Chỉ số mỡ máu ký hiệu là gì

Chỉ số AST = 45, ALT = 92, GGT = 68, Cholesterol = 6.87, Triglyceride = 2.62, HDL-cholesterol = 1.04, LDL-cholesterol = 4.68. Bác sĩ cho tôi hỏi chỉ số xét nghiệm chức năng gan và mỡ máu thế nào là bình thường? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Quỳnh Trang - Khoa xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Chỉ số xét nghiệm chức năng gan và mỡ máu thế nào là bình thường?”, bác sĩ giải đáp như sau:

AST, ALT và GGT là các chỉ số men gan giúp phản ánh tình trạng tổn thương gan. Chỉ số AST bình thường 20-40 U/L. Chỉ số ALT bình thường 7-56 U/L. Chỉ số GGT ở nam: < 55 U/L, ở nữ < 38 U/L. Đối với các chỉ số mỡ máu còn lại:

Triglyceride cao, thường xuyên ở mức trên 200 mg/dl, người bệnh có nguy cơ bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, béo phì, mỡ máu...

  • Chỉ số Triglycerid bình thường: Dưới 150 mg/dl (1,7 mmol/L).
  • Chỉ số Triglyceride ở mức ranh giới cao: 150-199 mg/dl (1,7-2 mmol/L).
  • Chỉ số Triglyceride cao: 200 - 499 mg/dl ( 2 - 6 mmol/L).
  • Chỉ số Triglycerid rất cao: trên 500mg/dl ( > 6 mmol/L).

Theo khuyến nghị của Hội Tim Mạch Học Việt Nam, tất cả những người từ 20 tuổi trở lên đều nên thực hiện xét nghiệm Cholesterol toàn phần. Cụ thể như sau:

  • Chỉ số Cholesterol toàn phần <200 mg/dL (5,1 mmol/L) cho biết tình trạng bình thường, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành rất thấp.
  • Chỉ số Cholesterol toàn phần đạt khoảng 200 - 239mg/dL (5,1 - 6,2 mmol/L) cho biết người bệnh đã hoặc đang có vấn đề về sức khỏe, cần chú trọng sinh hoạt điều độ và nên theo dõi sức khỏe định kỳ.
  • Chỉ số Cholesterol toàn phần >= 240 mg/dL (6,2 mmol/L) cho biết lượng Cholesterol trong máu tăng cao, người bệnh rất dễ có nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.

Xét nghiệm LDL-cholesterol (LDL-c): Chỉ định dành cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường,...

  • Mức bình thường là: <130 mg/dL (<3,3 mmol/L).
  • Ngưỡng hại cho sức khỏe là: > 160 mg/dL (>4.1mmol/lit).
  • LDL-c càng cao, nguy cơ bị xơ vữa động mạch càng lớn.
  • LDL-c tăng xảy ra trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh béo phì,...
  • LDL-c giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp,...

Xét nghiệm HDL-cholesterol (HDL-c): Thường được chỉ định cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người trên 40 tuổi,...

  • Chỉ số bình thường: > 50 mg/dL (>1.3mmol/lit).
  • Ngưỡng gây hại cho sức khỏe là: dưới 40 mg/dL (<1 mmol/lit).
  • HDL-c tăng: Ít nguy cơ gây xơ vữa động mạch.
  • HDL-c giảm: dễ có nguy cơ gây xơ vữa động mạch, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực,...

Trong trường hợp của bạn, các chỉ số chức năng gan và mỡ máu đều tăng, có thể nghĩ đến viêm gan, gan nhiễm mỡ,... kèm theo hiện tượng tê tay. Vì vậy, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra làm thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh và có phương án điều trị hợp lý.

Nếu bạn còn thắc mắc về chỉ số xét nghiệm chức năng gan và mỡ máu, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Sau khi đã có kết quả xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ căn cứ vào các chỉ số để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, bác sĩ chỉ đơn giản đề cập sức khỏe của bạn là hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh mà không giải thích cặn kẽ các chỉ số. Điều này khiến bạn không thể đoán biết được các nguy cơ tiềm ẩn để chủ động phòng tránh. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các tự đọc các chỉ số cơ bản trong phiếu kết quả xét nghiệm máu.

