Chương 2. các lý thuyết tâm lý học về dạy học và giáo dục

CHƢƠNG 7TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤCMỤC TIÊU- Giải thích được bản chất, qui luật tâm lý của các quá trình dạy học và giáo dục- Thu thập, phân tích được các tư liệu lý luận và thực tiễn về đời sống tâm lý, tìmđược cách thức để giải quyết các bài tập tình huống sư phạm của nhiệm vụ học tập và rènluyện.7.1. TÂM LÝ HỌC DẠY HỌCDạy học là hoạt động cốt lõi của nhà trường vì nhà trường là môi trường sốngđược xây dựng để thực hiện quá trình dạy học. Ngược lại, dạy học là quá trình giáo dụctrẻ em đặc biệt diễn ra trong môi trường nhà trường. Trong nhà trường, các nội dung giáodục chủ yếu (đức, trí, thể, mỹ và lao động) được thực hiện thông qua hoạt động dạy học.Để thực hiện quá trình dạy học một cách hiệu quả, người thầy giáo phải nắm vững cáchiện tượng tâm lý nảy sinh và diễn biến trong quá trình này, các đặc trưng bản chất và quiluật vận động của chúng. Chuyên ngành tâm lý học dạy học ra đời và phát triển nhằm đápứng đòi hỏi đó của hoạt động sư phạm. Tâm lý học dạy học vận dụng những tri thức củatâm lý học đại cương và tâm lý học phát triển vào việc nghiên cứu các hiện tượng tâm lýnảy sinh và phát triển trong quá trình dạy học. Từ đó tìm ra những cách thức tác độngphù hợp với tâm lý học sinh để nâng cao không ngừng hiệu quả của quá trình này. Dotrong tâm lý học đại cương và tâm lý học phát triển hiện nay có nhiều trường phái vớiquan điểm khác nhau nên trong tâm lý học dạy học cũng có nhiều tác giả với quan điểmtiếp cận khác nhau. Những quan điểm này đều có mặt mạnh, những thành tựu, đóng gópnhất định và những nhược điểm của mình. Trong đó, tâm lý học dạy học theo tiếp cậntâm lý học hoạt động là lý thuyết có giá trị to lớn, có ảnh hưởng quan trọng tới lĩnh vựcdạy học hiện nay của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động chung giữa thầy và trò. Hoạt độngnày được cấu thành từ hai hoạt động có quan hệ gắn bó vỡi nhau đó là hoạt động dạy vàhoạt động học. Hoạt động dạy là hoạt động do người thầy với tư cách là chủ thể thực hiệnvới mục đích trực tiếp là hoạt động học của học sinh qua đó thực hiện mục đích cuốicùng là sự phát triển tâm lý ở trẻ. Hoạt động dạy là hoạt động do trò là chủ thể thực hiệndưới sự hướng dẫn, tổ chức của hoạt động dạy nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, kĩ năng,kỉ xảo tương ứng và thái độ tích cực nhằm phát triển tâm lý, hình thành nhân cách củachính mình. Vì vậy, tâm lý học dạy học có hai lĩnh vực nghiên cứu: tâm lý học hoạt độngdạy và tâm lý học hoạt động học. Hai lĩnh vực này có đối tượng cụ thể khác nhau nhưngđều có mục tiêu chung là xây dựng cơ sở tâm lý cho hoạt động dạy học.7.1.1. Tâm lý học hoạt động dạy7.1.1.1. Khái niệm hoạt động dạyĐể xã hội tồn tại và phát triển, các thế hệ đi trước luôn phải truyền lại cho thế hệsau những kinh nghiệm xã hội lịch sử mà loài người đã sáng tạo và tích luỹ cho đến thếhệ mình cho thế hệ sau. Nhờ đó, trẻ em khi lớn lên có được vốn văn hóa xã hội để tiếptục tồn tại với tính cách là một con người và phát triển xã hội. Việc người lớn truyền thụcho thế hệ sau kinh nghiệm xã hội - lịch sử của loài người được gọi là sự dạy.Trong một thời kì dài của loài người việc dạy được thực hiện bởi hầu hết ngườilớn trong xã hội: ông bà dạy cháu, cha mẹ dạy con, anh chị dạy em… Mọi yếu tố của vănhóa của cộng đồng đều được dạy: dạy đi, dạy nói, dạy cách ăn mặc, lao động, cách thứcứng xử… Kiểu dạy này được thực hiện trong cuộc sống hằng ngày, mọi nơi mọi lúc, noiidung dạy là những cái mà trẻ em còn thiếu, còn yếu, còn sai sót so với người lớn. Việcdạy mang tính tự phát, không phải là một quá trình tổ chức có chương trình, kế hoạch…Người dạy không cần và không có trình độ chuyên nghiệp nên việc dạy chỉ dựa trên kinhnghiệm và cũng chỉ dạy được trẻ những kinh nghiệm sống, lao động thông thường, đơngiản, rời rạc và không hệ thống.Khi tri thức, hiểu biết của loài người được đúc kết thành lý luận; đặc biệt là từ khikhoa học ra đời thì việc dạy theo kiểu ngẫu nhiên không còn đáp ứng được yêu cầu pháttriển của trẻ em và sự phát triển xã hội nữa. Khi đó, việc dạy trở thành một hoạt độngchuyên biệt - hoạt động dạy của một loại lao động chuyên biệt - thầy giáo và được thựchiện trong một môi trường chuyên biệt - môi trường nhà trường.Trong xã hội hiện đại, việc dạy trẻ bằng kinh nghiệm của người lớn nói chung vẫncòn và vẫn cần thiết nhưng không còn đóng vai trò quyết định nữa mà hoạt động dạy đãđóng vai trò chủ đạo trong việc truyền thụ nền văn hóa cho thế hệ sau. Trong nhà trường,thầy giáo giúp cho trẻ em hình thành năng lực người ở trình độ cao thông qua việc dạy trẻhệ thống tri thức khoa học, các kĩ năng và kĩ xảo tương ứng, giúp trẻ hình thành thái độtích cực đối với cuộc sống và các hoạt động theo mục tiêu, nội dung, kế hoạch, phươngpháp, phương tiện và hình thức tổ chức xác định, có cơ sở khoa học.Hoạt động dạy là hoạt động chuyên biệt của người thầy tổ chức và điều khiển hoạt độnghọc của học sinh nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hóa xã hội, tạo ra sự phát triển tâm lývà hình thành nhân cách. Tâm lý học về hoạt động dạy dựa trên khái niệm về nó để xácđịnh vấn đề hàng đầu là bản chất của hoạt động dạy.7.1.1.2. Bản chất của hoạt động dạyHiện nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về bản chất tâm lý của hoạt độngdạy. Theo quan điểm tâm lý học hiện đại, hoạt động dạy có những đặc trưng bản chất cơbản sau:+ Tổ chức quá trình tái tạo tri thức của học sinh. Khác với quan niệm của dạy họctruyền thống cho rằng dạy là thầy truyền thụ kiến thức cho trò. Tâm lý học dạy học hiệnđại cho rằng học trò không thể có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo bằng cách tiếp thu từ thầy mộtcách trực tiếp mà phải bằng cách tái tạo lại chúng theo con đường mà nhân loại đã trảiqua. Với quan niệm này, bản chất hoạt động dạy không còn được hiểu là truyền thụ mà làhướng dẫn, tổ chức và điều khiển học sinh tự mình tìm kiếm, khám phá, tái tạo lại tri thứcđã có của nhân loại cho chính bản thân mình. Đương nhiên để làm được như vậy, ngườithầy phải nắm vững tri thức dạy, con đường mà nhân loại đã đi qua để phát hiện ra nó, sửdụng những tri thức đó như là phương tiện, chất liệu để tổ chức và điều khiển người họchoạt động để lĩnh hội chúng.+ Khác với dạy học truyền thống, dạy học hiện đại quan niệm, cốt lõi của hoạtđộng dạy là phải tạo được hoạt động học tập tính cực của học sinh. Nghĩa là thầy phảikhơi dậy được tính tích cực học tập của trò, phải làm cho trò vừa ý thức được đối tượngcần chiếm lĩnh, hình thành nhu cầu chiếm lĩnh, biết cách chiếm lĩnh, chủ động tích cựctìm kiếm, khám phá đối tượng. Thầy phải là người tổ chức và điều khiển, động viên,khích lệ, tạo điều kiện… để trò tích cực thực hiện các hành động học tập nhằm chiếm lĩnhđối tượng. Theo đó, sự lĩnh hội tri thức khoa học thực sự chỉ có thể là kết quả của nhữnghành động học tập tích cực. Cho nên chính tính tích cực của học sinh quyết định chấtlượng học tập. Như vậy hoạt động dạy phải có tính chất động viên, khích lệ, thúc đẩy, tạođiều kiện để hình thành được ở trò động cơ học tập tích cực.