Chứng chỉ chất lượng hàng hóa là gì

Theo quy định pháp luật Việt Nam, để được lưu thông một cách hợp pháp trên thị trường thì một số mặt hàng cần phải thực hiện chứng nhận chất lượng trên cơ sở phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Vậy doanh nghiệp cần hiểu gì về chứng nhận chất lượng hàng hóa cũng như thủ tục chứng nhận. Viện đào tạo Vinacontrol sẽ đưa ra những hướng dẫn sau để giúp Quý doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể, bao quát nhất về hoạt động này.

1.Chứng nhận chất lượng hàng hóa là gì?

Chứng nhận chất lượng hàng hóa là hoạt động mọi doanh nghiệp tiến hành nhằm đáp ứng các yêu cầu luật định và tìm kiếm chỗ đứng cho sản phẩm của họ trên thị trường. Pháp luật Việt Nam quy định thủ tục chứng nhận nhằm quản lý chất lượng hàng hóa, từ đó không chỉ đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, thuận tiện trong cơ chế quản lý thị trường mà đây cũng là để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp chân chính, luôn nỗ lực đem lại cho khách hàng của mình những sản phẩm tốt nhất. Doanh nghiệp sẽ thực hiện chứng nhận chất lượng hàng hóa chủ yếu theo 2 hình thức sau.

1.1 Chứng nhận hợp quy

Chứng nhận hợp quy là hoạt động cấp chứng nhận cho sản phẩm có chất lượng phù hợp với các yêu cầu tại QCVN – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Theo đó đây là hoạt động bắt buộc được quy định tại Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2008. Tổ chức chứng nhận hợp pháp sẽ tiến hành cấp chứng nhận sau khi đánh giá, xác nhận tính phù hợp của sản phẩm với quy chuẩn áp dụng theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

Trong trường hợp doanh nghiệp có sản phẩm hàng hóa được điều chỉnh bởi các QCVN thì doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện các thủ tục chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy định pháp luật. Chỉ khi đó, doanh nghiệp mới có thể đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường một cách hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.

1.2 Chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp chuẩn là hoạt động cấp chứng nhận cho sản phẩm có chất lượng phù hợp với các yêu cầu tại TCVN,TCCS – tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng. Tổ chức chứng nhận hợp pháp sẽ tiến hành cấp chứng nhận sau khi đánh giá, xác nhận tính phù hợp của sản phẩm với tiêu chuẩn áp dụng.

Doanh nghiệp không bắt buộc phải chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm. Tuy nhiên vì mục tiêu khẳng định chất lượng sản phẩm cũng như gây ấn tượng cho khách hàng, đối tác của mình thì đây thực sự là một thủ tục doanh nghiệp cần thiết tiến hành.

Trên thực tế một sản phẩm có thể chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn, bởi sản phẩm đó không chỉ có QCVN mà còn có các tiêu chuẩn khác để đánh giá chất lượng. Càng nhiều chứng nhận chất lượng, hàng hóa càng được ưu tiên và củng cố nền tảng đáp ứng các điều kiện pháp lý để lưu thông trên thị trường quốc tế.

Chứng chỉ chất lượng hàng hóa là gì

Viện đào tạo Vinacontrol chứng nhận tiêu chuẩn VIETGAP cho sản phẩm, doanh nghiệp trên kệ hàng siêu thị

2.Các phương thức chứng nhận được áp dụng phổ biến

Thông tư Số: 28/2012/TT-BKHCN quy định 7 phương thức chứng nhận. Tuy nhiên Viện đào tạo sẽ chỉ đưa ra thông tin 2 phương thức chứng nhận được áp dụng phổ biến như sau:

2.1 Phương thức 5

Phương thức 5 là hoạt động đánh giá, thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu được lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Đối tượng thích hợp áp dụng chứng nhận chất lượng theo phương thức này là:

  • Những sản phẩm có nguy cơ mất ổn định trong khâu sản xuất hoặc bị biến đổi do quá trình vận chuyển và lưu thông trên thị trường;
  • Sản phẩm ảnh hưởng đến an toàn về sức khỏe của con người và động vật ( Sản phẩm nhóm 2);
  • Hàng hóa được thiết kế đặc trưng nhằm xác định và dễ phân biệt rõ từng loại.

2.2 Phương thức 7

Phương thức 7 là hoạt động thử nghiệm đánh giá lô sản phẩm hàng hóa căn cứ trên kết quả thử nghiệm mẫu, mẫu thử nghiệm được lấy theo phương pháp xác suất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để ra kết luận về sự phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của lô hàng đó. Giá trị của sự đánh giá theo phương thức này chỉ trong phạm vi cho lô sản phẩm cụ thể và không cần thực hiện biện pháp giám sát tiếp theo.

