Vết mổ ruột thừa ở vị trí nào năm 2024

Mổ ruột thừa bên nào là thông tin được nhiều người tìm kiếm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Vị trí của ruột thừa là ở bên phải vùng bụng dưới, kết nối giữa ruột non và ruột già. Hiện nay nhờ có mổ nội soi ít xâm lấn, bệnh nhân sau cắt viêm ruột thừa hầu như không có sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ. Tìm hiểu về các thông tin này trong bài viết sau.

Menu xem nhanh:

1. Giải đáp mổ ruột thừa bên nào?

Mổ ruột thừa là phương pháp điều trị triệt để và tối ưu nhất của bệnh lý này. Vì khi ruột thừa bị viêm, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi bên trong và tạo thành mủ. Tình trạng này sẽ dẫn tới triệu chứng đau quanh rốn và lan dần xuống phần dưới bên phải của bụng. Người bệnh cũng có thể bị buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Do đó cần phải can thiệp y tế ngay khi có dấu hiệu viêm ruột thừa. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa bị vỡ ra và giải phóng vi khuẩn cùng các chất độc hại khác vào ổ bụng, gây nhiễm trùng phúc mạc, đe dọa tính mạng.

Để cắt bỏ phần ruột thừa viêm, bác sĩ có thể chỉ định mổ nội soi hoặc mổ mở tùy theo tình trạng của bệnh nhân.

Vết mổ ruột thừa ở vị trí nào năm 2024

So sánh vị trí mổ ruột thừa nội soi (trái) và mổ mở (phải).

1.2. Mổ ruột thừa bên nào nếu mổ mở?

Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống trong điều trị viêm ruột thừa. Để loại bỏ ruột thừa viêm, bác sĩ sẽ rạch một đường ở phía bên phải vùng bụng dưới. Sau đó tiếp cận với ruột thừa và sử dụng dụng cụ để cắt bỏ. Cuối cùng là khâu đóng lại vết rạch ban đầu bằng chỉ y tế. Trong quá trình mổ mở, bác sĩ cũng có thể đồng thời làm sạch khoang bụng nếu ruột thừa đã bị vỡ.

Mổ mở được chỉ định cho trường hợp:

– Ruột thừa bị vỡ, gây nhiễm trùng lan sang các cơ quan lân cận.

– Ưu tiên cho những người đã từng trải qua phẫu thuật vùng bụng trước đây.

1.2. Mổ ruột thừa bên nào nếu mổ nội soi?

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ tạo một vài vết rạch nhỏ (vài cm) ở vùng bụng gần với vị trí ruột thừa (quan sát hình ảnh minh họa). Tiếp đến là bơm khí CO2 để làm căng ổ bụng, tạo khoang làm việc giúp bác sĩ dễ nhìn thấy các cơ quan bên trong. Ống nội soi cùng các dụng cụ phẫu thuật khác sẽ được đưa vào. Ống nội soi này chịu trách nhiệm truyền dẫn hình ảnh chi tiết trong ổ bụng ra màn hình bên ngoài. Thông qua đó, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác tiếp cận, bóc tách và cắt bỏ ruột thừa rồi lấy bệnh phẩm ra ngoài. Cuối cùng cũng như mổ mở, bác sĩ sẽ rút các dụng cụ phẫu thuật ra ngoài và khâu đóng vết mổ.

Mổ nội soi được đánh giá là tối ưu cho các trường hợp trẻ em, người cao tuổi, người bị béo phì.

Vết mổ ruột thừa ở vị trí nào năm 2024

Một ca mổ nội soi cắt ruột thừa tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.

2. Nên mổ nội soi hay mổ mở viêm ruột thừa?

Với những ưu điểm như: ít xâm lấn, ít đau, sẹo mổ hầu như không đáng kể thì mổ nội soi được ưu chuộng hơn. Người bệnh cũng có thời gian phục hồi nhanh hơn so với mổ mở.

