Chỉ số hbeag bao nhiêu là nguy hiểm

Viêm gan B là bệnh lý khá phổ biến hiện nay ở nước ta. Được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh ít có dấu hiệu hoặc các dấu hiệu rất mờ nhạt khiến người bệnh chủ quan. Nên rất nhiều trường hợp phát hiện khi bệnh tiến triển nặng, thậm chí xảy ra các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Xét nghiệm HBeAb là một trong những xét nghiệm nhằm chẩn đoán diễn biến cũng như mức độ của bệnh viên gan B. Bài viết sau đây, bạn đọc cùng tìm hiểu về xét nghiệm HBeAb (Anti-HBe) nhé.

Chỉ số hbeag bao nhiêu là nguy hiểm

Mục lục

Xét nghiệm HBeAb là gì?

Anti-HBe (HBeAb) là kháng thể kháng HBeAg, sự hiện diện của HBeAb cho biết tình trạng virus không hoạt động hoặc ít có nguy cơ lây nhiễm. Trong đó, HBeAg phản ánh tình trạng virus đang hoạt động mạnh trong cơ thể và có nguy cơ lây lan cao. Do đó, mà hai chỉ số này thường không xuất hiện cùng nhau.

Xét nghiệm HBeAb nhằm đánh giá người bị nhiễm viêm gan B có sự hoạt động của virus viêm gan B gây bệnh hay không, nếu xét nghiệm HBeAg dương tính. Nếu ban đầu xét nghiệm HbeAb âm tính, về sau lại cho kết quả dương tính sẽ cho thấy có sự chuyển đổi huyết thanh trong quá trình điều trị viêm gan B.

Sự chuyển huyết thanh xảy ra khi HBeAb chuyển từ (–) chuyển sang (+) và HBeAg từ (+) chuyển sang (–). Điều này cho thấy rằng có sự giảm hoặc chấm dứt nhân đôi của siêu vi. Sự chuyển huyết thanh này có thể diễn ra tự nhiên nhưng cũng có thể do tác động của các phương pháp trị liệu kháng siêu vi.

Có trường hợp người bệnh đã chuyển huyết thanh HBeAb nhưng HBeAg có thể xuất hiện trở lại trong các lần viêm gan B tái phát. Hiện tượng này có thể xảy ra ở những người đàn đồng đồng tính hoặc do hóa trị liệu ung thư hay sử dụng corticoid.

Trường hợp người bệnh mắc viêm gan B mạn tính, khi xét nghiệm có sự xuất hiện của kháng nguyên  Anti-HBe chứng tỏ rằng bệnh lý đã kéo dài. Ngoài ra, nó còn phản ánh khả năng viêm gan B biến chứng sang xơ gan, ung thư gan nguyên phát. Do đó, người bệnh phải tuyệt đối cẩn trọng, điều trị theo phác đồ của bác sĩ và tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn điều trị.

Có thể hiểu rằng, xét nghiệm HBeAb được dùng để đánh giá mức độ hoạt động của virus viêm gan B trong cơ thể. Xét nghiệm nhằm xác định sớm khả năng biến chứng nghiêm trọng về gan của người bệnh viêm gan B. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để đánh giá quá trình điều trị viêm gan B.

Mục đích của việc xét nghiệm HBeAb

Đối với người bệnh viêm gan B mạn tính, sự xuất hiện của HBeAb thể hiện bệnh đã tiến triển trong một thời gian khá dài. Thậm chí bệnh chuyển sang giai đoạn biến chứng (xơ gan, ung thư gan nguyên phát…). Đây là những biến chứng rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh.

Do đó, xét nghiệm HBeAb có ý nghĩa quan trọng giúp xác định sớm khả năng dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng về gan khi người bệnh mắc viêm gan B. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ điều trị và tái khám theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chỉ số hbeag bao nhiêu là nguy hiểm

Để nắm rõ được tình trạng bệnh của mình cũng như theo dõi tiến triển của bệnh viêm gan B, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe gan và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra sự hoạt động của virus trong khoảng từ 3 – 6 tháng/lần. Tái khám định kỳ để xem có cần sử dụng thuốc hay không, tránh để bệnh nặng hoặc xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Nếu những thành viên trong gia đình có ai chưa bị nhiễm virus hãy chủ động khám định kỳ và tiêm vắc xin phòng bệnh nếu được xét nghiệm HBsAb âm tính. Đối với người bệnh viêm gan B cần chú ý hơn cũng như có kiến thức về bệnh để tránh lây nhiễm cho người khác.

Xem thêm chi tiết: HBsAb là gì?

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm HBeAb?

Xét nghiệm HBeAb nhằm mục đích chẩn đoán mức độ tiến triển của virus viêm gan B. Xét nghiệm này thường được tiến hành khi người bệnh xác định dương tính với virus viêm gan B. Để kiểm tra người bệnh có mắc virus viêm gan B hay không sẽ được chỉ định tiến hành xét nghiệm HBsAg.

Trong đó, HBsAg bao gồm xét nghiệm định tính hoặc định lượng. Xét nghiệm định tính cho bạn biết có dương tính với virus viêm gan B hay không. Nếu cho kết quả dương tính là bạn đã mắc viêm gan B và ngược lại. Xét nghiệm HBsAg định lượng cho biết nồng độ kháng nguyên nhiều hay ít để có hướng điều trị hợp lý.

