Chủ tịch hđtv là gì

Chủ tịch Hội đồng thành viên (tiếng Anh: Chairman Of The Member's Council) là một thành phần trong cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn.

Chủ tịch hđtv là gì

Hình minh họa (Nguồn: mychaplaincy)

Khái niệm

Chủ tịch Hội đồng thành viên trong tiếng Anh là: Chairman Of The Member's Council.

Chủ tịch Hội đồng thành viên là một thành viên được Hội đồng thành viên bầu làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty. Nhiệm kì của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá năm năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kì không hạn chế.

Trường hợp Điều lệ công ty qui định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. 

Quyền và nhiệm vụ

Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;

- Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

- Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;

- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên;

- Thay mặt Hội đồng thành viên kí các quyết định của Hội đồng thành viên;

- Các quyền và nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng thành viên uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc qui định tại Điều lệ công ty. 

Trường hợp không có thành viên được uỷ quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên không làm việc được thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên tạm thời thực hiện quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên theo nguyên tắc đa số quá bán.

Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chairman Of The Member's Council) là một thành phần trong cơ cấu tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

Cơ cấu tổ chức của CT TNHH 2 thành viên trở lên bao gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.

Giải thích các thuật ngữ liên quan

- Hội đồng thành viên gồm các thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

- Ban kiểm soát là cơ quan do Hội đồng thành viên bầu ra và chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng thành viên, thay mặt các thành viên trong công ty kiểm soát các hoạt động của công ty. Các quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do Điều lệ công ty qui định.

(Tài liệu tham khảo: Luật Kinh doanh, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh)

Tuyết Nhi

Mục lục bài viết

  • 1. Chủ tịch Hội đồng thành viên
  • 1.1 Khái quát chung
  • 1.2 Vai trò của chủ tịch Hội đồng thành viên
  • 2. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc
  • 3. Ban kiểm soát

1. Chủ tịch Hội đồng thành viên

1.1 Khái quát chung

Chủ tịch Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên bầu với nhiệm kỳ không quá 5 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Chủ tịch Hội đồng thành viên được bầu trong số những thành viên của Hội đồng thành viên, người này có thể là cá nhân đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức. Do đó, Chủ tịch Hội đồng thành viên không nhất thiết phải là thành viên của công ty.

Chủ tịch hđtv là gì

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

1.2 Vai trò của chủ tịch Hội đồng thành viên

Chủ tịch Hội đồng thành viên với vai trò đứng đầu Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020:

- Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên;

- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên;

- Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên;

- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

- Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty.

Qua các quyền và nhiệm vụ ở trên cho thấy Chủ tịch Hội đồng thành viên chủ yếu thực hiện những chức năng liên quan đến công việc của Hội đồng thành viên. Luật doanh nghiệp năm 2020 trao quyền cho toàn bộ thành viên trong Hội đồng thành viên mà không trao quyền cho Chủ tịch Hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên chỉ là một trong số các thành viên của Hội đồng thành viên.

" An, Bình, Chương và Dung thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Phương Đông kinh doanh mua bán thủy sản, vật tư ngành thủy sản với vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. An góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt (20% vốn điều lệ); Bình góp một chiếc ôtô được định giá 200 triệu đồng (20%); Chương góp kho bãi kinh doanh, một số thiết bị vật tư được định giá 500 triệu đồng (50%), và Dung góp 100 triệu đồng bằng tiền mặt (10%).

Theo Điều lệ công ty, Chương là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Bình là Giám đốc, An là Phó Giám đốc. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho công ty. Sau một năm hoạt động, mâu thuẫn xảy ra giữa Chương và Bình. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng thành viên và là người góp nhiều vốn nhất, Chương ra quyết định cách chức Giám đốc của Bình và bổ nhiệm An làm Giám đốc thay thế.

Không đồng ý với quyết định kể trên, Bình vẫn tiếp tục giữ con dấu của công ty. Sau đó lấy danh nghĩa công ty Phương Đông, Bình ký hợp đồng vay 700 triệu đồng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Xuân. Theo hợp đồng, Công ty Trường Xuân chuyển trước 300 triệu đồng cho Công ty Phương Đông. Toàn bộ số tiền này được Bình chuyển sang tài khoản cá nhân của mình. Theo sổ sách, tài sản của Công ty Phương Đông vào thời điểm này khoảng 1,2 tỷ đồng.

Chương kiện Bình ra tòa, yêu cầu Bình nộp lại con dấu cho công ty, hoàn trả số tiền 300 triệu đồng cho công ty và bồi thường thiệt hại cho công ty. Thêm nữa, Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Xuân cũng khởi kiện Công ty Phương Đồng, yêu cầu hoàn trà số tiền 300 triệu đồng mà Trường Xuân đã cho Phương Đông vay.

