Chủ tịch lâm thời là gì

Ủy ban lâm thời là gì?

Ủy ban của Quốc hội là cơ quan của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội không họp thì báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội. Có hai loại ủy ban: Ủy ban thường trực và ủy ban lâm thời. Vậy Ủy ban lâm thời là gì? Việc thành lập Ủy ban lâm thời ra sao? Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban lâm thời được quy định như thế nào? Sau đây, Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Uỷ ban lâm thời là những uỷ ban được Quốc hội thành lập ra khi xét thấy cần thiết để nghiên cứu thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, uỷ ban này sẽ giải thể.

Việc thành lập Ủy ban lâm thời được quy định tại Điều 88 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 cụ thể như sau:

Điều 88. Thành lập Ủy ban lâm thời

1. Ủy ban lâm thời được Quốc hội thành lập trong các trường hợp sau đây:

a) Thẩm tra dự án luật, dự thảo nghị quyết hoặc báo cáo, dự án khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội hoặc có nội dung liên quan đến lĩnh vực phụ trách của Hội đồng dân tộc và nhiều Ủy ban của Quốc hội;

b) Điều tra làm rõ về một vấn đề cụ thể khi xét thấy cần thiết.

2. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập Ủy ban lâm thời theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội.”

Việc thành lập Ủy ban lâm thời được thực hiện theo trình tự như sau:

  • Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời.
  • Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết thành lập Ủy ban lâm thời. Nghị quyết quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu và số lượng thành viên, phương thức hoạt động, thời điểm kết thúc nhiệm vụ của Ủy ban lâm thời.

Việc thành lập Ủy ban lâm thời căn cứ vào vụ việc, nhiệm vụ mà nó giải quyết:

  • Vụ việc có tính chất bất thường, đặc biệt và không có tính thường xuyên, định kỳ. Khi thực hiện xong nhiệm vụ này, ủy ban sẽ giải tán hay nhiệm kỳ của thành viên ủy ban là không cố định.
  • Những vụ việc bất thường không chỉ thuộc một lĩnh vực cố định. Ví dụ, trong lĩnh vực lập pháp vẫn có thể có những nhiệm vụ đặc biệt, không thường xuyên như hoạt động thẩm tra về nhu cầu hay xem xét dự thảo của một dự luật hoặc một dự án ngân sách có tính chuyên sâu mà các ủy ban cố định khó có thể thực hiện hiệu quả. Trong lĩnh vực giám sát hành pháp, mặc dù các ủy ban cố định đảm nhiệm phần lớn công việc giám sát nhưng với những vụ việc cụ thể, đòi hỏi nhu cầu giám sát đặc biệt vẫn cần các Ủy ban lâm thời.
  • Ngoài lĩnh vực lập pháp và giám sát hành pháp, vẫn có thể có những nhiệm vụ cần thành lập Ủy ban lâm thời. Ví dụ, thành lập các ủy ban điều tra, xem xét các vấn đề có ảnh hưởng lớn đến xã hội (đối nội hoặc đối ngoại) hoặc điều tra các tổ chức xã hội, hoặc các cơ quan không thuộc hành pháp.

Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban lâm thời được quy định cụ thể tại Điều 89 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 như sau:

Điều 89. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban lâm thời

1. Ủy ban lâm thời gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Thành viên của Ủy ban lâm thời là đại biểu Quốc hội. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban lâm thời do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

2. Ủy ban lâm thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được Quốc hội giao. Báo cáo kết quả điều tra của Ủy ban lâm thời phải được Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội thẩm tra. Quốc hội xem xét và ra nghị quyết về kết quả điều tra của Ủy ban lâm thời.

3. Ủy ban lâm thời chấm dứt hoạt động sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ.”