Sau khi đã xác định người bệnh dương tính với virus viêm gan B, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm sinh hóa khác nhằm đánh giá chức năng gan như:

  • AST (GOT)
  • ALT (GPT)
  • GGT
  • ALP
  • Các chỉ số sắc tố mật Bilirubin…

Người bệnh cũng sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm sinh học phân tử như HBV-DNA, HBV genotyping và xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B: HBsAb, HBeAg, HBeAb, Anti-HBc, Anti-HBcIgM.

Hướng dẫn cách lấy bệnh phẩm trong xét nghiệm HBeAb

Bước 1: Người bệnh được lấy 2ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông bao gồm Li, Na, NH4- Heparin và K3- EDTA. Máu không bị vỡ hồng cầu.

Bước 2: Sau khi lấy máu, đem ly tâm 4000 vòng trong vòng 5 phút tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.

Bước 3: Bệnh phẩm ổn định 5 ngày, bảo quản ở 2 – 8°C, trong 3 tháng ở -20°C.

Bệnh phẩm chỉ được rã đông 1 lần và phải chờ bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi đem đi phân tích. Nên phân tích trong vòng 2 giờ nhằm tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng.

Bước 4: Tiến hành phân tích

  • Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn để thực hiện phân tích mẫu máu. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm Anti-HBe, kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm Anti-HBe đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.
  • Cán bộ thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin của bệnh phẩm, chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng.
  • Nạp bệnh phẩm vào máy phân tích.
  • Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm.
  • Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy.
  • Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả và in phiếu kết quả xét nghiệm để trả cho người bệnh.

Chỉ số HBeAb âm tính và dương tính có ý nghĩa gì?

Chỉ số hbeag bao nhiêu là nguy hiểm

Xét nghiệm HBeAb được xem là xét nghiệm định tính, nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính (+) chứng tỏ người bệnh đã có miễn dịch một phần với virus viêm gan B. Kết quả âm tính (-) có nghĩa là cơ thể người bệnh chưa có miễn dịch với virus viêm gan B, bệnh nhân chưa chuyển sang giai đoạn chuyển đổi huyết thanh. Xét nghiệm Anti-HBe (HBeAb) thường được thực hiện cùng xét nghiệm HBeAg và có 4 khả năng để phân tích như sau:

Trường hợp 1: HBeAg (+) và Anti-HBe (-), virus đang có xu hướng tăng sinh quá trình nhân bản, bệnh viêm gan tiến triển, có khả năng lây lan mạnh.

Trường hợp 2: HBeAg (-) và Anti-HBe (+), điều này cho thấy virus viêm gan B ngừng nhân bản, cơ thể có miễn dịch một phần, khả năng bệnh lây lan giảm. Trường hợp khác, virus viêm gan B (HBV) có đột biến hoang dại. Với trường hợp này, dạng virus này không sản xuất được HBeAg, có thể gây âm tính giả khi thực hiện xét nghiệm HBeAg. Do đó, xét nghiệm Anti-HBe được xem như là xét nghiệm bổ sung, nhằm khẳng định chính xác của xét nghiệm HBeAg.

Trường hợp 3: HBeAg (+) và Anti-HBe (+) cho thấy kháng nguyên và kháng thể của virus viêm gan B ở trong trạng thái cân bằng hoặc có thể do phức hợp miễn dịch. Người bệnh cần được theo dõi thêm để bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp.

Trường hợp 4: HBeAg (-) và Anti-HBe (-), kết quả này cho biết giai đoạn cửa sổ của chuyển đổi huyết thanh. Hiện tượng này phản ánh sự nhân đôi của virus viêm gan B đã giảm hoặc chấm dứt – chứng tỏ hiệu quả của quá trình điều trị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp có sự chuyển huyết thanh nhưng trong các đợt tái phát bệnh thì HBeAg vẫn có thể xuất hiện trở lại. Do đó, người bệnh không nên chủ quan khi nhận kết quả này.

Dựa trên kết quả các xét nghiệm bác sĩ chỉ định phương thuốc điều trị cũng như phác đồ điều trị nhằm tiêu diệt virus gây bệnh. Người bệnh cần đi khám thường xuyên để theo dõi diễn tiến của bệnh cũng như có biện pháp điều trị phù hợp.

Xét nghiệm HBeAb có cần nhịn ăn không?

Chỉ số hbeag bao nhiêu là nguy hiểm

Thông thường, xét nghiệm kháng nguyên HBeAb được thực hiện cùng nhiều xét nghiệm viêm gan khác cũng như các xét nghiệm sinh hóa máu. Do đó, người bệnh phải để bụng rỗng hoặc thực hiện theo đúng hướng dẫn mà nhân viên y tế nhằm hạn chế yếu tố gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm. Đối với câu hỏi “Xét nghiệm HBsAb có cần nhịn ăn không?”, câu trả lời là có.

Người bệnh sẽ được yêu cầu để bụng rỗng khi thực hiện xét nghiệm từ 8 – 12 tiếng. Không được dùng đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức uống chứa caffein hay đồ uống có cồn có thể khiến kết quả bị sai lệch. Đồng thời, nên cân nhắc làm xét nghiệm trong buổi sáng. Bởi đây là thời gian vừa nghỉ ngơi sau một đêm dài, nên các chuyên gia cho rằng buổi sáng là thời điểm tốt nhất cho kết quả chính xác.

Để nắm rõ tình trạng bệnh của mình cũng như theo dõi diễn tiến của bệnh, người bệnh cần kiểm tra sức khỏe gan. Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra sự hoạt động của virus từ 3 – 6 tháng/lần, tái khám theo định kỳ để bác sĩ đánh giá và xem xét có cần sử dụng thuốc hay không, tránh bệnh nặng mà có thể gây ra các biến chứng xấu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.