Đây là một trong số rất nhiều trường hợp mà các nhà đầu tư trước khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhầm tưởng Chủ tịch “to” hơn Giám đốc . Khi thành lập công ty, nhà đầu tư góp vốn lớn nhất thường muốn dành lấy chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên vì nghĩ rằng đó là chức danh “to” nhất, mọi quyết định của họ sẽ được các đối tượng khác tuân thủ. Tuy nhiên, pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam không quy định như vậy mà quyền hành được trao cho Hội đồng thành viên chứ không phải cho Chủ tịch Hội đồng thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên không có quyền lấy tư cách cá nhân để quyết định các vấn đề nhân sự chủ chốt trong công ty. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, thuê, cách chức Giám đốc công ty là thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên, ở tình huống nêu trên, vì mâu thuẫn mà Chương lấy tư cách Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty để cách chức Bình là trái với quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quyết định về vấn đề này thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.

Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm chức danh Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty, cũng có thể là đại diện theo pháp luật của công ty trong trường hợp Điều lệ có quy định.- Sưu tầm"

Chủ tịch hđtv là gì

>> Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

2. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc

Trong công ty trách nhiệm hữu hạn hái thành viên trở lên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là người do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đông. Có hai cơ chế để công ty lựa chọn Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là bổ nhiệm người của công ty hoặc thuê cá nhân ngoài công ty. Luật doanh nghiệp năm 2020 mở rộng cơ chế lựa chọn Giám đốc nhằm bảo đảm công ty sử dụng được nguồn nhân lực có chất lượng tốt nhất cho vị trí này vì hiệu quả hoạt động của công ty. Tuy nhiên, các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ờ Việt Nam thường sử dụng chính thành viên của công ty, có lẽ vì tính “gia đình” trong tính cách của người Việt. Mặc dù vậy, việc không có sự tách biệt rõ ràng giữa nhà đầu tư và người quản lý đôi khi cũng thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động của các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên ở Việt Nam.

Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày cùa công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc có quyền và nghĩa vụ quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020:

- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên;

- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;

- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;

- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;

- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;

- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;

- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;

- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;

- Tuyển dụng lao động;

- Quyền và nghĩa vụ khác đuợc quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên.

Đe bảo đảm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoàn thành vai trò của mình, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định tiêu chuần, điều kiện để một cá nhân trở thành Giám đốc, Tổng Giám đốc như sau :

- Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp.

- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

- Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định ở trên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.

Luật doanh nghiệp năm 2020 không phân chia Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là thành viên của công ty hay người không phải là thành viên công ty để đưa ra tiêu chuẩn, điều kiện khác nhau cho từng đối tượng. Luật cũng không bắt buộc Giám đốc hay Tổng Giám đốc là thành viên phải sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty. Ràng buộc về vốn là để nâng cao trách nhiệm cũng như hiệu quả công việc. Tuy nhiên, trách nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc hoặc những người quản lý khác đã được Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định khá chặt chẽ . Vì vậy, với vị trí này, tiều chuẩn, điều kiện về chuyên môn là quan trọng nhất và Điều lệ công ty có thể có yêu cầu cao hơn so với quy định trong Luật doanh nghiệp năm 2020, không cần thiết phải ràng buộc về vốn, tránh trường hợp người có “thừa tài nhưng thiếu lực” thì không được trọng dụng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty nếu Điều lệ công ty quy định, tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước Hội đồng thành viên và pháp luật.

3. Ban kiểm soát

Căn cứ nhu cầu quản trị của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên mà Ban kiểm soát là cơ quan không bắt buộc phải có trong mọi trường hợp. Công ty với quy mô lớn, thành viên đông, khả năng phân hóa giữa các thành viên cao thì phải có Ban kiểm soát. Cụ thể, công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty.

Ban kiểm soát được thành lập để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty, trong đó tập trung chủ yếu vào các chức danh quản lý cùng bộ máy giúp việc để bảo vệ quyền lợi cho các thành viên công ty.

Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát. Vì thế, Điều lệ công ty phải quy định cụ thể về các vấn đề này. Bên cạnh đó, cơ chế kiểm tra giám sát được thực hiện không phải bởi duy nhất Ban kiểm soát mà còn thông qua từng thành viên, từng cơ quan khác nhau trong cơ cấu tổ chức quản lý công ty.

Liên quan đến cơ chế giám sát trong công ty, cần lưu ý đến quy định của Luật doanh nghiệp năm 2020 về một số giao dịch, hợp đồng phải được sự chấp thuận của Hội đồng thành viên. Các giao dịch, hợp đồng được ký kết giữa công ty với những chủ thể đặc biệt có liên quan đến công ty nên khả năng tư lợi có thể xảy ra, do đó các giao dịch, hợp đồng này không bị cấm mà phải giám sát. Việc giám sát đòi hỏi các giao dịch, hợp đồng này phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê