Chỉ số kê đơn thuốc là gì

Thông tư số 05/2016/TT-BYT được Bộ y tế ban hành ngày 29/2/2016 Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2016 sẽ thay thế cho Quyết định 04/2008/QĐ-BYT về quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú của Bộ y tế.

Chỉ số kê đơn thuốc là gì

Thông tư này bao gồm 15 điều, có nhiều điểm nổi bật so với quyết định cũ trong đó có quy định rõ về: người kê đơn thuốc, nội dung kê đơn thuốc,quy định kê đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng cộng nghệ thông tin trong kê đơn thuốc và kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần thần và tiền chất. Một số điểm mới trong Thông tư 05 như sau :

Phạm vi điều chỉnh

Thông tư 05 không áp dụng cho kê đơn thuốc y học cổ truyền, kê đơn thuốc kết hợp thuốc y học cổ truyền với thuốc tân dược và kê đơn thuốc Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Tại điều 2, Đối tượng áp dụng so với thông tư cũ, thông tư 05 thêm phần "Người bệnh và người nhà của người bệnh có đơn thuốc Điều trị ngoại trú". Điều này thuận lợi cho người nhà bệnh nhân ung thư, AIDS giai đoạn cuối đang điều trị tại nhà thuận lợi hơn khi mua thuốc điều trị.

Người kê đơn thuốc

Thông tư mới cũng quy định cụ thể về đối tượng cũng như phạm vi của người kê đơn thuốc so với Quyết định 04. Tại điều 3 của Thông tư này đã quy định chỉ có bác sĩ là người được kê đơn thuốc.Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học và phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế của địa phương.

Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế xã và của bác sỹ, y sỹ.

Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.

Theo Thông tư, chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 ngày, trừ trường hợp: Kê đơn thuốc gây nghiện, Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS, Kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất

Thông tư nêu rõ, y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh Mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Nội dung kê đơn thuốc

Về cơ bản nội dung kê đơn thuốc trong thông tư mới vẫn dựa trên các khoản của Điều 7 trong Quyết định 04/2008/QĐ-BYT. Điểm khác bao gồm:

Tại Khoản 5, Điều 7 trong Quyết định 04 quy định: viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, gerneric name) hoặc nếu ghi tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất).

Tại Khoản 4, Điều 6 Thông tư 05 quy định: viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, gerneric) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.

Do đó theo quy định mới đối với thuốc một thành phần thì việc viết tên thuốc theo tên chung quốc tế là bắt buộc, trừ những thuốc có nhiều hoạt chất. Ví dụ khi kê đơn thuốc Cefpodoxim, bác sĩ phải viết tên theo tên chung quốc tế: Cefpodoxim 100mg chứ không ghi tên thuốc theo tên thương mại như Philtadol. Những thuốc có nhiều hoạt chất có thể ghi theo tên thương mại ví dụ như Augmentin 625mg, Rodogyl... Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại bác sỹ phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế. Ví dụCefpodoxim 100mg (Philtadol).

Kê đơn thuốc gây nghiện, hướng tâm thần

Tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 thông tư quy định rõ khi người bệnh được kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần thì cần có 3 đơn, một đơn lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, một đơn thuốc lưu trong sổ khám bệnh hoặc sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh, một đơn thuốc lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên nếu việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Trong trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện, người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà của người bệnh viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện. Cam kết được viết theo mẫu quy định kèm theo thông tư này, được làm thành 02 bản như nhau, trong đó một bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, một bản giao cho người bệnh hoặc người nhà người bệnh giữ.

Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà, thì người bệnh phải có Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã nơi người bệnh cư trú, xác định người bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện theo mẫu quy định kèm theo thông tư này để làm căn cứ cho bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc.Mỗi lần kê đơn, số lượng thuốc sử dụng không vượt quá mười ngày.

