Cho đến nay nước ta có bao nhiêu bộ luật năm 2024

Luật Đầu tư được ban hành với mục tiêu tổng thể nhằm tiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng an toàn và thân thiện cho mọi người dân, doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh. Luật gồm 7 chương, 77 điều và 4 phụ lục gồm các nội dung chủ yếu về nguyên tắc áp dụng Luật Đầu tư và các luật có liên quan (Điều 4); về ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện dự án đầu tư; về quản lý nhà nước và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Luật Doanh nghiệp gồm 10 chương, 218 điều. Những cải cách quan trọng nhất của luật gồm: Cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đăng ký doanh nghiệp, gia nhập thị trường; nâng cao khung khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực quản trị, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp; thúc đẩy thị trường vốn; tạo thuận lợi cho tổ chức lại và mua bán doanh nghiệp...

Bộ luật Lao động có 17 chương với 220 điều, trong đó, về loại hợp đồng lao động (HĐLĐ), Bộ luật Lao động đã bỏ loại HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định. Theo đó các bên lựa chọn một trong hai loại HĐLĐ để giao kết là HĐLĐ không xác định thời hạn và HĐLĐ xác định thời hạn không quá 36 tháng; khi người lao động muốn thôi việc, chỉ phải báo trước cho người sử dụng lao động mà không cần phải có lý do.

Luật Đầu theo phương thức đối tác công tư (PPP) quy định cụ thể về các lĩnh vực thiết yếu để đầu tư theo phương thức PPP; quy mô đầu tư; phân loại các dự án PPP và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư; cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu.

Luật Chứng khoán gồm 10 chương với 135 điều đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bảo đảm bao quát toàn diện các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quy định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực chứng khoán; tổ chức thị trường chứng khoán và quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán;…

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung 20/102 điều của luật hiện hành; trong đó tập trung vào một số nội dung cơ bản như về đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; bộ máy giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội...

Báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá XIII của Quốc hội cho biết, tính đến hết tháng 11/2015, cùng với Hiến pháp 2013, Quốc hội đã thông qua được 100 bộ luật và luật, 112 nghị quyết và 10 pháp lệnh. Theo đó, hoạt động lập hiến, lập pháp của Quốc hội khóa XIII đã đạt được kết quả nổi bật, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, hội nhập quốc tế, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá XIII của Quốc hội nêu rõ, lập hiến, lập pháp luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Quốc hội. Quốc hội đã thông qua tổng cộng 222 bộ luật, luật, nghị quyết và pháp lệnh. Cụ thể: năm 2011, Quốc hội đã thông qua 5 luật và 21 nghị quyết; Năm 2012 là 22 luật, 19 nghị quyết và 5 pháp lệnh; Năm 2013 là Hiến pháp, 17 luật, 28 nghị quyết và 3 pháp lệnh; Năm 2014 là 29 luật, 19 nghị quyết và 2 pháp lệnh; tính đến hết tháng 11 năm 2015 là 27 luật và 25 nghị quyết.

Cho đến nay nước ta có bao nhiêu bộ luật năm 2024

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng ký chứng thực Hiến pháp năm 2013 Ảnh: Đình Nam

Hiến pháp 2013- Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện

Trong nhiệm kỳ, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 2013 và căn bản hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các đạo luật theo tinh thần của Hiến pháp. Hiến pháp 2013 được đánh giá là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế. Với Hiến pháp năm 2013, những giá trị cốt lõi, nền tảng của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 được tiếp tục kế thừa và phát triển. Hiến pháp đề cao quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân, phát huy vai trò chủ thể của Nhân dân trong việc thực hiện các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đồng thời khẳng định các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; xác định các nguyên tắc cơ bản để đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước, bảo đảm sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà nước.

Hơn 2 năm từ khi Hiến pháp ra đời, đã có gần 70 đạo luật được Quốc hội thông qua, thuộc hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định thành tựu nổi bật của nhiệm kỳ khóa XIII là Quốc hội đã làm tròn trọng trách ban hành Hiến pháp năm 2013 và căn bản hoàn thành việc cụ thể hóa tinh thần Hiến pháp trong các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước; bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Nhiều cải tiến, đổi mới trong quy trình lập pháp

Quốc hội đã có nhiều cải tiến, đổi mới trong quy trình lập pháp theo hướng nâng cao chất lượng, tăng tính chủ động, chặt chẽ, minh bạch, dân chủ, cụ thể trong văn bản luật. Việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội cả nhiệm kỳ và hằng năm đã bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng, yêu cầu thể chế hóa Hiến pháp; bám sát yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, tạo sự chủ động cho các cơ quan trong việc đề xuất, xây dựng và trình các dự án luật, pháp lệnh.

Cho đến nay nước ta có bao nhiêu bộ luật năm 2024

Công tác soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh đã được nâng lên một bước rõ rệt cả chất lượng và số lượng. Việc phân tích chính sách, đánh giá tác động trước khi xây dựng dự thảo luật đã được coi trọng hơn, kỹ thuật soạn thảo văn bản có tiến bộ rõ rệt. Việc thẩm tra các dự án được các cơ quan của Quốc hội tiến hành tích cực, khẩn trương, bảo đảm yêu cầu về điều kiện, chất lượng dự án trình Quốc hội. Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân ngày càng có hiệu quả, dân chủ, thận trọng trong hoạt động lập pháp, huy động được trí tuệ, sự đồng thuận của xã hội, bảo đảm tính công khai, minh bạch ngay trong khâu dự kiến hoạch định chính sách. Việc chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo sát sao; Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiến hành nghiêm túc, trách nhiệm, có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan.

Các Đoàn đại biểu Quốc hội đã có nhiều hình thức thảo luận, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức hữu quan và cá nhân ở địa phương vào các dự án luật. Các vị đại biểu Quốc hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động nghiên cứu, tích cực đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng văn bản ban hành…

Không ít quy định của luật còn nặng về nguyên tắc chung

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác lập pháp, Báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá XIII của Quốc hội cũng cho rằng, hoạt động lập pháp còn không ít hạn chế. Việc thường xuyên phải điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh chưa được khắc phục. Việc chuẩn bị một số dự án luật chưa bảo đảm tiến độ và chất lượng trình Quốc hội. Không ít quy định của luật còn nặng về nguyên tắc chung, thiếu tính ổn định, chưa xác định được nguồn lực để triển khai thực hiện. Công tác ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành vẫn là một khâu yếu, làm cho pháp luật chậm đi vào cuộc sống, chưa phát huy đầy đủ tác dụng điều chỉnh các quan hệ kinh tế- xã hội.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, các quan hệ kinh tế- xã hội mà pháp luật điều chỉnh đang phát triển, tính ổn định chưa cao; vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng văn bản chưa được phát huy tối đa, nhất là cơ quan chủ trì, cơ quan tham gia soạn thảo trong việc chuẩn bị, trình, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện dự thảo trình thông qua; chưa có cơ chế hiệu quả thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia vào quá trình chuẩn bị văn bản…

+ Theo Chương trình kỳ họp thứ 11, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận Báo cáo công tác nhiệm kỳ khoá XIII của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII (2011- 2016) ở Tổ vào ngày 23/3 và ở Hội trường vào ngày 28/3.