Thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là gì? Các thành phần tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng? Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng? Các loại giao dịch cơ bản trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng? Quy định về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng?

Thị trường ngoại tệ chính là bất kỳ nơi nào diễn ra những hoạt động mua bán ngoại tệ. Có hơn 85% các hoạt động mua bán ngoại tệ đều diễn ra ở các ngân hàng nên hoạt động của thị trường ngoại hối ít nhiều khiến chúng ta liên tưởng đến hoạt động của các ngân hàng. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chính là một trong những hình thái phát triển cao nhất của thị trường ngoại hối, đây là nơi mà các ngân hàng thương mại và cả những ngân hàng nhà nước tiến hành các hoạt động giao dịch, trao đổi và thực hiện việc mua bán tiền tệ với nhau.

Cơ sở pháp lý:

Quyết định số 203/QĐ-NH của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Quy chế “Tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng”.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là gì?

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là hình thái phát triển cao nhất của thị trường ngoại hối, là nơi diễn ra các giao dịch trao đổi và mua, bán ngoại tệ giữa các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại với nhau.

Đặc điểm của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng:

Một là, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một thị trường phi tập trung, hoạt động này diễn ra trên phạm vi toàn cầu và có các phương thức giao dịch chủ yếu là thông qua điện thoại, mạng internet.

Hai là, do sự chênh lệch về múi giờ giữa các quốc gia trên trái đất mà thị trường ngoại tệ liên ngân hàng này diễn ra 24/24. Đây là một dạng thị trường có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch không giới hạn và tỷ giá luôn giao động.

Vận dụng những đặc điểm mang những ưu điểm lớn của thị trường ngoại tệ này, các ngân hàng thường giao dịch cho chính mình để thay đổi trạng thái ngoại tệ và giao dịch cho khách hàng để tính phí, thực trạng này diễn ra phổ biến.

2. Các thành phần tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng:

Tương tự như thị trường nội tệ liên ngân hàng, các thành phần tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng bao gồm:

Xem thêm: Quy định về việc sử dụng ngoại tệ trong hợp đồng thương mại

Ngân hàng thương mại: trong thị trường ngoại tệ liên hàng, ngân hàng thương mại được xem là thành viên tham gia tích cực, đồng thời cũng chính là những nhà tạo lập thị trường ngoại tệ. Họ niêm yết giá mua vào hoặc bán ra của đồng ngoại tệ cho những ngân hàng khác, trên cơ sở giá đã định sẵn, những ngân hàng sẽ tiến hành trao đổi và giao dịch trực tiếp với nhau.

Ngân hàng trung ương: các ngân hàng trung ương của các quốc gia tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng với mục đích tăng cường nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia và thông qua hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để ổn định tỷ giá trên thị trường tiền tệ quốc gia

Nhà môi giới: một số ngân hàng sẽ có nhu cầu lựa chọn hình thức giao dịch thông qua nhà môi giới nếu cần thiết, các nhà môi giới phối hợp với các ngân hàng này để so sánh, đối chiếu và tìm ra giá mua hoặc bán tốt nhất.

3. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng:

Lãi suất trong giao dịch mua bán và trao đổi ngoại tệ được xác định tên cơ sở thỏa thuận trước giữa hai chủ thể giao dịch, việc tiến hành hoạt động cho vay giữa các ngân hàng thương mại là một hình thức kinh doanh với nguồn thu từ lãi suất được tính theo khoản tiền mà bên vay đã tiến hành vay.

4. Các loại giao dịch cơ bản trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng:

Các loại giao dịch cơ bản trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bao gồm:

Giao dịch giao ngay: là loại giao dịch mà hai ben mua bán ngoại tệ theo một tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày tiếp theo. Đây là nghiệp vụ cơ bản nhất và chiếm doanh số lớn nhất trên TTNH, giao dịch ngoại hối giao ngay (forex spot transaction) là nghiệp vụ mua bán ngoại tệ dựa trên cơ sở thoả thuận tỷ giá ngày hôm nay và việc giao hàng – thanh toán được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc.

Giao dịch kì hạn: là những giao dịch được các ben thỏa thuận vào ngay hôm nay nhưng việc thực hiện nó xảy ra trong tương lai.

Trong giao dịch kỳ hạn, tỷ giá được xác định ngày hôm nay và làm cơ sở cho việc trao đổi luồng tiền trong tương lai, vì thế tỷ giá kỳ hạn sẽ được xác định dựa trên các yếu tố: tỷ giá giao ngay, lãi suất của hai đồng tiền và kỳ hạn giao dịch

Xem thêm: Áp dụng tỷ giá khi thanh toán tiền cho lao động của doanh nghiệp nước ngoài

Giao dịch hoán đổi: là việc đồng thời tiến hành việc mua vào và bán ra cùng một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau.

Giao dịch quyền chọn: là dạng giao dịch mà một loại tùy chọn ước tính về tiềm năng của tài sản trong một khoảng thời gian nhất định và chúng ta chỉ có hai khả năng kết quả xảy ra là thắng hoặc Thua.

Giao dịch tương lai: là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo tỷ giá cố định tại một thời điểm cố định được xác định bởi trung tâm giao dịch.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo tiếng anh là: “Interbank foreign currency market”

5. Quy định về thị trường ngoại tệ liên ngân hàng:

Vào ngày 20/09/1994, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ở Việt Nam đã chính thức được thành lập theo quyết định số 203/QĐ-NH của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về Quy chế “Tổ chức và hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng”.

