Chức năng của chi nhánh văn phòng đại diện

Phân biệt chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh giúp bạn nhận rõ hơn sự khác biệt giữa 3 loại hình phụ thuộc này. Nhờ đó, có sự lựa chọn hợp lý khi đưa ra quyết định thành lập.

Khái niệm về 3 loại hình

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể; là cơ sở cố định để tiến hành hoạt động kinh doanh, không bao gồm cơ sở cung cấp tạm thời hàng hóa hay dịch vụ.

Chức năng của chi nhánh văn phòng đại diện

Tiêu chíChi nhánhVăn phòng đại điệnĐịa điểm kinh doanhChức năng kinh doanhCóKhôngCóNgành, nghề của công ty mẹĐược đăng ký tất cảChỉ đại diện theo ủy quyềnĐược đăng ký một sốĐặt tênPhải mang tên doanh nghiệp

Có cụm từ “Chi nhánh”

Phải mang tên doanh nghiệp

Có cụm từ “Văn phòng đại diện”

Không bắt buộc mang tên doanh nghiệp

Không có cụm từ bắt buộc

Giấy chứng nhận đăng kýCóCóCóMã số thuế riêngCó MST 13 chữ số trên giấy chứng nhậnCó MST 13 chữ số trên giấy chứng nhậnKhông mã MST riêng

Địa điểm cùng tỉnh: Trụ sở chính kê khai và nộp thuế

Địa điểm khác tỉnh: đăng ký mã số thuế phụ thuộc và kê khai tại Cục thuế địa phương.

Ký kết hợp đồngĐược phép ký hợp đồng kinh tếKhông được đứng tên trên hợp đồng kinh tếKhông được đứng tên trên hợp đồng kinh tếHóa đơn riêngHạch toán độc lập: Phải có hóa đơn riêng

Hạch toán phụ thuộc: có thể có

Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.Không được đăng ký, sử dụng hóa đơn.Hạch toán thuếPhụ thuộc hoặc độc lậpPhụ thuộcPhụ thuộc, kê khai thuế tập trung.Các loại thế phải nộpThuế môn bài

Thuế Giá trị gia tăng

Thuế Thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhânThuế môn bàiCon dấu riêngHạch toán độc lập: bắt buộc có

Hạch toán phụ thuộc: có thể có

Có thể cóKhôngCác loại báo cáo phải nộpBáo cáo thuế

Báo cáo tài chính

Báo cáo thường niên (Sở công thương)KhôngThủ tục thành lậpPhức tạp nhấtĐơn giảnĐơn giản nhấtThủ tục thay đổi đăng ký kinh doanhPhải làm thủ tục xác nhận thuếKhông phải làm thủ tục thuếKhông phải làm thủ tục thuếThủ tục chấm dứt hoạt độngPhức tạp

Phải quyết toán thuế

Đơn giản

Phải hoàn thành nghĩa vụ thuế

Rất Đơn giản

Không phải quyết toán thuế.

Với bảng phân biệt Chi nhánh, văn phòng đại diện và Địa điểm kinh doanh ở trên, mong bạn có sự lựa chọn chính xác và hiệu quả khi quyết định thành lập các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện và chi nhánh là gì? Và văn phòng đại diện và chi nhánh có tư cách pháp nhân không? - Khả Như (Tiền Giang)

Chức năng của chi nhánh văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện và chi nhánh có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)

1. Văn phòng đại diện và chi nhánh là gì?

Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về văn phòng đại diện và chi nhánh như sau:

- Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Quy định về đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện và chi nhánh

Việc đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện và chi nhánh theo Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

- Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.

- Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

+ Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

+ Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp; bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện;

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

3. Văn phòng đại diện và chi nhánh có tư cách pháp nhân không?

Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân như sau:

- Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.

- Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

- Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

Như vậy, văn phòng đại diện và chi nhánh không có tư cách pháp nhân mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân.

4. Quy định về tên văn phòng đại diện và chi nhánh

Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên văn phòng đại diện và chi nhánh như sau:

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.