+ Hoạt động dạy luôn thống nhất, gắn bó chặt chẽ với hoạt động học.Hoạt động dạy do thầy thực hiện có chức năng tổ chức điều khiển quá trình lĩnhhội tri thức của học sinh, nó phải phù hợp với hoạt động học của học sinh. Dạy để họcsinh học chứ không phải dạy để mà dạy.Hoạt động học do học sinh thực hiện, có chức năng hành động tích cực thì mớilĩnh hội được tri thức và kinh nghiệm mà xã hội loài người đã tích lũy được. Hoạt độnghọc cần có sự chỉ đạo, tổ chức, điều khiển của hoạt động dạy của thầy giáo “không thầyđố mày làm nên”.Vì vậy, hoạt động dạy và hoạt động học gắn bó rất chặt chẽ với nhau, thống nhấtbiện chứng với nhau. Hiệu quả của hoạt động dạy thể hiện ở hoạt động học và kết quảhọc của trò. Ngược lại, hoạt động học của trò thực hiện như thế nào lại do hoạt động dạycủa thầy qui định.Như vậy, bản chất của hoạt động dạy là quá trình hướng dẫn, tổ chức, điều khiểnquá trình tái tạo tri thức của học sinh, động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho học sinh tíchcực hành động chiếm lĩnh tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo để phát triển tâm lý và hìnhthành nhân cách. Bản chất của hoạt động dạy không phải là quá trình thông báo, truyềnthụ kiến thức cho học sinh. Tất nhiên trong tổ chức và điều khiển học sinh học tập thầycó thông báo và truyền thụ tri thức như đó không phải là yếu tố quyết định.7.1.1.3. Mục đích của hoạt động dạyMục đích cuối cùng của hoạt động dạy của thầy là giúp trẻ lĩnh hội nền văn hóaxã hội, phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng. Tuy nhiên, mục đích nàykhông thể thực hiện một cách trực tiếp mà chỉ có thể đạt tới thông qua quá trình hoạtđộng học tích cực của trò - đó là là mục đích trực tiếp của hoạt động dạy của thầy. Chỉkhi hoạt động dạy của thầy tạo được hoạt động học tích cực của trò thì trẻ mới chiếm línhđược tri thức khoa học thực sự, kĩ năng và kĩ xảo tương ứng, phát triển được tâm lý, hìnhthành nhân cách của họ. Giáo dục truước đây hầu như chỉ mới chú ý đến mục đích cuốicùng của hoạt động dạy, vì vậy hoạt động dạy được coi như là quá trình thầy truyền thụtri thức, kĩ năng, kĩ xảo còn học sinh thì tiếp thu chúng để tạo ra sự phát triển của chínhmình. Những nghiên cứu tâm lý học nửa cuối thế kỉ 20 cho thấy, học sinh chỉ có thể lĩnhhội được tri thức khoa học, phát triển tâm lý trong dạy học bằng quá trình hoạt động tíchcực của chính các em. Trên cơ sở đó, giáo dục hiện đại coi hoạt động học tích cực là mụctiêu trực tiếp của hoạt động dạy. Vì vậy, tích cực hóa hoạt động học của trò là mục tiêuhàng đầu của hoạt động dạy của thầy. Nói cách khác, tâm lý học dạy học hiện đại chorằng, hoạt động dạy của thầy có hai mục đích: mục đích cao nhất và cuối cùng là hìnhthành ở học sinh hệ thống tri thức khoa học và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng; nhưngmục đích này chỉ có thể thực hiện được thông qua mục đích trực tiếp: tạo ra được hoạtđộng học tích cực của trò. Hai mục đích này của hoạt động dạy học có quan hệ biệnchứng với nhau trong hoạt động dạy học của nhà trường.7.1.1.4. Động cơ hoạt động dạyHoạt động dạy là một loại hoạt động đầy khó khăn, phức tạp, để thực hiện đượcmục đích nó cần được thúc đẩy bởi một hệ động cơ mạnh mẽ. Cũng như các nghề thuộclao động tinh thần khác, động cơ hoạt động dạy rất phức tạp và đa dạng bao gồm hai loạichính:- Động cơ tinh thần là những thúc đẩy có giá trị tinh thần: đạo đức, sự tôn vinh củaxã hội, long yêu trẻ, yêu nghề… Những động cơ này có vai trò cơ bản lâu dài trong việcthúc đẩy hoạt động nghề nghiệp của giáo viên.- Động cơ vật chất liên quan đến đời sống vật chất mà chủ yếu là tiền lương, tiềnthưởng với tư cách là sự trả công để tái sản sinh sức lao động xã hội theo nguyên tắc kinhtế thị trường.Với các nghề khác, loại động cơ thứ hai đóng vai trò cơ bản còn loại động cơ thứnhất đống vai trò hỗ trợ. Tuy nhiên, đối với nghề thầy động cơ của hoạt động dạy cho đếnnay người ta vẫn chủ yếu chú ý đến loại động cơ thứ nhất mà ít chú ý đến loại động cơvật chất - thực tiễn, trực tiếp. Lao động dạy học gần như nó được mặc định: đạo đức, caoquí, là cống hiến… nên không được tính toán theo kiểu kinh tế thị trường. Quan niệmnhư vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy của một số đông giáo viên và đặt ranhững khó khăn cho thanh niên trong việc lựa chọn nghề sư phạm. Thực ra, đây là mộtcách nghĩ đã trở thành truyền thống được bắt nguồn từ dạy học cổ truyền trong nền vănminh nông nghiệp. Khi đó, do không đánh giá được giá trị lao động tinh thần nên ngườita nói không trả công cho lao động trí óc nói chung, lao động dạy học nói riêng mà trảbằng giá trị tinh thần, bằng sự tôn vinh. Sang thời đại văn minh công nghiệp và hiện naylà văn minh tri thức, mặc dù có sự thay đổi nhưng lao động dạy do tính đặc thù của mìnhvẫn chưa được đánh giá theo kinh tế thị trường. Đây là vấn đề còn nhiều bàn cãi và chắccòn lâu mới có sự nhất trí, tuy nhiên việc tạo động cơ cho hoạt động dạy đòi hỏi phải cónhững thay đổi về cách nhìn đối với vấn đề.7.1.1.4. Những hành động dạy cơ bảnHoạt động dạy cũng được cấu thành từ các hành động với mà mỗi hành động có một mụcđích cụ thể của mình. Sau đây là một số hành động dạy cơ bản:- Thiết kế bài dạy: bài dạy được hiểu là một quá trình dạy có mục đích là hìnhthành ở học sinh một khái niệm môn học. Để thực hiện hoạt động dạy thành công, trướchết người thầy phải thiết kế được bài dạy mà mục đích là lập được bản kế hoạch dạy họcchi tiết (trước đây gọi là soạn bài). Hành động thiết kế bài dạy gồm nhiều việc làm cụ thểvới những sản phẩm cụ thể. Bao gồm:+ Xác định mục đích bài dạy: khái niệm khoa học mà học sinh phải lĩnh hội vànhững kĩ năng, kĩ xảo tương ứng mà học sinh phải hình thành được khi bài dạy kết thúc.Phải xác định sản phẩm mà học sinh cần phải có được và tiêu chuẩn cụ thể của sản phẩmđó (mức độ nắm khái niệm và hình thành kĩ năng kĩ xảo). Đây cũng chính là yêu cầu vềkiến thức, kỹ năng, thái độ đối với mỗi bài học. Một việc làm quan trọng là phải xác địnhđược vị trí, vai trò của khái niệm sẽ hình thành trong hệ thống tri thứccủa học sinh vàchuẩn bị để học sinh sẽ sử dụng nó như là công cụ để lĩnh hội khái niệm tiếp theo củamôn học.+ Xác định nội dung dạy và học: trên cơ sở mục đích, xác định nội dung dạy, tứclà chỉ ra các việc làm, thao tác mà thầy và trò phải thực hiện theo một lô gic nhất định vànhững quy định chặt chẽ phải tuân theo khi thực hiện các công việc để học sinh lĩnh hộiđược khái niệm. Có nghĩa là người giáo viên phải thiết kế ra hành động mà học sinh thựchiện trong quá trình học.+ Xác định phương tiện dạy và học: cung cấp phương tiện và điều kiện để học sinhthực hiện họat động học tập, đó chính là tài liệu, sách vở, đồ dùng học tập, thiết bị thínghiệm phù hợp với nội dung học tập. Các phương tiện này có thể do nhà trường cungcấp, có thể do học sinh và giáo viên tự làm, tự sưu tầm. Phương tiện dạy quan trọng nhấtcủa người thầy là vốn tri thức và ngôn ngữ. Tuy nhiên, khác với dạy học truyền thốngngôn ngữ được sử dụng với tư cách là phương tiện truyền thụ, trong dạy học hiện đạingôn ngữ là phương tiện cơ bản để người thầy giáo hướng dẫn và tổ chức học trò thựchiện các nội dung hoạt động.+ Xác định phương pháp dạy: Trên cơ sở mục tiêu, nội dung, phương tiện dạy họcvà trình độ của học sinh, thầy phải xác định phương pháp dạy tức là phương pháp tácđộng phù hợp để học sinh thực hiện hoạt động học một cách hiệu quả. Việc lựa chọnđược phương pháp dạy phù hợp là công việc rất quan trọng đối với việc thực hiện nộidung dạy. Phương hướng chung của dạy học hiện đại là phương pháp dạy phải đảm bảophát huy được tính tích cực của học sinh.+ Xác định quá trình thực hiện bài dạy trải theo thời gian tuyến tính trong đó phảiqui định được từng việc làm của thầy và trò trong bài học dạy vào những khoảng thờigian hợp lý.- Tổ chức điều khiển hoạt động học của học sinh: là quá trình thực hiện bài dạy,hiện thực hóa kế hoạch dạy học đã thiết kế. Quan trọng là tổ chức được hệ thống việc làmcủa học sinh theo thiết kế.- Kiểm tra quá trình dạy: khác với dạy học truyền thống việc kiểm tra thực ra làđánh giá sau mỗi tiết học hoặc bài học. Dạy học hiện đại quan niệm kiểm tra là quá trìnhhành động đi song song với hành động tổ chức nhằm phát hiện các lỗi, các sai lệch, cáchở sót trong quá trình hành động học của mỗi học sinh để kịp thời sửa chữa để đảm bảocho học sinh làm đúng nhờ đó chắc chắn lĩnh hội được tri thức qui định. hình thành. Bêncạnh quá trình kiểm tra, người thầy phải hướng dẫn để hình thành khả năng tự kiểm trahành động học cho học sinh.- Điều chỉnh: trong quá trình dạy có thể xuất hiện những yếu tố mới, những khókhăn và sai lầm của học sinh…làm cho hành động dạy nếu cứ thực hiện theo đúng kếhoạch sẽ không đảm bảo chất lượng. Khi đó, người thầy phải điều chỉnh hành động đểviệc dạy phù hợp với tình hình mới, giúp đỡ các học sinh gặp sai lầm, khó khăn để cácem có được hành động đúng.