để mọi thứ theo mặc định nếu bạn có ý định dùng toàn bộ ổ cứng mới để lưu trữ.
  • Bấm nút Next.
  • Ở mục Assign the following drive letter, bạn hãy chọn kí tự mong muốn cho ổ cứng.
  • Bấm Next.
  • Chọn NTFS ở mục File System, Default ở mục Allocation unit size, tên mong muốn cho ổ cứng ở mục Volume label. Đừng quên bấm Perform a quick format.
  • Bấm Next.
  • Bấm Finish để hoàn tất quá trình cài đặt ổ cứng mới.

Xem thêm: Giải quyết tình trạng nhận ổ cứng nhưng không hiển thị trên Windows 10 - Hướng dẫn khắc phục lỗi không gộp được ổ cứng trên Windows 10

Bạn có biết cách chia ổ đĩa trên win 10 hay chưa? Theo dõi bài hướng dẫn ngay sau đây.

Hướng dẫn chia ổ đĩa trên win 10 không cần phần mềm

Bước 1: Để chia ổ đĩa trên win 10 đầu tiên người dùng click vào My Computer chọn Manager.

Hình ảnh minh họa hướng dẫn người dùng cách chia ổ đĩa trên win 10 không dùng phần mềm

Bước 2: Tiếp theo click vào Disk Manager như hình hướng dẫn minh họa bên dưới đây.

Lưu ý: Người dùng có thể truy cập nhanh menu hỗ trợ quản lý nhanh ổ đĩa trên Windows như ở bước 2  trên Windows 10 bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + X để mở menu cài đặt nhanh, tiếp đến click vào K (Disk Manager) để truy cập.

Hình ảnh minh họa hướng dẫn người dùng cách chia ổ đĩa trên win 10 không dùng phần mềm

Tham khảo: Cách phát WiFi từ laptop Windows 10

Bước 3: Click chuột phải vào ổ đĩa người dùng muốn chia và chọn Shrink Volume.

Hình ảnh minh họa hướng dẫn người dùng cách chia ổ đĩa trên win 10 không dùng phần mềm

Bước 4: Chọn dung lượng bạn muốn chia cho ổ đĩa mới và click vào Shrink trong Windows 10 để tiến hành quá trình chia ổ đĩa.

Lưu ý: Total Size before Shrink in MB: là dung lượng tổng cộng cua rổ đĩa hiện tại được hiển thị dưới dạng MB. Size of available shrink space in MB: dung lượng ổ đĩa còn trống được hiển thị dưới dạng MB. Enter the amount of space to shrink in MB: cho phép người dùng nhập vào dung lượng muốn chia cho ổ đĩa mới. Tất nhiên dung lượng được chọn phải nhỏ hơn dung lượng ổ đĩa còn trống hiện tại.

Hình ảnh minh họa hướng dẫn người dùng cách chia ổ đĩa trên win 10 không dùng phần mềm

Bước 5: Sau khi chi thành công, dung lượng ổ đĩa mới xuất hiện màu đen có dung lượng bằng với dung lượng bạn vừa chia ở trên.

Hình ảnh minh họa hướng dẫn người dùng cách chia ổ đĩa trên win 10 không dùng phần mềm

Tham khảo: Cách tắt Windows Defender trên Windows 10

Cách gộp ổ đĩa trực tiếp không dùng phần mềm

Bước 1: Click vào ổ đĩa muốn gộp chọn Extend Volume… như hình hướng dẫn bên dưới

Hình ảnh minh họa hướng dẫn người dùng cách gộp ổ đĩa win 10 không dùng phần mềm

Bước 2: Click Next để chuyển sang bước tiếp theo.

Hình ảnh minh họa hướng dẫn người dùng cách gộp ổ đĩa win 10 không dùng phần mềm

Bước 3: Chọn dung lượng ổ đĩa muốn gộp và tiếp tục nhấn Next.

Hình ảnh minh họa hướng dẫn người dùng cách gộp ổ đĩa win 10 không dùng phần mềm

Bước 4: Click vào Finish để kết thúc quá trình gộp ổ đĩa Win 10 như hình hướng dẫn bên dưới.