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của nước ta do Ngân hàng Nhà nước tổ chức và điều hành để nhằm mục đích hình thành nên một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ và làm cơ sở cho việc ra đời của thị trường hối đoái hoàn chỉnh tại Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo. Trên thị trường ngoại tệ liên hàng của Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước sẽ sử dụng ngân quỹ trong Quỹ điều hòa ngoại tệ với tư cách là bên mua hoặc là bán cuối cùng để can thiệp và tác động vào thị trường ngoại tệ một cách có hiệu quả, cụ thể hóa việc thực hiện chính sách tiền tệ, tỷ giá của Nhà nước.

Điều 3 của Quy định 203/QĐ-NH đã quy định về những đối tượng được tham gia vào thị trường ngoại tệ liên ngân hàng phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện như sau: Là ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ và phải có hệ thống thông tin nội bộ có kết nối mạng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Các thành viên tham gia thị trường ngoại tệ liên hàng được quy định trong điều 2 của Quy định này, bao gồm các ngân hàng sau: Ngân hàng thương mại quốc doanh; Ngân hàng đầu tư phát triển; Ngân hàng thương mại cổ phần; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam; Ngân hàng liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam với ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; Ngân hàng Nhà nước trung ương.

Xem thêm: Gửi ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam qua tài khoản ngân hàng

Về Phương thức giao dịch thị trường ngoại tệ liên ngân hàng được quy định ở điều 11 của Quyết định 203/QĐ-NH, trong đó quy định các phương tiện giao dịch có thể bao gồm những phương tiện như điện thoại, telex, fax hoặc qua mạng vi tính.

Quy định về đồng tiền được phép giao dịch được thể hiện ở Điều 6 của Quyết định 203/QĐ-NH. Bao gồm các đồng tiền sau: USD, DEM, GBP, FRF, JYP, HKD, VND. Hiện nay trên thị trường ngoại tệ, các đồng tiền DEM, FRF đựoc thay thế bằng đồng EUR.

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ được quy định ở điều 9 Quyết định 203/QĐ-NH, cụ thể bao gồm hai loại là: Nghiệp vụ giao ngay – SPOT và Nghiệp vụ có kỳ hạn – FORWARD.

Điều 10 của Quyết định 203/QĐ-NH quy định về Tỷ giá giao dịch. Tỷ giá giao dịch được thực hiện trên cơ sở tỷ giá chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng với một biên độ nhất định do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định. Theo đó, các Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ giá mua và tỷ giá bán của Ngân hàng Nhà nước với các thành viên của thị trường ngoại tệ liên hàng.

Thời gian giao dịch mua, bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên hàng được quy định ở điều 7 của Quyết định 203/QĐ-NH. Tại Điều này quy định vào tất cả các ngày làm việc trong tuần theo biểu thời gian sáng từ 8h00 đến 11h00 và chiều từ 13h30 đến 15h30.

Về Trình tự giao dịch được quy định tại điều 12 203/QĐ-NH. trình tự giao dịch bắt đầu bằng việc thực hiện hoạt động chào giá mua, bán của một đơn vị ngoại tệ bằng VND, sau đó nêu số lượng ngoại tệ định mua, bán. Các thỏa thuận giao dịch mua hoặc bán của các bên sẽ được ký kết dưới dạng là một bản hợp đồng. Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm trước Chủ tịch thị trường ngoại tệ để điều hành trực tiếp thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tất cả các hình thức thanh toán đều được thực hiện thông qua phương thức chuyển khoản cho các các tài khoản của các thành viên mở tại Ngân hàng Nhà nước hoặc tại Ngân hàng nước ngoài.

Tại điều 13 Quyết định 203/QĐ-NH quy định về thời gian thanh toán với nghiệp vụ giao ngay. Theo đó, thời gian thanh toán với nghiệp vụ giao ngay được thực hiện trong thời hạn là 2 ngày làm việc bắt đầu từ ngày các bên của giao dịch mua bán ký kết hợp đồng. Đối với nghiệp vụ có kỳ hạn thì thời gian thanh toán được xác định theo thời hạn ghi trong hợp đồng cộng với 2 ngày làm việc của nghiệp vụ giao ngay. Trong trường hợp việc thanh toán bị chậm trễ thì bên thực hiện việc thanh toán phải chịu trách nhiệm, cụ thể là chịu phạt bằng ngoại tệ với mức 150% l ãi suất LIBOR của ngoại tệ thanh toán trên số ngày chậm trả hoặc chịu phạt bằng tiền Việt Nam với mức 150% lãi suất tiền vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên số ngày trả chậm.

Điều 8 của Quyết định 203/QĐ-NH quy định trong giai đoạn đầu ra đời thị trường ngoại tệ liên hàng thì số lượng ngoại tệ giao dịch phải đảm bảo mức tuân thủ quy định là 50,000 USD hoặc các ngoại tệ khác tương đương cho mỗi lần thực hiện giao dịch và phải chẵn đến hàng chục nghìn USD hoặc tính tròn tương đương đối với ngoại tệ khác.

Xem thêm: Ký hợp đồng bằng ngoại tệ có vi phạm pháp luật về ngoại hối không?

Về Thủ tục trở thành thành viên của thị trường ngoại tệ liên hàng được quy định tại điều 4 của Quyết định 203/QĐ-NH. Các đơn vị phải làm đơn gia nhập gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo mẫu quy định.