- Đánh giá và hướng dẫn học sinh tự đánh giá là hành động dạy quan trọng trongđó người thầy đưa học sinh vào các tình huốn khác nhau mà để giải quyết chúng, họcsinh phải dùng kiến thức đã học để giải quyết. Qua đó xác nhận kết quả học tập, đem kếtquả này đối chiếu với mục tiêu đã đề ra. Trên cơ sở đánh giá xác định hành động dạy tiếptheo. Trong đánh giá, hai việc làm cơ bản nhất là xác định được tiêu chí đánh giá mức độnắm vững kiến thức của học sinh và khách quan hóa được việc đánh giá để đảm bảo kếtquả đánh giá phản ánh được cái đã hình thành ở học sinh sau quá trình học.7.1.1.5. Những yếu tố quy định sự thành công của họat động dạyHoạt động dạy chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Cơ bảnlà:- Các yếu tố chủ quan quy định thành công trong hoạt động dạy:+ Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của người giáo viên là yếu tố có tác độngquan trọng đối với thành công của hoạt động dạy, vì nó quy định nội dung và phươngpháp dạy học của người thầy giáo. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người thầy giáothể hiện ở:- Khả năng hiểu và đánh giá đúng trình độ của học sinh. Đó là khả năng của ngườigiáo viên hiểu được đúng cái đã có, cái chưa có và cái đang hình thành ở học sinh. Khảnăng xác định nội dung, cách thức, con đường tác động phù hợp với đặc điểm tâm lý họcsinh để đảm bảo dạy học hiệu quả, nắm bắt nhanh chóng và chính xác diễn biến tâm lýcủa học sinh, phát hiện các vấn đề tâm lý nảy sinh ở học sinh trong quá trình dạy học.- Khả năng nắm vững nội dung dạy, đánh giá, phân tích và phát triển chương trìnhdạy. Đây là điều kiện cơ bản, yêu cầu người giáo viên phải nắm vững những nội dungchủ yếu của môn học, chương trình tổng thể, chương trình cấp học, lớp học... Đánh giáđược chương trình, phân tích được cấu trúc lô gic của chương trình, xác định được nhữngnội dung cơ bản, then chốt của chương trình. Trên cơ sở đánh giá và phân tích chươngtrình, người giáo viên hiện đại phải phát triển được chương trình chung thành chươngtrình dạy học cho từng lớp, từng học sinh. Việc phát triển chương trình dạy học trước hếtlà cụ thể hóa để phù hợp với địa phương, vùng miền và trình độ của học sinh sau đó lànâng cao chương trình một cách thường xuyên để nó đáp ứng được sự phát triển khôngngừng của tri thức môn học. Năng lực phát triển chương trình là một yêu cầu quan trọngđối với người giáo viên hiện vì nó đảm bảo cho hoạt động dạy luôn phát triển, phù hợpvới học sinh và sự phát triển của khoa học.- Khả năng nắm vững, đánh giá, lựa chọn và chế biến tài liệu dạy. Trong dạy họchiện đại, vai trò của tài liệu dạy khác với dạy học truyền thống, nó không được coi làchuẩn mực nữa mà đó là sự cụ thể hóa chương trình dạy (vì vậy có thể có nhiều bộ tàiliệu dạy cho một chương trình) mà thầy và trò phải thực hiện. Tuy nhiên, tài liệu vẫn làphương tiện dạy học quan trọng. Để sử dụng nó hiệu quả, trước hết người thầy phải đánhgiá, phân tích được các tài liệu, nắm được cái trung tâm, cái cơ bản trong mỗi tài liệu hiệncó để trên cơ sở đó lựa chọn tài liệu dạy phù hợp nhất đối với chương trình dạy, đặc điểmvà trình độ của thầy và của trò. Với tài liệu dạy đã được lựa chọn, thầy giáo phải chế biếnnó bằng việc sắp xếp, bổ sung, lược bỏ bớt... nội dung để nó phù hợp với đặc điểm họcsinh, điều kiện của hoạt động dạy học. Bản chất của chế biến tài liệu dạy là giáo viên xâydựng một tài liệu dạy của riêng mình vừa đảm bảo nội dung chương trình qui định, vừaphù hợp với đặc điểm thực tế.- Khả năng lựa chọn phương tiện, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Saukhi đã xác định nội dung dạy học cụ thể cho một bài học ở từng lớp học, thầy giáp phảilựa chọn được phương tiện dạy học hợp lý. Phương tiện dạy học có ý nghĩa quan trọngđối với việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả dạy học. Trong dạy học, giáo viên phải sửdụng một hệ thống các phương tiện khác nhau gồm: các phương tiện tinh thần: tri thức, kĩnăng; phương tiện ngôn ngữ: lời nói, chữ viết; phương tiện vật chất: tài liệu, đồ dùng thựchành thí nghiệm... Trong đó vốn tri thức và ngôn ngữ của thầy có vai trò quan trọng hàngđầu. Mỗi phương tiện lại yêu cầu những cách thức thao tác riêng của mình - đó chính làphương pháp. Việc lựa chọn và thực hiện đúng phương pháp sử dụng các phương tiệndạy hiện có là yêu cầu quan trọng để dạy có chất lượng. Việc tiếp theo khi lựa chọn nộidung, phương tiện và phương pháp dạy học là xác định hình thức tổ chức dạy học, mỗinội dung, phương tiện và phương pháp lại phải được tổ chức dưới một hình thức tổ chứcdạy học tương ứng. Khi đó bài dạy mới đảm bảo hiệu quả cao.- Hoạch định những hành động cần thiết của học sinh trong giờ học là một yêu cầuquan trọng đối với người giáo viên. Theo đó, trên cơ sở thiết kế bài dạy, người giáo viênphải xác định được hệ thống việc làm mà học sinh phải thực hiện, cách thức hướng dẫ,kiểm tra để các em thực hiện đúng hành động qui định. Ngoài ra, thầy còn phải hình dungra những tình huống có thể xảy ra làm cho bài dạy không diễn ra theo thiết kế và cách xửlý hiệu quả. Trong đó quan trọng là những tình huống mà học sinh không làm đúnghướng dẫn.- Có các kỹ năng dạy học thuần thục. Hoạt động dạy học đòi hỏi một hệ thống rấtnhiều kĩ năng cụ thể đa dạng. Trong đó có những kĩ năng chung như kĩ năng ngôn ngữtrong sáng, diễn đạt vấn đề một cách rõ ràng, ngắn gọn để học sinh nắm chắc công việcphải thực hiện, kĩ năng giao tiếp sư phạm... lôi cuốn được học sinh tham gia vào hoạtđộng một cách tích cực. Bên cạnh đó, mỗi môn học, thậm chí từng bài học có thể yêu cầunhững kĩ năng có tính chuyên biệt.+ Thái độ tích cực đối với hoạt động dạy học là một trong ba yếu tố tạo nên nănglực dạy học của người giáo viên được cấu thành bởi nhiều phẩm chất nhân cách mà cơbản là:- Lòng yêu nghề, yêu trẻ, hứng thú với công việc dạy học.- Mạnh dạn, tự tin, trách nhiệm cao, nhiệt tình giảng dạy.- Cần cù, chịu khó học hỏi đồng nghiệp, tận tuỵ với học sinh, luôn có tinh thần tìmtòi đổi mới, sáng tạo trong dạy họcCác yếu tố khách quan chi phối hoạt động dạy của giáo viên:- Khả năng học tập, trình độ và thái độ học tập của học sinh. Hoạt động dạy củathầy không chỉ phụ thuộc và bản thân thầy mà còn phụ thuộc căn bản vào đối tượng dạy cái đang phát triển trong tâm lý học sinh và khách thể dạy - bản thân học sinh. Để đạtđược hiệu quả, hoạt động dạy của thầy phải phù hợp với chúng. Trong đó trước hết là khảnăng học tập của học sinh. Mỗi học sinh có những khả năng khác nhau đối với việc họctập nói chung và vói từng môn học nói riêng. Khả năng học tập là yếu tố có ảnh hưởngquan trọng đối với kết quả học tập của các em. Trình độ của các học sinh trong một lớpcũng thường không ngang nhau cũng ảnh hưởng mạnh đến kết quả dạy học. Đặc biệt, vớinhững học sinh có trình độ thấp hơn hoặc cao hơn mặt bằng chung đều khó học tập hiệuquả.- Các điều kiện giảng dạy: Hoạt động dạy chịu tác động mạnh mẽ của những điềukiện của nhà trường và xã hội. Trong đó trước hết là cơ chế quản lý, với những cơ chếquản lý khác nhau, hoạt động dạy sẽ được thực hiện và có hiệu quả khác nhau. Với cơchế quản lý quan liêu, bao cấp hoạt động dạy sẽ trở thành xơ cứng, máy móc, kém sángtạo; ngược lại với cơ chế quản lý dân chủ, hoạt động dạy sẽ trở nên linh hoạt, sáng tạo vàhiệu quả hơn. Liên quan đến vấn đề quản lý là môi trường nhà trường. Mức độ thân thiệncũng là điều kiện để giáo viên dạy học hiệu quả. Các hiện tượng tâm lý xã hội cũng ảnhhưởng tới việc dạy của giáo viên. Chẳng hạn như, truyền thống học ứng thí như hiện naysẽ làm cho giáo viên luôn luôn hướng việc dạy vào mục tiêu làm sao để học sinh đi thiđạt kết quả cao nhất mà bỏ qua các mặt giáo dục khác... Trang thiết bị dạy học với tínhchất là phương tiện kỹ thụât có vai trò quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả dạy học.