Ủy ban lâm thời gồm có Chủ nhiệm - đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của ủy ban, các Phó Chủ nhiệm và các Ủy viên. Thành viên của Ủy ban lâm thời là đại biểu Quốc hội. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Ủy ban lâm thời do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Báo cáo của Ủy ban lâm thời là bằng chứng, hình thức thể hiện hoạt động cơ bản của ủy ban và cũng chứa những nội dung mà có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của các ủy ban nói. Báo cáo cần phải rõ ràng về các kiến nghị, khách quan về chứng cứ, đặc biệt là các báo cáo thực hiện chức năng điều tra, giám sát đặc biệt. Nếu không chấp nhận báo cao cần phải giải trình rõ lý do và chấp nhận cũng cần xác định rõ lộ trình để triển khai thực hiện các kiến nghị của ủy ban.

Ủy ban lâm thời được thành lập khi có các vụ việc bất thường, đặc biệt và không có tính thường xuyên, định kỳ. Do đó, khi thực hiện xong nhiệm vụ này, ủy ban sẽ bị chấm dứt hoạt động. 

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra các quy định về việc thành lập Ủy ban lâm thời cũng như cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban lâm thời.

Luật Hoàng Anh

Tiếng ViệtSửa đổi

Cách phát âmSửa đổi

IPA theo giọng
Hà Nội Huế Sài Gòn
ləm˧˧ tʰə̤ːj˨˩ləm˧˥ tʰəːj˧˧ləm˧˧ tʰəːj˨˩
Vinh Thanh Chương Hà Tĩnh
ləm˧˥ tʰəːj˧˧ləm˧˥˧ tʰəːj˧˧

Tính từSửa đổi

lâm thời

  1. Tạm trong một thời gian, chưa chính thức. Chính phủ lâm thời.

DịchSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  • Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)

Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào tháng 8 năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám (danh sách đăng trên các báo ngày 29 tháng 8), ra mắt quốc dân ngày 2 tháng 9, ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và họp phiên chính thức đầu tiên vào ngày hôm sau, tức ngày 3 tháng 9 năm 1945.

Chính phủ Cách mạng lâm thời
Chủ tịch lâm thời là gì
Đảng Cộng sản Đông Dương
2 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp[a]
3 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chu Văn Tấn
4 Bộ trưởng Bộ Thông tin, Tuyên truyền Trần Huy Liệu
5 Bộ trưởng Bộ Thanh niên Dương Đức Hiền Đảng Dân chủ
6 Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà không đảng phái
7 Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe Đảng Dân chủ
8 Bộ trưởng Bộ Tư pháp Vũ Trọng Khánh
9 Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch Đảng Cộng sản Đông Dương
10 Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính Đào Trọng Kim không đảng phái
11 Bộ trưởng Bộ Lao động Lê Văn Hiến Đảng Cộng sản Đông Dương
12 Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm Văn Đồng
13 Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội Nguyễn Văn Tố không đảng phái
14 Bộ trưởng không bộ Cù Huy Cận Đảng Dân chủ
15 Bộ trưởng không bộ Nguyễn Văn Xuân

Theo Sắc lệnh số 23-SL, do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 10-9-1945, Vĩnh Thụy (Bảo Đại) đã được cử làm Cố vấn Chính phủ.

Ngày 27-9-1945, Hội đồng Chính phủ đã bàn bạc và nhất trí để Nguyễn Hải Thần (thuộc Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch Chính phủ.

Hoạt độngSửa đổi

Bảo vệ thành quả Cách mạngSửa đổi

Ngay sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái[2][3], với lý do các đảng này "tư thông với ngoại quốc", làm "phương hại đến nền độc lập Việt Nam" (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng...) nhằm kịp thời trừng trị "bọn phản cách mạng", "bảo vệ" chính quyền non trẻ đồng thời "giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác" cho nhân dân.[4] Cùng với đó là giải tán các nghiệp đoàn[5] để kiểm soát nền kinh tế[6], thống nhất các tổ chức thanh niên (vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam). Đồng thời Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh thành lập Ủy ban Cách mạng lâm thời các cấp.