Ngoài ra trong thông tư 05 có thêm quy định mới đối với các cơ sở khám chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc tại Điều 10 với quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin phải bảo đảm việc lưu đơn để triết xuất dữ liệu khi cần thiết. Hay cụ thể hơn về việc quy định ghi địa chỉ người bệnh trong đơn cần ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú, tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.

Thông tư mới còn quy định cụ thể thời hạn mua thuốc, thời gian lưu các loại đơn tại cơ sở khám bệnh, cấp hay bán lẻ các loại thuốc cho người bệnh.

Hoàng Song Hào

Một đơn thuốc tốt phải thể hiện được các yêu cầu: Hiệu quả chữa bệnh cao, an toàn trong dùng thuốc và tiết kiệm.

Muốn kê đơn thuốc tốt phải tuân theo quy trình sau đây

1/ Chẩn đoán, xác định đúng bệnh:

Thầy thuốc cần tìm hiểu hoàn cảnh của người bệnh, phát hiện các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm phi lâm sàng. Cần tìm hiểu lịch sử dùng thuốc của người bệnh, đã dùng những thuốc gì, kết quả ra sao để ghi vào bệnh án. Như vậy thầy thuốc đã xác định được các vấn đề của người bệnh. Trên cơ sở đó, xác định các mục tiêu điều trị chính, phụ, trước, sau; tập trung giải quyết mục tiêu chính.

2/ Lựa chọn thuốc phù hợp với người bệnh:

Thầy thuốc phải tự hỏi xem những thuốc quen dùng theo kinh nghiệm bản thân trước đây liệu có hiệu quả và an toàn đối với từng người bệnh cụ thể. Ðồng thời liệt kê các thứ thuốc mà mình biết có thể điều trị phù hợp cho từng người bệnh. Nên sử dụng các thuốc đã quen dùng. Cần hỏi người bệnh về các phản ứng đã xảy ra khi dùng thuốc trong quá khứ.

Sàng lọc lần lượt các thuốc đó dựa trên các tiêu chí sau:

Thuốc có hiệu quả nhất, an toàn nhất và phù hợp với hoàn cảnh của người bệnh nhất.

Trong những trường hợp bệnh nặng thì hiệu quả là yêu cầu trước tiên. Trong những trường hợp bệnh mạn tính và thể trạng người bệnh yếu thì tiêu chuẩn an toàn phải được đặt lên hàng đầu.

3/ Kê đơn thuốc khi đã có chỉ định rõ ràng:

Khi kê đơn, tốt nhất là dùng tên gốc hay tên chung quốc tế kèm theo tên biệt dược đặt trong ngoặc, nếu thấy cần thiết. Phải tránh viết tắt. Khi kê hai thuốc hoặc nhiều thuốc hơn trong cùng một đơn thuốc, thuốc chính ghi đầu tiên. Nên tránh kê quá nhiều thuốc trong một đơn thuốc. Kê đơn càng ít thuốc càng tốt để tránh tương tác thuốc.

Ðơn thuốc phải viết rõ ràng bằng mực, ghi rõ ngày, tháng, năm, họ và tên, tuổi, địa chỉ, số thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh (nếu có). Người kê đơn phải ký vào đơn bằng mực và ghi rõ họ tên.

Các thuốc độc, thuốc hướng tâm thần và thuốc gây nghiện phải viết riêng trong một đơn khác, theo quy chế về quản lý thuốc độc, thuốc hướng thần và thuốc gây nghiện do Bộ Y tế ban hành. Tên thuốc, hàm lượng, số lần dùng trong ngày, liều dùng mỗi lần phải ghi rõ bằng chữ và số. Người kê đơn phải ký, đề ngày, tháng, năm và phải viết rõ tên, địa chỉ.