- Điều kiện sống và làm việc của giáo viên. Người giáo viên trước hết cũng là mộtcon người, với những nhu cầu của cuộc sống bình thường. Việc đảm bảo các điều kiệnsống và làm việc để thầy yên tâm với hoạt động dạy là một yếu tố đảm bảo và nâng caochất lượng của hoạt động này. Tất nhiên, nghề dạy học không phải là nghề để làm kinh tếnhưng một cuộc sống và điều kiện làm việc quá thiếu thốn về vật chất tinh thần sẽ làmgiảm sút chất lượng hoạt động này.7.1.2. Tâm lý học hoạt động học7.1.2.1. Khái niệm họat động họcHọc là một thuật ngữ được dùng nhiều trong cuộc sống hằng ngày nhưng kháiniệm học lại được dùng khác nhau trong các trường hợp khác nhau. Ví dụ: khỉ học làmxiếc, trâu bò học cày, bừa, đứa trẻ học nói, học sinh học tập… Thực trạng này do kháiniệm học được dùng với những nội hàm khác nhau từ rộng nhất cho đến rất hẹp.Mỗi cá thể động vật và con người đều có một hệ thống hành vi năng được thừa kếbằng con đường di truyền sinh học. Bản năng là hành vi chung của một loài động vậtđược hình thành trong lịch sử loài giúp các cá thể của loài đó thích nghi được với môitrường sống và được ghi vào cơ cấu di truyền. Mỗi khi cá thể gặp môi trường sống quenthuộc với loài thì hành vi tương ứng tự nhiên xuất hiện. Ví dụ con vịt gặp nước - dù là lầnđầu tiên là hành vi bơi sẽ mặc nhiên xuất hiện, giúp nó sống được ở môi trường này. Ởcác động vật bậc thấp, ít di chuyển do đó môi trường sống hầu như không thay đổi so vớitổ tiên thì chỉ cần hành vi bản năng là đủ. Ngược lại, các loài động vật bậc cao di chuyểnnhiều, thậm chí là rất xa nơi quen thuộc do đó trong môi trường sống của chúng dễ xuấthiện các tác động không quen thuộc. Khi đó, hệ thống hành vi bản năng không còn đủ đểcá thể động vật thích nghi và sống còn trong môi trường sống mới. Để tồn tại, các cá thểphải hình thành được cho mình những hành vi mới chưa có trong bản năng mà nhờ nó,chúng thích nghi được với môi trường mới. Hành vi mới này có được nhờ nguyên tắc thử- sai và tập luyện trên cơ sở biến đổi những hành vi đã có trước đó. Việc hình thành hànhvi mới, hợp lý ở người và động vật thông qua quá trình luyện tập được gọi là học. Nhưvậy, học với nghĩa rộng nhất có cả ở người và động vật.Tuy nhiên học của người khác về học của động vật khác nhau về bản chất. Ở độngvật, việc học chỉ dừng lại ở kĩ xảo có tính chất cá thể. Các kĩ xảo chỉ được hình thành vàtồn tại trên từng cá thể, không thể truyền được từ cá thể này sang cá thể khác. Mỗi cá thểđộng vật khác muốn có kĩ xảo đó thì phải làm lại từ đầu. Vì vậy, các động vật dù là độngvật bậc cao không thể phát triển quá cao so với hành vi bản năng do tổ tiên để lại. Ví dụcon trâu mẹ cày giỏi không thể truyền lại cho con của nó hành vi cày.Ở con người học cũng là hình thành hành vi mới nhưng lượng hành vi cá thể tựhình thành cho mình chiếm tỷ lệ không đáng kể. Những hành vi khác với bản năng củacon người được hình thành theo con đường khác về bản chất so với kĩ xảo động vật. Đólà ở loài người, khi một cá thể hình thành được một hành vi mới thì nó không giữ choriêng mình mà truyền lại cho các cá thể khác. Nhờ đó các hành vi này được tích lũy lạitrong suốt chiều dài lịch sử được gọi là những kinh nghiệm xã hội lịch sử hoặc là hành vivăn hóa. Mỗi đứa sau khi sinh ra dần dần hình thành các hành vi văn hóa nhưng khôngbằng con đường mò mẫm, thử - sai mà bằng con đường lĩnh hội từ người lớn. Sự lĩnh hộinày cũng thực hiện bằng con đường luyện tập nhưng dưới sự hướng dẫn, tổ chức củanhững người lớn - những người đã có hành vi đó - thông qua ngôn ngữ. Như vậy, việchọc của con người là sự lĩnh hội các hành vi văn hóa một cách có ý thức, có ngôn ngữ, cótính tự giác. Đây là điểm khác biệt về chất lượng của việc học ở người so với việc họccủa con vật. Tuy nhiên, ở con người hiện đại lại có hai kiểu học khác nhau về chất lượng:sự học ngẫu nhiên và hoạt động học ở nhà trường.* Học ngẫu nhiên xảy ra khi người ta thực hiện một hành động hoặc giao tiếp cómục đích khác nhưng vẫn lĩnh hội được một hiểu biết, kĩ năng hoặc kĩ xảo mới. Ví dụ:Một em bé cầm bát đũa khi mọi người trong gia đình ăn cơm với tư cách là trò chơinhưng qua đó học được cách ăn bằng bát đũa. Một người thợ thủ công lúc đầu đi làm đểkiếm ăn nhưng trong quá trình đó học được kĩ năng, kĩ xảo nghề...hay đi một ngày đànghọc một sàng khôn. Nói cách khác, học ngẫu nhiên là trường hợp học là một sản phẩmphụ của quá trình sống và hoạt động của con người. Học ngẫu nhiên có các đặc điểm cơbản:- Việc học được xảy ra trong một hành động, hoạt động nhằm thực hiện một mụctiêu khác. Con người không đặt mục tiêu học nhưng vẫn học được cái mới. Việc học xảyra mọi nơi, mọi lúc trong cuộc sống.- Những hiểu biết thu được của cách học này mang tính kinh nghiệm, rời rạc,không hệ thống, chỉ đúng với hoàn cảnh cụ thể và thường là đơn giản như: “Học ăn, họcnói, học gói, học mở”. Vì vậy, học ngẫu nhiên không thích hợp với những kiến thức khoahọc mang tính hệ thống chặt chẽ.- Việc học ngẫu nhiên mất rất nhiều thời gian, công sức nên hiệu quả thấp và kếtquả rất không chắc chắn. Để thành thạo một nghề nghiệp bằng cách học ngẫu nhiên,người ta mất nhiều năm làm việc.* Học theo phương thức nhà trường hay còn gọi là hoạt động học đó là việc học cótính chuyên biệt, có mục đích,có nội dung, có kế hoạch, có phương pháp tích cực, hìnhthức tổ chức riêng và được tổ chức bởi một loại người lớn chuyên biệt là thầy giáo, thựchiện trong môi trường chuyên biệt là nhà trường. Hoạt động học có một số đặc điểm cơbản:- Có mục đích trực tiếp là chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Quá trình hànhđộng và giao tiếp trong học tập thực hiện mục tiêu lĩnh hội đề ra trước. Để thực hiện mụcđích, người học phải thực hiện những nội dung hoạt động và thực hiện chúng theo nhữngcách thức, hình thức tổ chức theo qui định. Quá trình học được kiểm tra thường xuyên vàkết quả học được đánh giá cụ thể.- Hiệu quả lĩnh hội cao: trong một thời gian ngắn với công sức bỏ ra tối thiểu, họcsinh chiếm lĩnh được một hệ thống tri thức khoa học, phức tạp, ở trình độ cao với các kĩnăng và kĩ xảo tương ứng, chuẩn bị cho việc tham gia vào hoạt động lao động chất lượngcao của xã hội hiện đại. Điều mà học ngẫu nhiên không thể làm được.- Học tập là hoạt động đặc thù của con người và chỉ có ở con người bởi vì nóđược điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, nhữnghình thức hành vi và những dạng họat động nhất định. Không chỉ vậy, hoạt động họcđóng vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ em hiện đại. Một đứa trẻ ngày naykhông thể trở thành con người văn minh nếu không học qua nhà trường. Học theophương pháp nhà trường mới gọi là họat động học.7.1.2.2. Bản chất của hoạt động học- Đối tượng của hoạt động học là tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.Trong hoạt động dạy thì giáo viên là chủ thể còn đối tượng là cái đang phát triển trongtâm lý học sinh còn trong hoạt động học thì học sinh là chủ thể, còn đối tượng lĩnh hội làtri thức khoa học (hoặc dựa trên cơ sở khoa học), kỹ năng, kỹ xảo tương ứng được kếttinh lại trong các môn học. Tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng là một loạinăng lực người mà các thế hệ trước đã phát hiện ra và để lại trong nền văn hóa hiện đại.Trong hoạt động học, học sinh lấy nó làm đối tượng, tác động vào nó đang ẩn tàng trongcác khách thể làm cho nó sống lại và chuyển vào trong tâm lý, taọ ra sự phát triển củabản thân chủ thể.Cùng có đối tượng là tri thức khoa học và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng nhưnghoạt động học của học sinh lại có khác biệt căn bản so với hoạt động nghiên cứu khoahọc của nhà khoa học. Tri thức khoa học mà nhà khoa học nghiên cứu là bản chất, quiluật vận động của thế giới khách quan trước đó loài người chưa biết, nhờ hoạt độngnghiên cứu khoa học, con người lần đầu tiên phát hiện ra chúng (gọi là phát minh khoahọc). Sản phẩm của hoạt động nghiên cứu khoa học là tri thức, kĩ năng và kĩ xảo tươngứng là cái mới không chỉ với cá nhân nhà khoa học mà còn đối với cả nhân loại. Còn trithức, kĩ năng và kĩ xảo mà học sinh lĩnh hội thì chỉ mới đối với cá nhân học sinh nhưngkhông mới đối với loài người. Nói cách khác, hoạt động học của học sinh nhằm tái tạo lạicái mà các nhà khoa học đã phát hiện ra. Tuy nhiên, hoạt động học không phải là sự tiếpthu thụ động tri thức khoa học mà nhà khoa học đã phát hiện ra. Để có hiểu biết khoa họcthực sự, học sinh phải đi lại con đường mà nhà khoa học đã đi để tìm ra tri thức. Chỉ kháclà, nhờ sự dẫn dắt của thầy, học sinh không phải đi theo con đường lịch sử của khoa họcmà đi theo con đường lô gic ngắn nhất và thẳng nhất mà không lặp lại những sai lầm củanhà khoa học với thời gian và công sức ít nhất. Ví dụ: để phát hiện ra không khí có N2 vàO2, La-voa-di-ê mất nhiều năm nhưng học sinh tiểu học thì có tri thức đó trong một tiếthọc. Tóm lại, nghiên cứu khoa học và hoạt động học là hai hoạt động khác nhau nhưngchúng đều thực hiện theo cơ chế phát hiện sáng tạo - cơ chế bằng hoạt động của mình,chủ thể tác động vào khách thể để đối tượng phải bộc lộ và chiếm lĩnh chúng.