Một người được coi là có sức khỏe bình thường nếu các chỉ số trên nằm trong giới hạn sau:

  • CHOLESTEROL: nồng độ nằm trong khoảng 3.4 – 5.4 mmol/l được coi là bình thường.
  • TRYGLYCERID: nồng độ nằm trong khoảng 0.4 – 2.3 mmol/l được coi là bình thường.
  • HDL-Choles: nồng độ nằm trong khoảng 0.9 – 2.1 mmol/l được coi là bình thường.
  • LDL-Choles: nồng độ nằm trong khoảng 0 – 2.9 mmol/l được coi là bình thường.

Chỉ số mỡ máu ký hiệu là gì
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu

Nếu các chỉ số trên vượt mức giới hạn thì nguy cơ bạn mắc các bệnh về tim mạch hoặc huyết áp là khá cao. Tuy nhiên ở mỗi chỉ số lại biểu thị các bệnh lý khác nhau: Nếu chỉ số HDL – Choles (chỉ số biểu thị lượng mỡ tốt) vượt mức giới hạn thì sẽ gây xơ tắc mạch máu, còn lượng CHLESTEROL & LDL – Choles vượt mức sẽ khiến cho tình trạng huyết áp của bạn thường xuyên tăng vọt (huyết áp cao) nếu tình trạng này kéo dài mà không có một chế độ điều trị cũng như rèn luyện sức khỏe hợp lý sẽ dẫn đến nguy cơ tai biến, đột quỵ. Đây được coi như những căn bệnh khiến bạn tử vong “bất đắc kỳ tử” (đột ngột).

Để hạn chế các chỉ số trên tăng quá mức, giảm thiểu nguy cơ về các bệnh tim mạch/huyết áp thì bạn nên bạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc chất béo xấu, có lượng cholesterol cao như: phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ, trứng gia cầm, các loại da động vật, tăng cường các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, việc tăng cường vận động, tham gia các hoạt động thể dục thể thao là ưu tiên hàng đầu. Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn nói không với các căn bệnh nguy hiểm trên.

Chỉ số lượng đường trong máu: GLU (GLUCOSE)

Đối với một người bình thường, khỏe mạnh thì lượng đường trong máu sẽ có giới hạn trong khoảng 4,1 – 6,1 mnol/l. Nếu trong phiếu xét nghiệm, chỉ số này tăng đột biến, vượt quá giới hạn thì bạn đang có nguy cơ cao là mắc bệnh tiểu đường.

Chỉ số biểu thị tình trạng chức năng gan (men gan): SGOT & SGPT

Chức năng thải độc của gan sẽ trở nên suy giảm nếu chỉ số SGOT vượt quá giới hạn 9.0 – 48.0 và 5.0 – 49.0 đối với chỉ số SGPT. Khi có kết quả không mong muốn, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình, nên thường xuyên ăn các thực phẩm tốt cho gan, uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế/tránh ăn các thực phẩm mà gan khó hấp thu, ảnh hưởng đến khả năng lọc chất của gan như: chất béo từ mỡ động vật, các loại protein không lành mạnh, không nhiều rượu bia và các loại nước ngọt có gas.

Đồng thời việc rèn luyện sức, khỏe chơi thể dục thể thao sẽ rất tốt cho quá trình trao đổi chất của gan, giúp cho lá gan của bạn luôn khỏe mạnh.

Các chỉ số biểu thị sự gia tăng lượng mỡ trong máu: CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES

Chỉ số cholesterol trong máu cao khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và huyết áp.

Chỉ số biểu thị nguy cơ mắc viêm gan siêu vi B: GGT

Chỉ số GGT hay đầy đủ là Gama globutamin, là chất miễn dịch cho tế bào gan. Giới hạn bình thường của GGT trong máu sẽ là 0 – 53, nếu vượt quá giới hạn này thì chứng tỏ chức năng gan đang bị suy giảm, khả năng thải độc và loại bỏ tạp chất của gan không còn tốt. Điều này là vô cùng nguy hiểm, nếu chỉ số GGT cứ tiếp tục tăng thì nguy cơ suy gan rất cao. Với người nhiễm siêu vi B trong máu thì đây quả thực là một tin không vui chút nào. Nếu các chỉ số GGT, SGOT, SGPT của nhóm đối tượng này cùng tăng lên thì khả năng mắc căn bệnh nguy hiểm viêm gan siêu vi B là rất lớn.