Hình ảnh minh họa hướng dẫn người dùng cách gộp ổ đĩa Win 10 không dùng phần mềm

Lưu ý: ngoài cách chia ổ đĩa trên win 10 trực tiếp, người dùng cũng có thể sử dụng một số phần mềm hỗ trợ chia ổ đĩa từ bên thứ 3 phát triển. Nhưng lưu ý nên tìm hiểu thật kỹ phần mềm trước khi cài đặt và sử dụng để tránh gây mất mát dữ liệu hoặc mang theo virus vào máy khi cài đặt phần mềm lạ.

Như vậy bạn vừa xem bài giới thiệu chia ổ đĩa trên win 10. Theo dõi trang tin tức của FPT Shop để cập nhật các tin tức thủ thuật và đánh giá tư vấn mới nhất về công nghệ nhé.

Xem thêm: Lỗi màn hình xanh Windows 10: Nguyên nhân & cách khắc phục

Minh Hieu

Source: Tổng hợp

Click vào My Computer chọn Manager.

Nhấn tổ hợp phím Windows + X để mở menu cài đặt nhanh, tiếp đến click vào K (Disk Manager) để truy cập vào Disk Manager.

Click chuột phải vào ổ đĩa người dùng muốn chia và chọn Shrink Volume.

Chọn dung lượng bạn muốn chia cho ổ đĩa mới và click vào Shrink trong Windows 10 để tiến hành quá trình chia ổ đĩa.

Sau khi chi thành công, dung lượng ổ đĩa mới xuất hiện màu đen có dung lượng bằng với dung lượng bạn vừa chia ở trên.

Với những chiếc máy tính xách tay hay notebook thì việc lắp đặt thêm một ổ cứng thứ 2 có thể nói là bất khả thi bởi kích thước của chúng quá nhỏ, không có đủ không gian trống cho bạn làm điều đó. Tuy nhiên, với máy tính cây để bàn thì lại hoàn toàn khác. Nếu một ổ cứng vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu công việc của bạn thì bạn có thể lắp thêm một hoặc nhiều ổ cứng nữa. Vậy cách lắp song song 2 ổ cứng SSD và HDD như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Nếu việc lắp thêm ổ cứng cho laptop là không khả thi thì PC lại hoàn toàn khác. Do cây máy tính để bàn có không gian trống khá nhiều nên việc gắn thêm ổ cứng cho PC cũng không phải việc khó. Thậm chí, nếu cần thiết các bạn có thể lắp thêm 2, 3 hoặc 4 ổ cứng mới cũng được. Các bước lắp thêm ổ cứng cho PC được tiến hành như sau:

1. Tắt máy tính, rút bỏ nguồn và tháo vỏ cây máy tính

Nếu môi trường bạn đang sống là môi trường dễ bị tĩnh điện thì chúng tôi khuyên bạn nên mua một dây tiếp đất và quấn nó quanh cổ tay của bạn. Thậm chí, ngay cả khi môi trường xung quanh bạn không có nhiều điện tĩnh đi chăng nữa thì cũng hãy nhớ sau khi chạm vào vỏ máy tính thì nên để tay xuống đất trước khi bạn thực hiện chạm vào bất kỳ bộ phận nào bên trong máy.

2. Lắp thêm ổ cứng cho PC

Trước hết các bạn cần phải chọn được một ổ đĩa cứng có thể tương thích tốt với máy tính của bạn. Sau đó quan sát trên giá lắp của máy tính (mounting bay). Trên giá lắp sẽ có nhiều khe trượt bên trong máy. Ví dụ, chiếc ổ cứng sẵn có trong máy đang chiếm một vị trí trên giá lắp thì các bạn hãy quan sát cách mà nó được lắp trên giá. Sau đó chọn một vị trí trống khác trên giá lắp và gắn thêm ổ cứng cho PC theo cách tương tự như vậy là được. Sau khi thấy ổ cứng mới nằm yên vị trên giá lắp thì các bạn tiến hành sang bước tiếp theo.

Cách cài thêm ổ d vào máy tính

3. Cắm cáp SATA

Bước tiếp theo trong quy trình lắp song song 2 ổ cứng SSD và HDD chính là cắm cáp SATA. Để cắm cáp SATA các bạn cần phải tìm được cáp có đánh dấu SATA của ổ cứng cũ nằm trên bo mạch chủ. Sau khi đã tìm được các bạn tiến hành cắp cắp SATA của ổ cứng mới ngay bên cạnh đó. Lưu ý rằng đầu cắm chỉ phù hợp với một đầu nối và chúng nằm ở bên phải.