- Hoạt động học là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính bản thân chủ thể. Đâylà đặc trưng quan trọng nhất của hoạt động học. Trong khi các họat động khác của conngười nhằm làm thay đổi đối tượng, biến đối tượng thành sản phẩm, thì hoạt động họccủa học sinh lại không nhằm vào biến đổi đối tượng mà quá trình tác động vào đối tượnglại làm thay đổi chính bản thân người học. Hoạt động học chỉ làm đối tượng chuyển dờitừ các khách thể bên ngoài vào trong đầu óc chủ thể, qua đó chúng nâng cao nhận thức,làm thay đổi suy nghĩ, hình thành được kỹ năng, kỹ xảo, tình cảm… của bản thân ngườihọc. Cũng có khi hoạt động học làm thay đổi đối tượng, phát hiện được tri thức mớinhưng đây là trường hợp cực kì hãn hữu, nếu có thì nó cũng chỉ là hệ qủa của sự thay đổichính bản thân người học, đó là khi người học có khả năng sáng tạo. Ví dụ, trường hợpGau-xơ phát hiện ra cách thực hiện phép cộng từ 1 đến 10 một cách ngắn nhất.- Hoạt động học là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức. Nghĩa là ngườihọc phải có ý thức học tập- nhận thức về hoạt động, có thái độ đối với hoạt động và hànhvi tương ứng. Quan trọng hơn, hoạt động học phải luôn được sự điều khiển theo ý thứccủa người học. Cụ thể:Người học phải có mục đích học tập đúng đắn là chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹxảo... Đó là mục đích quan trọng nhất, các mục đích khác phải trên cơ sở mục đích chiếmlĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Không để các mục đích khác lấn át mục đích học. Trên cơsở mục đích học đúng đắn, hình thành được hệ động cơ học tập tích cực.Ví dụ: học sinh phải có mục đích học tập là nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vàđể có chúng phải thật tích cực học. Mục đích học tập của học sinh không phải là để cóđiểm số, bằng cấp và thực hiện mục đích này bằng những cách thức...Để thực hiện được mục đích học đã xác định, người học phải tìm phương pháphọc tập, lựa chọn phương pháp học tập thích hợp và biết vận dụng phương pháp học tậpmột cách hiệu quả...Người học phải có sự nổ lực bản thân, ý chí vượt khó, chăm chỉ, tự lực, tự giáchoàn thành các nhiệm vụ học tập, thực hiện các hành động học cần thiết để lĩnh hội đượctri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã xác định. Việc học chỉ thực sự hiệu quả khi người học tíchcực học, người khác học giúp. Ngay cả khi thầy tích cực dạy mà trò không tích cực họcthì học tập cũng không thể có kết quả.- Hoạt động học còn hướng vào việc lĩnh hội phương pháp học. Để lĩnh hội đượctri thức khoa học, kĩ năng và kĩ xảo tương ứng, người học phải có phương pháp hoạtđộng tương ứng - phương pháp học. Tuy nhiên, phương pháp học không thể hình thànhmột cách riêng rẽ, độc lập mà được hình thành trong chính quá trình học tập để lĩnh hộitri thức, kĩ năng, kĩ xảo tương ứng của học sinh. Khi thực hiện hoạt động học để lĩnh hộimột tri thức thì đồng thời học sinh lĩnh hội được cách thức chiếm lĩnh chúng. Như vậy,trong hoạt động học, học sinh lĩnh hội không chỉ tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo tươngứng mà còn lĩnh hội được tri thức về hoạt động, các kĩ năng và kĩ xảo học. Vì vậy, trongquá trình dạy học, người thầy không chỉ hình thành ở trò hình ảnh của tri thức vào trí nhớmà phải hướng dẫn họ sinh thực hiện các thức lĩnh hội tri thức, nghĩa là phải hướng dẫnhọc sinh tiến hành các thao tác trí tuệ để phát hiện tri thức và vận dụng kiến thức để suynghĩ sáng tạo. Ví dụ: dạy các công thức tính diện tích các hình thì không chỉ dạy học sinhnắm được các công thức đơn thuần mà còn các thao tác trí tuệ: phân tích, tổng hợp, kháiquát hóa... mà nhân loại đã dùng để phát hiện các công thức đó.* Các cơ chế học của con ngườiMặc dù được thể hiện đa dạng nhưng về cơ bản việc học của con người được diễnra theo 3 cơ chế chủ yếu: tập nhiễm, bắt chước và nhận thức.+ Học theo cơ chế tập nhiễm. Tập nhiễm là sự ảnh hưởng tự phát trong quá trìnhtương tác lẫn nhau giữa các cá thể trong nhóm trong quá trình sống và hoạt động chung.Ảnh hưởng lẫn nhau này dẫn đến sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của các cá thểđó. Đặc trưng cơ bản của tập nhiễm là sự tác động và tiếp nhận một cách vô thức. Tậpnhiễm là cơ chế học đơn giản và tự nhiên nhất, trong đó người bị tập nhiễm có thể khôngý thức được về sự thay đổi của bản thân. Ví dụ: Trẻ bị nhiễm tật nói dối, nói tục khi sốngtrong môi trường mà người lớn thường nói dối, nói tục. Hay một số học sinh bị nhiễmthói ăn chơi, đua đòi, biếng học khi thường xuyên tham gia các nhóm bạn có đặc điểmnày.+ Học theo cơ chế bắt chước.- Bắt chước là cơ chế học mà trong đó cá thể lặp lại những ứng xử, hành vi của cáccá thể khác dựa vào hình ảnh tri giác được hay biểu tượng đã có về chúng. Bắt chước làhiện tượng phổ biến ở người và động vật, nó giúp cho cá thể học được kinh nghiệm ứngxử và lao động.- Mô hình chung của cơ chế bắt chước là: Quan sát hành vi, vật mẫu, ghi nhớchúng rồi tạo dựng lại trong hành vi của chính mình sau đó lặp lại củng cố hành vi mới.Ví dụ em bé nhìn vào miệng mẹ lúc mẹ nói, bắt chước để phát âm. Học sinh lớp 1 bắtchước cô giáo viết chữ.- Cơ chế bắt chước có nhiều mức độ: Bắt chước dựa trên hình ảnh trực quan tứcthời khi đang (Trẻ múa theo người lớn - cấp độ tri giác); bắt chước theo biểu tượng đã cóvề hành động (người ta nhớ lại cái người khác đã làm để làm theo - cấp độ trí nhớ), bắtchước theo các khái niệm và theo các phương thức (mô phỏng theo cách diễn đạt, cách tưduy, theo lô gic hành động - cấp độ tư duy)…Cơ chế bắt chước rất phổ biến trong cuộc sống và chiếm ưu thế khi người ta lĩnhhội các tri thức, kĩ năng và kĩ xảo có tính kinh nghiệm. Nhưng khi con người cần nhậnthức hệ thống tri thức khoa học thì nó không đáp ứng được yêu cầu.+ Học theo cơ chế nhận thức.- Học theo cơ chế nhận thức là sự lĩnh hội các kiến thức về thế giới, các kỹ năngvà phương pháp hành động cũng như các giá trị sống khác qua hoạt động nhận thức (Cảmgiác, tri giác, tư duy, tưởng tượng) của người học nhằm mục đích khám phá thế giới vàthoả mãn nhu cầu nhận thức.- Học theo cơ chế nhận thức là quá trình cá nhân dưới sự giúp đỡ của người dạythâm nhập, khám phá, tái tạo lại, cấu trúc lại thế giới xung quanh, qua đó phát hiện ra vàchiếm lĩnh tri thức ẩn tàng trong khách thể. Nhờ vậy, kiến thức bản thân được hình thànhvà phát triển. Với ý nghĩa đó, hoạt động học của học sinh được thực hiện theo cơ chếnhận thức.