Chỉ số URE trong máu

Đây là chỉ số biểu thị sản phẩm thoái hóa của protein được thận thải ra. Đối với một người bình thường, khỏe mạnh thì giới hạn URE sẽ nằm trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Chỉ số Nitơ của URE trong máu: BUN

Giới hạn BUN của một người bình thường nằm trong khoảng 4.6 – 23.3 mg/dl. Chỉ số này tăng hoặc giảm cũng đều gây ra các vấn đề hay bệnh lý về thận. Nếu:

  • Tăng trong, mắc các bệnh như: suy thận, suy tim, dư đạm,…
  • Giảm trong, mắc các bệnh như: thiếu đạm, bệnh gan ở tình trạng nặng,…

Chỉ số CRE (Creatinin)

Đây là chỉ số biểu thị lượng sản phẩm đào thải do tình trạng thoái hóa creatin phosphat ở cơ. Sự hình thành này phụ thuộc vào khối lượng cơ trên cơ thể, được lọc qua cầu thận và thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Với chỉ số này bạn có thể xác định chức năng cầu thận, bởi vì đây là lượng đạm ổn định hình thành không phải từ chế độ ăn.

Giới hạn CRE ở một người bình thường là: 62 – 120 umol/l (đối với nam) và 53 – 100 umol/l (đối với nữ). Nếu tăng trong thì nguy cơ mắc các bệnh về thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn là khá cao; còn nếu giảm trong thì báo hiệu tin mừng (có thai) hoặc sản giật.

Chỉ số nồng độ URIC (Acid Uric = urat) trong máu

Đây sản sản phẩm chuyển hóa của ADN và ARN ở người, được thải chủ yếu qua đường nước tiểu. Giới hạn bình thường: 180 – 420 umol/l (đối với nam) và 150 – 360 umol/l (đối với nữ). Nếu tăng trong, các bệnh có nguy cơ mắc: bệnh Lesh Nyhan, Von Gierke, suy thận, xơ vữa động mạch, bệnh Gout,…Ngược lại nếu giảm trong, có nguy cơ mắc: bệnh Wilson, tổn thương tế bào gan,…

Chỉ số biểu thị kết quả miễn dịch của cơ thể

Chỉ số Anti-HBs: Cho biết khả năng bạn có bị nhiễm virus siêu vi B trong gan hay không (Nếu nổng độ Anti-HBs < 12 mUL/m thì âm tính với loại virus này).

Các chỉ số trên là các chỉ số biểu thị kết quả sinh hóa máu, ngoài ra còn có các chỉ số biểu thị thành phần công thức của máu. Tuy nhiên, các chỉ số này thường khá khó hiểu và cần sự giải thích của các bác sĩ chuyên môn mới có thể nhận biết được là có sự bất thường hay không. Sau khi nhận kết quả xét nghiệm máu, để yên tâm bạn nên hỏi kỹ bác sĩ về sự bất thường của các chỉ số trong tờ phiếu kết quả.

Hi vọng với những kiến thức trên, bạn có thể tự đoán biết được tình trạng sức khỏe của chính mình. Khi nhận thấy các chỉ số có nguy cơ tăng vọt hoặc giảm so với mức giới hạn, bạn nên liên hệ tư vấn tại các cơ sở y tế chuyên môn, đồng thời điều chỉnh chế độ sống khoa học cũng nên là yêu tiên hàng đầu. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.

Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Với loại LDL-C trong máu người bình thường có chỉ số là dưới 3,4mmol/l, khi chỉ số này vượt quá trên 3,4 mmol/l, được gọi là cao... Khi triglycerid máu trên 2,26 mmol/l được gọi là triglycerid cao. Khi tăng cả cholesterol xấu và triglycerid, được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp.

Ký hiệu của mỡ máu là gì?

LDL-cholesterol (LDL-c)

Chỉ số mỡ trong máu bao nhiêu thì phải dùng thuốc?

Ngoài ra, theo các bác sĩ, trong hầu hết trường hợp, chỉ số cholesterol toàn phần từ 6.0 mmol/L trở lên, người bị mỡ máu cao đều cần dùng thuốc.

Mỡ máu bao nhiêu là thấp?

Xét nghiệm mỡ máu là phương pháp duy nhất để chẩn đoán chính xác bệnh mỡ máu thấp. Như đã thông tin ở trên, nếu chỉ số cholesterol toàn phần dưới 120mg/dL và LDL dưới 50mg/dL, bạn có thể bị mỡ máu thấp.