4/ Hướng dẫn dùng thuốc cho người bệnh:

Thầy thuốc cần giải thích rõ ràng và ngắn gọn bằng ngôn ngữ thông thường để người bệnh hiểu được cách dùng các thuốc đã kê (số lượng phải dùng, thời gian, số lần dùng và các điều khác như cách pha, cách dùng). Nếu phải dùng đến một dụng cụ để đưa thuốc vào cơ thể, thầy thuốc phải hướng dẫn cụ thể hoặc cùng làm với người bệnh. Thầy thuốc phải luôn luôn cảnh giác để phát hiện quá liều đối với các thuốc tác dụng mạnh kê trong đơn.

Cần dặn dò những điều kiêng cữ đối với người bệnh. Nên hết sức thận trọng khi kê đơn cho những người đang mang thai, đang cho con bú, người có tiền sử bệnh gan, thận, cơ địa dị ứng.

5/ Thông tin về phản ứng không mong muốn của thuốc:

Bất cứ thuốc nào cũng có thể gây tác dụng không mong muốn. Cần chú ý theo dõi, phát hiện, ghi chép các tác dụng không mong muốn.

Hướng dẫn người bệnh phát hiện những dấu hiệu của phản ứng không mong muốn, hướng dẫn cách xử trí và báo cáo.

Thầy thuốc phải hẹn ngày khám lại đối với người bệnh.

6/ Theo dõi hiệu quả điều trị:

Nếu người bệnh không quay lại thì có thể đơn thuốc đã có hiệu quả, bệnh đã đỡ hơn hoặc khỏi. Nếu đơn thuốc không có hiệu quả thì người bệnh có thể sẽ quay lại. Cần tìm hiểu lý do: Thuốc không hiệu quả; không an toàn, người bệnh không chịu đựng được các phản ứng phụ; không thuận tiện do cách uống, mùi vị...

Trong trường hợp này tùy từng lý do, thầy thuốc lại bắt đầu quy trình khám lại.

Chú ý:

  • Không nên kê nhiều thuốc trong một đơn.
  • Nên kê những thuốc một thành phần. Không nên kê những thuốc hỗn hợp nhiều thành phần.
  • Nên kê đơn thuốc theo tên gốc của thuốc. Tên thương mại ghi bên cạnh, trong dấu ngoặc.
  • Nên tranh thủ sự giúp đỡ của dược sĩ để có các thông tin về thuốc.
  • Nên theo dõi những tin tức cập nhật về thuốc ở đơn vị thông tin thuốc.
  • Nên sử dụng Dược thư quốc gia Việt Nam nhằm khai thác các thông tin sử dụng thuốc hiệu quả, hợp lý, an toàn, tiết kiệm.
  • Nên đưa nội dung điều trị bằng thuốc thành chủ đề trong các cuộc họp của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện.
  • Nên hết sức thận trọng sử dụng các thông tin về thuốc từ những nguồn thông tin thương mại.
  • Nên phối hợp với dược sĩ sắp xếp các thuốc điều trị cùng nhóm, đánh giá theo 4 tiêu chuẩn: Hiệu quả, an toàn, thích hợp và giá cả. Bảng này cần luôn được cập nhật.
  • Trước khi chấp thuận nhận xét về hiệu quả của những thuốc mới, cần có những số liệu thống kê dịch tễ học về các phản ứng không mong muốn.
  • Trước khi sử dụng thuốc mới, cần có những thử nghiệm lâm sàng ngay tại cơ sở để thu thập những kinh nghiệm thực tế.
  • Ðối với người bệnh nội trú, tốt nhất là kê đơn thuốc hàng ngày.
  • Những thuốc nhiều tác dụng phụ như kháng sinh, corticoid, thuốc chống ung thư, trong đơn hoặc bệnh án nên đánh số để ghi rõ ngày dùng thuốc thứ mấy.
  • Ðể tăng tính chính xác khi sử dụng thuốc, nên sử dụng mã ATC.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Chỉ số kê đơn thuốc là gì
  facebook.com/BVNTP

Chỉ số kê đơn thuốc là gì
  youtube.com/bvntp