- Cơ chế nhận thức là cơ chế học cao nhất có mô hình chung là: hành động lĩnh hội(Hiểu) đến hành động nhớ và hành động vận dụng tri thức một cách có hệ thống và sángtạo vào thực tiễn hoặc để lĩnh hội một tri thức khác. Học theo cơ chế nhận thức tuân theoquy luật nhận thức là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượngtrở về với thực tiễn.Tóm lại, bản chất của họat động học là hoạt động tích cực của cá nhân người họcdưới sự tổ chức và hướng dẫn của người dạy nhằm chiếm lĩnh các tri thức khoa học, kỹnăng, kỹ xảo tương ứng để phát triển tâm lý, hình thành nhân cách.7.1.2.3. Các quy luật học tậpCác nghiên cứu đã xác định, quá trình học tập của con người chịu sự tác động củanhiều qui luật tâm lý khác nhau, trong đó những qui luật có vai trò quan trọng là:- Quy luật tâm thếTâm thế là một trạng thái tâm lý làm nền cho một quá trình hoạt động của conngười. Nó chuẩn bị cho việc cá nhân sẵn sàng đón nhận hoặc thực hiện một hoạt độngnào đó. Tâm thế bao gồm cả sự chuẩn bị cho hoạt động, trong đó con người huy động cáckhả năng cho việc thực hiện hoạt động. tâm thế thường thể hiện bằng trạng thái căngthẳng trước khi con người tiếp nhận hoặc thực hiện hoạt động và nó có thể tác động tíchcực hoặc tiêu cực tới hoạt động cá nhân. Mức độ hoàn thành công việc phụ thuộc khánhiều vào tâm thế. Tâm thế là điều kiện quan trọng của hoạt động học, vì hoạt động họcchịu ảnh hưởng của trạng thái sẵn sàng của cá nhân. Giáo viên khó có thể buộc học sinhhọc tập khi chúng không được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tốt. Sinh viên tiếp thu bài tốthơn, tích cực hơn nếu đã chuẩn bị trước... Tâm thế có vai trò rất quan trọng trong việcthực hiện một công việc quan trọng như học bài mới, thi cử…- Quy luật luyện tậpLuyện tập là một việc làm cần thiết để nắm vững một tri thức và kỹ năng. Luyệntập là việc người học thực hiện lại kiến thức, kĩ năng đã học ở những mức độ khác nhau.Ở mức độ đơn giản nhất là lặp lại nguyên xi cái đã học như học sinh lớp 1 luyện viết khihọc chữ. Ở mức độ cao hơn là vận dụng để giải quyết một tình huống mới nhưng có cùngbản chất với tình huống học như học sinh vận dụng kiến thức để giải một bài tập. Ở mứcđộ cao học sinh vận dụng kiến thức để lĩnh hội một kiến thức, kĩ năng mới như khi đã cókiến thức về tính diện tích hình tam giác vận dụng để lĩnh hội công thức tính diện tíchhình thang, hình tròn...Việc luyện tập sẽ làm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo được cũng cố trởnên vững chắc, ổn định và nâng cao khả năng vận dụng.Một kiến thức, kĩ năng và đặc biệt là một kĩ xảo không được luyện tập sẽ bị quêndần. Các nhà TLH Hành vi cho rằng việc luyện tập là củng cố các mối liên hệ giữa kíchthích- phản ứng và sự tăng cường mối liên hệ này tỷ lệ thuận với số lần nó xuất hiện và tỷlệ thuận với sức mạnh trung bình và khoảng thời gian liên hệ. Ngược lại, khi mối liên hệgiữa kích thích và phản ứng không được thực hiện trong một khoảng thời gian thì sứcmạnh của mối liên hệ giảm sút. Còn theo lý thuyết phản xạ có điều kiện của I.P. Pav-lôpthì độ bền vững của phản xạ phụ thuôc vào số lần và thời gian luyện tập.* Quy luật hình thành và di chuyển các liên tưởngNhững người theo thuyết liên tưởng thì cho rằng, bản chất của học là hình thànhmột liên tưởng mới, đó là sự xác lập liên hệ giữa kích thích và phản ứng tương ứng. Tuynhiên, liên tưởng không hoàn toàn cố định mà có sự di chuyển, tức là nếu trong điều kiệncó sự tác động đồng thời của nhiều tác nhân kích thích, một trong số đó gây ra phản ứngthì không chỉ nó mà những kích thích khác cũng có khả năng gây ra chính phản ứng đó.Ví dụ: Giờ học bài X, học sinh vừa được nghe, nhìn hay cô giáo kể cho một câu chuyệnvui về A... thì sau đó chỉ cần nhìn thấy đối tượng A là học sinh cũng nhớ tới bài X. vàngược lại. Sự di chuyển các liên tưởng rất quan trọng trong việc củng cố và vận dụngkiến thức. Trong quá trình học tập, các tri thức có sự di chuyển liên tưởng theo nhiều kiểukhác nhau: tương tự, tương cận, nhân quả… Sự hình thành và di chuyển của các liêntưởng giúp hệ thống kiến thức con người trở nên vững chắc, trở thành hệ thống và có khảnăng vận dụng vào những tình huống khác nhau.- Quy luật hiệu quảBất kỳ hành động nào mà con người thực hiện trong tình huống nhất định có thểgây ra một sự thoả mãn ở chủ thể thì khi tình huống đó xuất hiện trở lại, sự xuất hiện củahành động tương ứng có xác xuất lớn hơn hành động không tạo sự thõa mãn hoặc gây rasự khó chịu cho chủ thể. Trong học tập, một kiến thức, kĩ năng thõa mãn nhu cầu chủ thểsẽ được chủ thể lĩnh hội tốt hơn. Vì vậy, khơi gợi ở học sinh nhu cầu, hứng thú với trithức và dạy học phù hợp với nhu cầu, hứng thú nhận thức cuảt học sinh là một yêu cầucăn bản của dạy học hiện đại.7.1.2.4. Hình thành hoạt động họcHọc sinh không thể học tập hiệu quả nếu không thực hiện được hoạt đoọng học.Tuy nhiên, hoạt động học không có trước ở học sinh khi trẻ bước vào nhà trường và cũngkhông thể hình thành nó một cách riêng rẽ, độc lập. Vì vậy, trong quá trình dạy học, bêncạnh việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội, thầy còn phải tổ chức hình thành hoạt động họccho trò. Vận dụng thành tựu lý luận của A.N.Leonchev về hoạt động tâm lý vào lĩnh vựcdạy học cho thấy, hoạt động học cũng có cấu trúc cơ bản bên trong gồm các yếu tố: độngcơ học tập, mục đích học tập, các hành động học, và các thao tác và phương tiện, điềukiện học. Trong đó trung tâm của hoạt động học là các hành động học. Hoạt động họckhông tự nhiên có mà là kết quả của quá trình hình thành lâu dài với không ít khó khăntrởi ngại. Sự hình thành hoạt động học là kết quả tổng hợp của sự hình thành các yếu tốbộ phận. Vì vậy, để hình thành hoạt động học cho học sinh phải hình thành được ở trẻ cácyếu tố các yếu tố cấu thành của nó. Sự hình thành các yếu tố và bản thân hoạt động họcphụ thuộc chủ yếu vào kiểu hoạt động dạy của thầy. Với những kiểu dạy khác nhau, họcsinh sẽ hình thành được những kiểu hoạt động học khác nhau.- Hình thành động cơ học tậpBất kì hoạt động nào của con người cũng cần phải có một sự định hướng và mộtsự thúc đẩy để vượt qua những khó khăn, trở ngại gặp phải trong quá trình thực hiện. Cáiđịnh hướng và thúc đẩy hoạt động con người được gọi là động cơ hoạt động. Động cơhoạt động xuất hiện khi có sự gặp gỡ giữa đối tượng hoạt động với nhu cầu của chủ thể.Động cơ bao giờ cũng gắn với một hoạt động nhất định và mang đậm ý nghĩa chủ thể(mỗi người có động cơ riêng, khác nhau khi thực hiện một hoạt động giống nhau thậmchí là thực hiện chung một hoạt động vì người ta có nhu cầu khác nhau). Một hoạt độngcó thể có thể được thúc đẩy bởi nhiều động cơ khác nhau. Các động cơ cùng tham giathúc đẩy một hoạt động kết hợp với nhau tạo thành một hệ động cơ trong đó mỗi động cơcó vai trò và thứ bậc khác nhau. Mỗi hệ động cơ bao giờ cũng có một động cơ mạnh nhấtđóng vai trò chủ đạo còn những động cơ khác đóng vai trò hỗ trợ.Hoạt động học của học sinh là một hoạt động xảy ra trong một thời gian dài vàphải vượt qua nhiều khó khan, trở ngại vì vậy nó cần phải được định hướng và thúc đẩybởi một hệ động cơ học tập mạnh mẽ. Động cơ học tập là những đối tượng (hệ thống trithức, kỹ năng, kỹ xảo) của hoạt động này phù hợp với nhu cầu, hứng thú của học sinh trởthành vật kích thích, thúc đẩy các em học tập, rèn luyện nhằm chiếm lĩnh chính nó.Những đối tượng đó được chủ thể ý thức và có khả năng thõa mãn nhu cầu và trở thànhcái thúc đẩy chủ thể học tập. Ví dụ: Một học sinh cố gắng học vì khi học tốt sẽ đượcthưởng, ngược lại một học sinh khác thì học để khỏi bị trừng phạt.Cũng giống như các hoạt động khác, vì học sinh có nhiều nhu cầu khác nhau liênquan tới học tập nên hoạt động học cũng có thể được thúc đẩy bởi nhiều động cơ khácnhau. Việc phân loại động cơ hoạt động học cũng có nhiều cách khác nhau. Căn cứ vàođối tượng tạo ra động cơ, người ta phân động cơ học tập thành hai loại cơ bản:- Động cơ hoàn thiện tri thức (động cơ bên trong). Loại động cơ này do chính bảnthân hoạt động học gây ra. Khi đó, chính những yếu tố ở bên trong hoạt động học trởthành đối tượng có khả năng thõa mãn nhu cầu nào đó của chủ thể và thúc đẩy chủ thểtích cực hoạt động. Các yếu tố của hoạt động học thường trở thành động cơ là:Bản thân đối tượng học (nội dung môn học) gắn liền với nhu cầu của học sinh.Nghĩa là chính tri thức khoa học, kĩ năng và kĩ xảo của môn học làm cho học sinh khaokhát chiếm lĩnh vì sự ò mò, ham hiểu biết về