Trong cuộc họp đầu tiên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời (3/9/1945), toàn bộ các thành viên trong chính phủ đã thống nhất các phương pháp Chủ tịch chính phủ Hồ Chí Minh đã đề xuất, tổ chức chỉ đạo Ủy ban Cách mạng lâm thời các cấp tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách của đất nước, bao gồm[7]:

  1. Phát động tăng gia sản xuất, mở các cuộc lạc quyên để chống nạn đói.
  2. Mở phong trào chống nạn mù chữ.
  3. Tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
  4. Mở phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, bài trừ các tệ nạn do chế độ thực dân để lại.
  5. Xóa bỏ các thứ thuế vô lý, trước mắt là thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tuyệt đối cấm hút thuộc phiện.
  6. Tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.

Theo Quyết nghị của Chính phủ, ngày 4/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ký ban hành Sắc lệnh số 4 lập "Quỹ độc lập" với mục đích "để thu nhận các món tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của Quốc gia". Tiếp sau đó, cũng trong khuôn khổ Quỹ độc lập, Chính phủ đã đề ra biện pháp tổ chức "Tuần lễ Vàng" từ ngày 17 đến ngày 24/9/1945.[8] Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nhân dịp "Tuần lễ Vàng", nêu rõ mục đích của việc lập quỹ là "thu góp số vàng trong nhân dân và nhất là của các nhà giàu có để dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là việc quốc phòng". Chính phủ đã huy động được tổng cộng 20 triệu đồng và 370kg vàng.[9] Ngân quỹ quốc gia đã có hàng trăm triệu đồng. Riêng tại Hà Nội, trong "Tuần lễ vàng" nhân dân đã góp được 2.201 lạng vàng, 920 tạ thóc cùng tiền bạc và các hiện vật khác, tổng trị giá lên 7 triệu đồng Đông Dương.[10] Số tiền này được dùng để mua vũ khí của quân đội Nhật bị quân đội Trung hoa Dân quốc tịch thu và để hối lộ cho các tướng lĩnh Trung Hoa đang đóng quân tại miền Bắc Việt Nam.[11]

Cùng các hình thức tổ chức "Quỹ độc lập", tuần lễ vàng chính quyền cách mạng còn tổ chức nhiều hình thức khuyến khích để nhân dân có điều kiện tham gia đóng góp cho tài chính đất nước với hình thức tự nguyện như lập "Quỹ kháng chiến", "Quỹ bình dân học vụ", "Quỹ giải phóng quân" và "Ngày Nam Bộ"... Sự đóng góp, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân đã góp phần giải quyết khó khăn về tài chính của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Diệt giặc đóiSửa đổi

Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức lễ phát động phong trào cứu đói tại Nhà hát lớn Hà Nội. Chính phủ còn phái một ủy ban vào Nam bộ tổ chức vận chuyển gạo ra Bắc. Chính phủ cũng kêu gọi các hội buôn và người dân tham gia vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc. Việc vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc chỉ thực hiện được trong tháng 9 năm 1945 với số lượng không quá 30.000 tấn do chiến tranh bùng nổ khi Pháp đưa quân đội vào Nam Kỳ. Trong thư gửi đồng bào cả nước đăng trên Báo Cứu Quốc ngày 28-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Chính phủ cũng chi ngân sách sửa chữa các quãng đê bị vỡ, củng cố hệ thống đê điều, đắp thêm một số đê mới. Cho đến đầu năm 1946, hệ thống đê tại miền Bắc đã sửa xong.[12]

Để giải quyết tận gốc nạn đói, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi nhân dân tăng gia sản xuất. Chính phủ còn vận động tư nhân cho mượn các vườn trống quanh nhà để tăng gia sản xuất. Mỗi địa phương lập ra một tiểu ban để huy động nhân lực và tổ chức sản xuất, lương thực làm ra được dùng để cứu tế. Cuối năm 1945 đầu 1946 không còn kịp thời vụ để trồng lúa nữa, nên chính phủ phát động dành phần lớn đất đai để tranh thủ trồng liên tiếp hai vụ màu (khoai lang, đậu, bắp...) bù cho phần lúa thiếu hụt. Kết quả sản lượng màu đã tăng gấp 4 lần so với thời kỳ trước năm 1945. Chỉ trong 5 tháng từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946 đã đạt 614.000 tấn, tương đương 506.000 tấn lúa, đủ đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945.[12]