Cách cài thêm ổ d vào máy tính

4. Gắn dây cáp điện vào ổ cứng

Một bước quan trọng trong cách cắm 2 ổ cứng trên 1 máy đó là gắn dây cáp điện vào ổ cứng. Nếu gắn không đúng, lỏng lẻo thì máy sẽ không nhận được ổ cứng đâu. Để làm việc này, các bạn tìm một dây cáp điện SATA, nó cũng giống như dây cáp dữ liệu SATA vậy nhưng có điều nó rộng hơn và được dẫn từ nguồn điện của máy tính.

5. Lắp ổ cứng vào và vặn đúng vị trí

Khi gắn thêm ổ cứng cho PC trên cùng một vị trí của giá lắp thì các bạn lưu ý cần thỉnh thoảng nới lỏng các ốc vít của ổ cứng hiện tại ra, có như vậy thì việc lắp thêm ổ cứng cho PC mới dễ vào đúng vị trí. Trong nhiều trường hợp việc lắp cáp sẽ trở nên dễ dàng hơn sau khi ổ đĩa đã được lắp đúng vị trí của nó.

Cách cài thêm ổ d vào máy tính

Bước tiếp theo các bạn lắp lại vỏ máy tính, cắm nguồn điện và bật máy tính lên. Khi này thì ổ cứng mới vừa được lắp vào đã được cài đặt. Các bạn có thể dùng song song SSD và HDD được.

6. Mở cửa sổ Computer Management

Sau khi máy tính của bạn hoạt động thì các bạn cần phải mở cửa sổ Computer Management ra bằng cách nhấp vào nút Start nằm ở góc dưới cùng bên trái màn hình, sau đó kích chuột phải vào Computer và chọn Manage.

7. Khởi tạo ổ cứng mới

Để tiến hành khởi tạo ổ cứng mới các bạn cần nhấn vào mục Disk Management xuất hiện trong khung bên trái của cửa sổ Computer Management. Khi này các bạn sẽ thấy cửa sổ mới xuất hiện, đó chính là cửa sổ Initialize Disk. tại cửa sổ này sẽ liệt kê tất cả các ổ đĩa mới cài đặt của bạn, đồng thời cũng sẽ yêu cầu bạn cho phép khởi tạo nó. Nghĩa là cho phép Windows được bắt đầu “nhồi” thông tin vào đó.

Cách cài thêm ổ d vào máy tính

8. Bắt đầu quá trình

Nếu như bạn không có bất kỳ thay đổi nào khác thì chỉ cần chọn OK để thực hiện quá trình này. Sau khi quá trình kết thúc thì ô cứng mà bạn gắn thêm đã được ghi nhận nhưng chia có phân vùng. Điều này có nghĩa là ổ đĩa cần phải thêm chữ ổ đĩa và chấp nhận lưu trữ các tập tin thì bạn mới có thể dùng song song SSD và HDD được.

9. Phân vùng cho ổ cứng

Các bạn vào lại cửa sổ Computer Management và nhấp chuột phải vào ổ đĩa mới bạn vừa cài đặt nhưng chưa có phân vùng rồi chọn mục New Simple Volume. Khi thấy cửa sổ New Simple Volume Wizard có nghĩa là ổ cứng của bạn thêm mới đã được phân vùng rồi.

10. Chọn Next trong tất cả các màn hình Wizard

Windows sẽ tiến hành định chữ và định dạng cho ổ đĩa tiếp theo của bạn. Hiện tại, ở ổ đĩa bạn vừa cài đặt sẽ có chữ cái. Các bạn kiểm tra trong Computer sẽ thấy ổ đĩa này xuất hiện. Kiểm tra Computer bằng cách chọn nút Start góc dưới cùng bên trái màn hình rồi chọn Computer là được.

Có một số trường hợp mặc dù đã thực hiện theo cách lắp SSD cho PC nhưng lại gặp phải tình trạng BIOS không nhận ổ cứng SSD. Vậy thì phải làm sao? Tình trạng này là do ổ SSD còn mới nguyên nên các bạn cần phải nạp MBR cho nó bằng cách nhấp chuột phải vào đầu ổ đĩa basic rồi chọn mục Rebuild MBR sau đó chọn Apply là được rồi.

Trên đây là hướng dẫn cách lắp thêm ổ SSD cho PC. cũng không quá khó phải không nào? Hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp bạn thực hiện thành công!