nó và dẫn học sinh tới sự say mê, cố gắngkhắc phục khó khăn, tích cực vươn lên trong học tập. Ví dụ, có những học sinh tích cựchọc văn đơn giản là vì yêu thích văn thơ, thấy văn thơ hay; cũng có học sinh say mê giảitoán vì yêu thích môn toán và cảm thấy vui sướng khi học được một kiến thức hay cóđược một kĩ năng giải toán mới…Ý nghĩa thiết thực của tri thức, kĩ năng kĩ xảo đối với cuộc sống và hoạt động củangười học cũng là động cơ học tập mạnh mẽ. Có thể ban đầu, bản thân tri thức học khônggây hứng thú, nhu cầu của bản thân nhưng việc chiếm lĩnh được nó có ý nghĩa quan trọngđối với hoạt động và cuộc sống của bản thân. Khi đó, người học phải cố gắng và phảichiếm lĩnh cho được tri thức, kĩ năng và kĩ xảo mới. Ví dụ, một người tích cực học ngoạingữ vì công việc đòi hỏi phải sử dụng được nó. Thông thường, tri thức ở đây ban đầu cóý nghĩa là một phương tiện để con người thõa mãn nhu cầu công việc, cuộc sống nhưngvề lâu dài nó trở thành đối tượng của nhu cầu, hứng thú của chủ thể.Một yếu tố khác là đối tượng trở thành động cơ bên trong của hoạt động học đó làchính bản thân hành động học. Khi đó, nhu cầu của chủ thể là nhu cầu về bản thân hànhđộng chứ không phải là sản phẩm (bản thân tri thức). Nhu cầu này xuất hiện khi hànhđộng trở thành thói quen, nó được thõa mãn khi chủ thể thực hiện hành động. Ví dụ, đượchọc, đi học là niềm vui. Một học sinh có thể hứng thú khi giải toán hoặc một học sinh cóthói quen đọc thì sẵn sàng đọc bất kì một tờ giấy có chữ nào...Phương pháp dạy học của giáo viên cũng là một yếu tố có vai trò quan trọng trongviệc thúc đẩy hoạt động học của học. Cách dạy của người thầy có thể hấp dẫn tạo sứccuốn hút HS tích cực học tập hoặc ngược lại. Tuy nhiên, sự cuốn hút này nhiều khi là tạmthời, vấn đề là thầy có khơi dậy được nhu cầu, hứng thú của học sinh với tri thức hoặcbản thân hành động học hay không.Nhìn chung, động cơ bên trong của hoạt động học gắn với nhu cầu nhận thức củabản thân học sinh.- Động cơ quan hệ xã hội (động cơ bên ngoài). Là lọai động cơ mà lực thúc đẩy làcác quan hệ của học sinh với người khác chứ không phải do bản thân tri thức hoặc hànhđộng học. Khi đó, tri thức, kĩ năng, kĩ xảo chỉ là phương tiện để học sinh đạt được mụcđích khác ngoài học tập. Ví dụ như: sự thi đua, khen thưởng, trách phạt, đe dọa, sự hàilòng của cha mẹ, sự khâm phục của bạn bè...Động cơ quan hệ xã hội gắn với nhu cầu vậtchất, nhu cầu an toàn, nhu cầu, nhận thức, nhu cầu được tôn trọng và thừa nhận… củachủ thể. Các động cơ quan hệ xã hội cũng có tác dụng thúc đẩy học sinh cố găng vươnlên trong học tập, tích cực học tập...Cả động cơ bên trong và động cơ bên ngoài đều tham gia vào thú đẩy hoạt độnghọc của người học. Chúng kết hợp với nhau tạo nên hệ động cơ của hoạt động học ở họcsinh. Vấn đề là ở chỗ, động cơ nào đóng vai trò chủ đạo trong hệ động cơ học tập, nhữngđộng cơ khác nhau đóng vai trò chủ đạo sẽ tạo ra những tình huống học khác nhau.Nếu động cơ bên trong đóng vai trò chủ đạo thì tình huống học của học sinh sẽ làtình huống hấp dẫn bởi mục đích, học sinh sẽ học tập vì sự lôi cuốn của bản thân tri thứchoặc hành động học. Sự lôi cuốn đó giúp học sinh vượt qua các chướng ngại trong quátrình học tập một cách tự giác. Vì vậy, tình huống học này không gây ra sự căng thẳngtâm lý cho học sinh và đó là tình huống học tối ưu. Động có bên trong có tính chất bềnvững, lâu dài và nhiều ưu điểm nhưng nó nhiều lúc không đáp ứng được những đòi hỏicủa hoạt động học ở những thời điểm mà con người phải nỗ lực rất cao để đạt kết quả tốiđa như là các kì thi.Vì vậy, hệ động cơ tốt nhất là hệ động cơ có động cơ bên trong đóngvai trò chủ đạo đồng thời có những động cơ bên ngoài mạnh mẽ. Ngược lại, khi động cơbên ngoài đóng vai trò chủ đạo thì tình huống học là tình huống cưỡng bách có mụchđích. Trong tình huống này, bản thân tri thức hay hành động học không có sự hấp dẫn vớimà chỉ là phương tiện để chủ thể đạt tới một mục đích khác nên người học phải nỗ lực cốgắng rất nhiều để vượt qua những trở ngại bên trong và bên ngoài của hoạt động học.Người học lại học dưới áp lực nặng nề của mục đích bên ngoài vì vậy, tình huống họcnày thường gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi về thể chất và tâm lý. Sự căng thẳng, mệt mỏiđó có thể dẫn tới một hiện tượng là người học sẽ cố gắng tìm cách để thoát ly ra khỏi hoạtđộng học với các biểu hiện: lười học, bỏ học, quay cóp để có điểm số, bằng cấp màkhông phải học. Trong trường hợp bị áp lực nặng nề, một số học sinh do nỗ lực cố gắngchịu đựng trong một thời gian dài dẫn đến bị các rối nhiễu tâm lý thậm chí các bệnh tâmthần.Tóm lại: nhu cầu, hứng thú, mong muốn của cá nhân người học là nguồn gốc củađộng cơ hoạt động học do đó muốn tạo động cơ phải xuất phát từ nhu cầu của họ như:Nhu cầu vật chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu nhận thức, nhu cầu được tôn trọng và thừanhận... Tuy nhiên, những nhu cầu, hứng thú học tập thực sự của học sinh không có sẵn từđầu mà nó được hình thành trong chính quá trình học tập của học sinh. Khi mới đếntrường trẻ em chỉ mới có nhu cầu nhận thức mang tính trực quan (sự tò mò), cảm tínhthông thường cùng với sự thu hút bề ngoài của nhà trường. Trong khi đó, đối tượng họccủa nhà trường là tri thức khoa học hoặc các hiểu biết trên cơ sở khoa học - có bản chấtkhác hẳn với hiểu biết thông thường vì vậy chúng không phù hợp với nhu cầu học sinhđang có. Để học sinh có động cơ học tập, nhà trường phải biến đổi nhu cầu nhận thứcthong thường của học sinh thành nhu cầu, hứng thú đối với tri thức nhà trường. Nói cáchkhác, trong quá trình dạy học thầy giáo không chỉ dạy kiến thức khoa học, kĩ năng và kĩxảo tương ứng mà phải hình thành được ở học sinh nhu cầu, hứng thú về chúng của họcsinh để từ đó hình thành động cơ học tập của các em.Để tạo được động cơ học tập đích thực cho học sinh, người giáo viên phải sử dụngnhiều cách thức khác nhau. Cụ thể:- Cách thức quan trọng nhất là trong quá trình giảng dạy, thầy phải phát huy đượctính tích cực học tập của học sinh, thực hiện vai trò tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tựlực nhận thức và giải quyết vấn đề, tự mình khám phá ra tri thức và chiếm lĩnh chúng.Khi đó, hành động và kết quả khám phá (tri thức) sẽ thúc đẩy nhu cầu hành động khámphá tiếp theo dần dần dẫn đến nhu cầu, hứng thú, say mê học. Đó là cách tạo động cơ bêntrong của hoạt động họccủa học sinh. Bởi vì những tri thức mà học sinh tự tìm ra đượchoặc những bài toán mà HS tự làm được, nhất là lại thêm sự cố gắng, nó sẽ làm cho cácem phấn khởi, tự tin, thêm yêu thích môn học và sẽ cố gắng học hơn nữa. Ngoài ra, thầyphải sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại như: giải quyết vấn đề, tổ chức hoạt độngnhóm, trải nghiệm sáng tạo…để củng cố và phát triển nhu cầu, hứng thú học tập của họcsinh. Khi đó động cơ bên trong sẽ dần hình thành và đóng vai trò chủ đạo. Ngược lại, nếuthầy dạy theo kiểu áp đặt, truyền thụ… và học sinh luôn ở thế bị động -tiếp thu, học thuộcthì sẽ không hình thành được nhu cầu học tập thực sự của trẻ. Khi đó, động cơ bên ngoàisẽ chiếm vai trò chủ đạo.- Để hệ động cơ học tập của học sinh mạnh mẽ, hoàn thiện thầy giáo cũng có thểdùng các hình thức khuyến khích, thi đua, khen thưởng, động viên… để hình thànhnhững động cơ bên ngoài đóng vai trò hỗ trợ, giúp học sinh tích cực học tập hơn. Tuynhiên, việc sử dụng các biện pháp này phải rất thận trọng và ở một mức độ nhất định đểchúng không trở thành động cơ chủ đạo, gây ra những hiện tượng không lành mạnh như:học tập vì điểm số, gian lận trong thi cử, bệnh thành tích…- Hình thành mục đích học tậpTheo quan niệm của A.N. Leonchiev: Mục đích là một cái gì đó mà cá nhân ý thứcđược nó và đang cố gắng vươn tới, hoàn thành. Mục đích là mô hình tâm lý của sản phẩmhoạt động được hình dung trước trong đầu chủ thể. Nói cách khác, trước khi hoạt độngthực sự để tạo ra sản phẩm, con người đã tạo ra một sản phẩm trong tâm lý của mìnhbằng hoạt động tinh thần. Mục đích có vai trò định hướng, điều khiển, điều chỉnh và đánhgiá hoạt động. Tâm lý học dạy học Mác xít đã vận dụng lý luận về mục đích hoạt độngvào lý luận hoạt động học. Theo đó:- Mục đích học tập chính là hệ thống khái niệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của mônhọc, mục tiêu học tập có ý nghĩa là: định hướng, điều khiển, điều chỉnh, đánh giá hoạtđộng học của học sinh. Mục đích học cũng giúp huy động những cố gắng nỗ lực, tăng sựkiên trì, thúc đẩy sự sáng tạo… của các em.