Trong năm 1946, nạn đói cơ bản đã được giải quyết. Ngày 2/9/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên bố: "Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ". Giáo sư kinh tế Đặng Phong đánh giá việc giải quyết được nạn đói là lý do giải thích tại sao tuyệt đại đa số dân chúng đã tin và đi theo Việt Minh.[12]

Diệt giặc dốtSửa đổi

Một thành tựu khác của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ là xóa mù chữ. Năm 1945, có 95% dân số Việt Nam mù chữ. Trước thực trạng đó, để xóa mù chữ, từ ngày 8 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra các sắc lệnh: Sắc lệnh số 17 đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam, Sắc lệnh số 19 lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối, Sắc lệnh số 20 định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền. Để phục vụ chiến dịch xoá mù chữ, Nha Bình dân học vụ được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1945. Ngày 4 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Chống nạn thất học gửi tới toàn dân: "...Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức, mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ…Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi." Các lớp học Bình dân học vụ được mở khắp nơi ở cả ba miền thu hút sự tham gia của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân. Người biết chữ dạy cho người không biết chữ. Đến tháng 9 năm 1946, phong trào Bình dân học vụ đã tổ chức được 75.000 lớp học với trên 95.000 giáo viên, trên 2.500.000 người được phong trào dạy biết đọc, biết viết.[13]

Xem thêmSửa đổi

  • Chính phủ Việt Nam

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ Võ Nguyên Giáp kiêm chức Thứ trưởng Quốc phòng

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Chiến khu Trần Hưng Đạo, Chương 3 - Chiến khu Trần Hưng Đạo trong tổng khởi nghĩa tháng 8 và những tháng đầu bảo vệ chính quyền cách mạng (8/1945-10/1945), trang 106,114,115,118 - 123, Bộ tư lệnh quân khu 3, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 1993
  2. ^ SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 8 NGÀY 5 THÁNG 9 NĂM 1945
  3. ^ SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 30 NGÀY 12 THÁNG 9 NĂM 1945
  4. ^ “Nhớ mãi về bác Bùi Lâm, Tạp chí Kiểm sát”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2012.
  5. ^ SẮC LỆNH CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI SỐ 36 NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 1945
  6. ^ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), Lịch sử 12 nâng cao, Nhà xuất bản Giáo dục, Thanh Hóa, 2008. Trang 169.
  7. ^ Võ Nguyên Giáp, Những năm tháng không thể nào quên, Nhà xuất bản Trẻ, 2009. Trang 33, 34, 35, 36.
  8. ^ TUẦN LỄ VÀNG 1945 - MỘT KỲ TÍCH CỦA CÁCH MẠNG 60 NĂM VỀ TRƯỚC
  9. ^ Tuần lễ Vàng - sức mạnh lòng dân
  10. ^ “Năm 1945 - Chính phủ Cách mạng lâm thời đề ra những biện pháp giải quyết khó khăn về tài chính”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  11. ^ Why Vietnam, Archimedes L.A Patti, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2008, trang 551 - 552
  12. ^ a b c Chống giặc đói, GS ĐẶNG PHONG, Báo Tuổi Trẻ, 07/03/2005
  13. ^ Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào Bình dân học vụ Lưu trữ 2018-01-03 tại Wayback Machine, Phạm Hải Yến, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • CHÍNH PHỦ LÂM THỜI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ tại Từ điển bách khoa Việt Nam
Tiền nhiệm:
Đế quốc Việt Nam
Chính phủ Cách mạng lâm thời
tháng 8 - tháng 12 năm 1945
Kế nhiệm:
Chính phủ Liên hiệp Lâm thời