Đối tượng thích hợp áp dụng chứng nhận chất lượng theo phương thức này là:

  • Những sản phẩm có nguy cơ mất ổn định trong khâu sản xuất hoặc bị biến đổi do quá trình vận chuyển và lưu thông trên thị trường;
  • Sản phẩm ảnh hưởng đến an toàn về sức khỏe của con người và động vật ( Sản phẩm nhóm 2).

Chứng chỉ chất lượng hàng hóa là gì

Cơ quan hải quan tiến hành công tác quản lý chất lượng hàng hóa

✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu – Hồ sơ, thủ tục

3. Thủ tục chứng nhận chất lượng hàng hóa

Doanh nghiệp tiến hành chứng nhận chất lượng theo các bước dưới đây:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn theo mẫu đăng ký chứng nhận của Viện Vinacontrol

Chuyên viên sẽ cung cấp và hướng dẫn Quý doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận.

Bước 2: Tiến hành ký kết hợp đồng, báo giá

Bước 3: Tư vấn xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tại nhà máy, doanh nghiệp (nếu đã có chứng chỉ ISO 9001 thì bỏ qua bước này)

Bước 4: Viện đào tạo Vinacontrol tiến hành đánh giá tại nhà máy và lấy mẫu thử nghiệm

Thông thường phương thức 7 được áp dụng với sản phẩm hàng hóa nhập khẩu; phương thức 5 được áp dụng cho hàng hóa sản xuất trong nước. Tùy nhu cầu và hoàn cảnh mà chuyên gia sẽ tư vấn phương thức cho doanh nghiệp một cách phù hợp và tối ưu chi phí nhất.

Bước 5: Thẩm xét hồ sơ đánh giá

Bước 6: Viện đào tạo Vinacontrol cấp giấy chứng nhận hợp quy/ hợp chuẩn

Sau khi hoàn thành đánh giá và kết luận chất lượng hàng hóa đạt chuẩn, Viện đào tạo Vinacontrol cấp chứng nhận hợp chuẩn – hợp quy cho doanh nghiệp.

  • Giấy chứng nhận phương thức 5 có giá trị trong 03 năm (hiệu lực chứng chỉ có thể thay đổi theo nhu cầu của khách hàng).
  • Giấy chứng nhận phương thức 7 có giá trị chỉ với lô hàng được nhập khẩu, sản xuất.

Bước 7: Hỗ trợ công bố hợp quy, hợp chuẩn tại Sở ban ngành (Viện đào tạo Vinacontrol sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này)

4. Mẫu giấy chứng nhận chất lượng

Dưới đây là một số mẫu giấy chứng nhận hợp quy chất lượng hàng hóa:

4.1 Mẫu giấy chứng nhận hợp quy sản phẩm

Chứng chỉ chất lượng hàng hóa là gì

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 5

Chứng chỉ chất lượng hàng hóa là gì

Mẫu giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 7 cho hàng nhập khẩu

4.2 Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn sản phẩm

Chứng chỉ chất lượng hàng hóa là gì

Mẫu giấy chứng nhận hợp chuẩn theo phương thức 7

5. Tổ chức chứng nhận hàng đầu Việt Nam – Viện đào tạo Vinacontrol

Công ty CP Chứng nhận & Kiểm định Vinacontrol (Viện đào tạo Vinacontrol) là đơn vị chứng nhận chất lượng hàng hóa uy tín với hơn 60 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Sau đây là những lý do làm nên tên tuổi của Vinacontrol:

  • Tiền thân là Cục Kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu – Bộ Thương Nghiệp (nay là Bộ Công Thương).
  • Chứng nhận của Vinacontrol được công nhận và biết đến rộng rãi bởi cơ quan quản lý nhà nước, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
  • Đội ngũ chuyên gia, nhân sự giàu kinh nghiệm, tận tâm, chuyên nghiệp, đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu.
  • Thủ tục chứng nhận hợp pháp, đúng quy định pháp luật.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp – Ưu đãi chiết khấu cho hợp đồng có giá trị lớn.

Trên đây là những thông tin doanh nghiệp cần lưu ý khi tiến hành chứng nhận chất lượng hàng hóa sản phẩm. Mọi yêu cầu về dịch vụ chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, Quý khách hàng vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline miễn cước 093.620.7981 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng và miễn phí nhất!