- Khác với các hoạt động khác của con người, mục đích chỉ là mô hình tâm lý củasản phẩm, là sản phẩm của hoạt động tinh thần, sau khi đã hình thành mục đích đóng vaitrò định hướng, điều khiển và điều chỉnh, đánh giá sản phẩm. Ở hoạt động học mục đíchvà sản phẩm là một. Quá trình hoạt động học tạo ra mục đích đồng thời cũng tạo ra chínhsản phẩm (tri thức, kĩ năng, kĩ xảo). Trước khi bắt tay vào hoạt động, người học khônghình dung được kết qủa học tập mà sẽ chiếm lĩnh từng bộ phận riêng lẻ rồi dần dần chiếmlĩnh một khái niệm, tri thức tiến tới toàn bộ hệ thống khái niệm, tri thức môn học. Khi đạtmục đích môn học thì đồng thời cũng có sản phẩm - tri thức cần chiếm lĩnh. Nói cáchkhác, mục đích học được hình thành trong chính quá trình học sinh thực hiện hành độnghọc. Vì vậy, khác vói các hoạt động khác, trò không thể tự mình thực hiện toàn bộ hoạtđộng mà luôn cần có sự tổ chức và hướng dẫn của thầy. Chỉ khi đạt tới trình độ cao,người học mới có khả năng tự học. Tuy nhiên, không phải cứ tham gia hoạt động học làsẽ hình thành được mục đích học. Mục đích học tập chỉ xuất hiện khi học sinh tham giamột cách tích cực hoạt động học tập. Trong quá trình đó, mục đích xuất hiện dưới dạngkhái quát, người học chỉ hình dung sơ bộ, chung nhất về cái mình sẽ phải chiếm lĩnh. Sauđó dần dần mục đích dần sáng đi vào mục đích cụ thể, chi tiết. Khi hoạt động học xâydựng được mục đích đầy đủ thì đó cũng chính là sản phẩm mà nó cần đạt tới. Trước khibắt đầu một môn học, một môn học, giáo viên sẽ giới thiệu kết quả mà học sinh cần đạttới và những việc cần làm. Khi đó học sinh chỉ mới hình dung ban đầu, sơ bộ về mụcđích. Dưới sự dẫn dắt của thầy, trò mới làm rõ dần từng vấn đề cơ bản (nhũng đặc điểmcủa khái niệm), sau đó tiếp tục đi sâu, làm rõ từng đặc điểm… Cuối cùng, học sinh nắmđược toàn bộ khái niệm - mục đích học chính thức hình thành, đồng thời đó cũng là sảnphẩm của hoạt động học.Trong lý thuyết hoạt động học, người ta thường phân mục đích học thành: mụcđích xa, trừu tượng, thường khó kiểm soát, đòi hỏi phải kiên trì và quyết tâm cao trongmột thời gian dài mới có thể đạt tới được; mục tiêu gần, cụ thể, rõ ràng, dễ đánh giá, khảnăng thực hiện của học sinh cao hơn hơn và dễ tạo tính tích cực hơn vì nó vừa sức với, dễtạo ra sự quan tâm thường xuyên hơn so với mục tiêu trừu tượng. Mục đích xa thường làmục đích có tính tổng thể mà để đạt tới nó cần phải thực hiện các bộ phận của nó là mụcđích gần.- Để hình thành mục đích học tập cho học sinh, trong quá trình dạy học người thầygiáo có thể thực hiện qui trình chung:Trước hết, hình thành ở học sinh mục đích xa, trừu tượng: giới thiệu môn học,chương, bài học một cách khéo léo, rõ ràng để học sinh có thể hình dung sơ bộ về cáimình cần đạt tới chính là bước đầu hình thành mục đích học tập. Sau đó giới thiệuchương trình của môn học, của chương. các kết quả cần đạt được qua các bước của mộtbài học.Ở từng bài học: giới thiệu bài học với kết quả cần đạt của bài (khái niệm mônhọc), các kết quả cần đạt được qua các bước của bài học (các đặc điểm, các nội dung củakhái niệm).Ở từng vấn đề, định hướng rõ cái cần đạt và cách thức đạt tới. Cần chú ý đến vấnđề chuyển tiếp giữa các ý, các thành phần để chúng liên kết lại thành một chỉnh thể (kháiniệm) trong đầu óc học sinh.Kiểm tra và đánh giá mức độ hình thành khái niệm ở học sinh. Khi đó mục đíchhoạt động học chính thức hình thành đồng thời cũng là sản phẩm.- Hình thành phương tiện học: để thực hiện hoạt động học có kết quả, học sinhphải sử dụng nhiều phương tiện học khác nhau. Trong đó có những phương tiện vật chất,bên ngoài, có sẵn như sách vở, đồ dùng học tập, dụng cụ thí nghiệm..., những phươngtiện ngôn ngữ, kí hiệu...Các loại phương tiện này có vai trò quan trọng không thể thiếunhưng không quyết định chất lượng học tập. Khác với dạy học truyền thống, trong dạyhọc hiện đại, phương tiện có ý nghĩa quyết định là vốn kiến thúc, kĩ năng kĩ xảo đã có ởhọc sinh - phương tiện tinh thần. Chúng chính là phương tiện để học sinh sử dụng trongquá trình thực hiện hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức mới. Không có tri thức cũ,nền tảng thì người ta không thể lĩnh hội được tri thức mới. Tuy nhiên, phương tiện họcnày không có sẵn mà chúng chính là các tri thức - mục đích học - kết quả của hoạt độnghọc trước đó. Nói cách khác, có một quá trình chuyển hóa giữa mục đích và phương tiệntrong hoạt động học. Một khái niệm, kĩ năng và kĩ xảo vốn là một mục đích học mà đểchiếm lĩnh nó, người học học phải sử dụng phương tiện là một kiến thức đã hình thànhtrước đó để chiếm lĩnh. Sau khi đã được hình thành, nó lại trở thành phương tiện đểchiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kỉ xảo tiếp theo. Ví dụ, công thức tính diện tích hình tam giáclà mục đích học khi học sinh chưa có nó. Nhưng khi đã chiếm lĩnh được thì học sinh lạisử dụng nó làm phương tiện để chiếm lĩnh công thức tính diện tích hình tứ giác, hìnhtròn...Việc tổ chức, hướng dẫn để học sinh sử dụng các kiến thức, kĩ năng, kỉ xảo đã cóđể giải quyết tình huống học nhằm lĩnh hội kiến thức mới là một trong những khác biệtcủa dạy học hiện đại so với dạy học truyền thống. Muốn vậy, kiến thức của người họcphải đảm bảo trở thành một hệ thống, không được để có những chỗ hổng vì chúng sẽ làmcho học sinh không thể lĩnh hội được một cách chắc chắn kiến thức tiếp theo.- Hình thành các thao tác học: Giống như mọi hoạt động khác, chủ thể phải có cácthao tác hợp lý mới sử dụng được phương tiện để tác động vào đối tượng một cách có kếtquả. Thao tác là cách thức sử dụng phương tiện của chủ thể và bị qui định bởi chínhphương tiện, mỗi phương tiện có các thao tác riêng tương ứng. Với phương tiện vật chấtthì có thao tác tay chân: tương ứng với bút có các thao tác viết, thước thì có các thao táckẻ, đo... Với phương tiện ngôn ngữ thì có nghe, nói, đọc, viết. Với phương tiện tinh thần,chủ thể có các thao tác nhận thức: tri giác, trí nhớ, ngôn ngữ, tưởng tượng và tư duy.Trong đó giữ quan trọng nhất là các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừutượng hóa, khái quát hóa, phân loại, hệ thống hóa và cụ thể hóa... Các thao tác học cũngkhông có sẵn ở học sinh mà là kết quả của một quá trình học tập lâu dài. Hình thành ởhọc sinh hệ thống thao tác của hoạt động học là một nhiệm vụ quan trọng của người giáoviên. Muốn vậy, trong quá trình dạy học, thầy không được áp đặt mà phải tổ chức, hướngdẫn học sinh sử dụng các phương tiện học để chiếm lĩnh tri thức mới theo đúng cách củanó.- Hình thành các hành động họcHành động học là một bộ phận của hoạt động học trong đó bao gồm các thao táchọc mà học sinh phải thực hiện để chiếm lĩnh mục đích học- một khái niệm môn học dướisự hướng dẫn của giáo viên. Trong dạy học truyền thống, học sinh phải sử dụng các hànhđộng học cơ bản là nghe, nhìn, hiểu, ghi nhớ, gìn giữ, tái hiện và trình bày lại với kết quảlà có một kiến thức mới về hình thức nhưng chưa chắc đã tạo ra được một năng lực hoạtđộng mới. Dạy học hiện đại có quan niệm khác hẳn về hành động học. Theo đó, họckhông phải là sự tiếp thu thụ động mà để lĩnh hội được tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, học sinhphải hành động một cách tích cực lên đối tượng làm cho nó bộc lộ ra khỏi khách thể,chiếm lĩnh nó. Trong học tập tích cực, học sinh có thể sử dụng các loại hành động khácnhau để thực hiện những mục đích cụ thể khác nhau. Các hành động học được phân loạitheo hai cách cơ bản: hình thức và nội dung.