Chiến lược khác biệt hóa của Hòa Phát

Chiến lược khác biệt hóa (tiếng Anh: Differentiation Strategy) là một trong ba chiến lược cạnh tranh cơ bản của Michael Porter, được cấp đơn vị kinh doanh xây dựng.
  • 29-08-2019Hội nhập kinh tế (Economic integration) là gì?
  • 28-08-2019Vốn ngắn hạn (Short-term capital) là gì? Chu trình luân chuyển vốn ngắn hạn
  • 28-08-2019Thuyết công bằng (Equity theory) của John Stacey Adams
  • 28-08-2019Thuyết kì vọng (Expectancy theory) của Victor Vroom
  • 28-08-2019Học thuyết thiết lập mục tiêu (Goal Setting Theory) của Edwin Locke

Chiến lược khác biệt hóa

Khái niệm

Chiến lược khác biệt hóa trong tiếng Anh được gọi làdifferentiation strategy.

Chiến lược khác biệt hóa là chiến lược tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà được người tiêu dùng nhận thức là độc đáo nhất theo nhận xét của họ để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Khả năng của một công ty khác biệt hóa sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng theo cách mà các đối thủ cạnh tranh không thể có, nghĩa là nó có thể đặt giá cao hơn đáng kể so với mức trung bình của ngành.

Công ty khác biệt hóa sản phẩm chọn mức khác biệt sản phẩm cao để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Các cách tạo sự khác biệt

Sự khác biệt hóa sản phẩm có thể đạt được theo ba cách chủ yếu: chất lượng, đổi mới và tính thích nghi với khách hàng.

Một công ty theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm cố gắng tự làm khác biệt hóa càng nhiều mặt hàng càng tốt. Công ty càng bắt chước các đối thủ của mình ít bao nhiêu thì càng bảo vệ được khả năng cạnh tranh bấy nhiêu và sự hấp dẫn thị trường của nó càng mạnh mẽ và rộng khắp.

Những công ty có thể lựa chọn chỉ phục vụ các đoạn thị trường mà ở đó có lợi thế khác biệt hóa đặc biệt.

Cuối cùng, trong việc quyết định theo đuổi khả năng riêng biệt nào, công ty khác biệt hóa sản phẩm tập trung vào chức năng tổ chức cung cấp các nguồn gốc của lợi thế khác biệt hóa sản phẩm của mình.

Sự khác biệt hóa sản phẩm là cơ sở cho sự đổi mới và khả năng công nghệ phụ thuộc vào chức năng nghiên cứu và phát triển.

Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm

Sự khác biệt hóa sản phẩm bảo vệ công ty khỏi các đối thủ cạnh tranh ở mức độ mà khách hàng có lòng trung thành đối với nhãn hiệu sản phẩm của công ty.

Lòng trung thành đối với nhãn hàng là một tài sản vô hình rất có giá trị vì nó bảo vệ công ty trên tất cả các mặt.

Sự khác biệt hóa sản phẩm và lòng trung thành với nhãn hiệu cũng có thể tạo ra hàng rào gia nhập đối với các công ty đang tìm cách gia nhập ngành.

- Nhược điểm

Để duy trì sự khác biệt hóa và lợi thế của mình, các công ty khác biệt hóa phải tập trung nhiều vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, hoạt động truyền thông, giao tiếp để cung cấp những thông tin về tính chất độc đáo và sự khác biệt về sản phẩm của mình so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải quan tâm đến vấn đề chi phí, vì sự khác biệt hóa quá lớn trong chi phí có thể làm sự khác biệt hóa về sản phẩm bị lu mờ.

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Các loại chiến lược của doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

Chiến lược khác biệt hóa của Hòa Phát
Hội nhập kinh tế (Economic integration) là gì?
28-08-2019 Vốn ngắn hạn (Short-term capital) là gì? Chu trình luân chuyển vốn ngắn hạn
28-08-2019 Thuyết công bằng (Equity theory) của John Stacey Adams