Tuy nhiên như đã đề cập ở phần trên, không phải trường hợp nào cũng có thể mổ nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra tư vấn lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.

Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm ruột thừa, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để can thiệp sớm. Trường hợp chần chừ, đến quá muộn khiến ruột thừa đã bị vỡ, nhiễm trùng thì thường sẽ phải mổ mở. So với mổ nội soi, mở mở gây đau, để lại sẹo và cần nằm viện theo dõi lâu hơn.

3. Mổ ruột thừa có nguy hiểm không?

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là một thủ thuật khá đơn giản và phổ biến. Tuy nhiên vẫn có một số rủi ro nhất định liên quan đến phẫu thuật bao gồm:

– Chảy máu

– Nhiễm trùng

– Tổn thương các cơ quan lân cận

– Tắc ruột

Mặc dù vậy tỷ lệ gặp phải các biến chứng này sau mổ là rất thấp. Chưa kể rủi ro của việc cắt ruột thừa ít nghiêm trọng hơn so với những rủi ro liên quan đến viêm ruột thừa không được điều trị. Phẫu thuật viêm ruột thừa cần được tiến hành càng sớm càng tốt để ngăn chặn tiến triển thành áp-xe và viêm phúc mạc.

Vết mổ ruột thừa ở vị trí nào năm 2024

Đến bệnh viện ngay lập tức khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm ruột thừa.

4. Dấu hiệu cảnh báo viêm ruột thừa cần lưu ý

Viêm ruột thừa thường bắt đầu với cơn đau ở vùng quanh rốn (giữa bụng), đau âm ỉ. Trong vòng vài giờ sau đó, cơn đau sẽ sẽ di chuyển xuống vùng bụng bên dưới bên phải. Lúc này cấp độ đau tăng dần lên, dữ đội và dồn dập liên tục. Đau tăng khi ấn tay vào hoặc khi chạy, nhảy, ho, rặn mạnh.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng sau:

– Buồn nôn hoặc ói mửa

– Mệt mỏi

– Chán ăn

– Táo bón hoặc tiêu chảy

– Sốt cao

Các biểu hiện của viêm ruột thừa rất dễ bị nhầm với một số bệnh lý khác như hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh Crohn, nhiễm trùng vùng chậu…Ở phụ nữ các triệu chứng tương tự như viêm ruột thừa đôi khi có thể do nguyên nhân phụ khoa, chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung, đau bụng kinh hoặc bệnh viêm vùng chậu.

Tốt nhất khi bị đau bụng, cơn đau có dấu hiệu ngày càng trở nặng thì hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trên đây là những thông tin giải đáp về mổ ruột thừa bên nào và những cảnh báo về triệu chứng nhằm giúp bạn phát hiện sớm, điều trị kịp thời căn bệnh nguy hiểm này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Mổ ruột thừa sau bao lâu thì ăn uống bình thường?

Thông thường, 1-2 ngày sau khi mổ ruột thừa, người bệnh sẽ tập làm quen với thức ăn lỏng như cháo, súp, sữa… Ngày thứ 3 trở đi, người bệnh có thể đi đại tiện và đi lại nhẹ nhàng nên tập dần sang chế độ ăn đặc hơn, nhưng vẫn là thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. 3-5 ngày sau mổ, người bệnh có thể ăn cơm bình thường.nullMổ ruột thừa bao lâu thì lành? Khi nào nên tiến hành? Có nguy hiểm ...tamanhhospital.vn › mo-ruot-thuanull

Mổ ruột thừa nên nằm tư thế nào?

Lúc này nên để người bệnh ở tư thế nằm nghiêng về phía có ống dẫn lưu giúp dịch được thoát ra ngoài dễ dàng. Về ống dẫn lưu ổ bụng cần phải được nối với túi hay chai vô khuẩn có chứa dung dịch sát khuẩn nhằm tránh nhiễm khuẩn ngược dòng. Lưu ý và tuyệt đối tránh để không bị gập hay tắc ống dẫn lưu.nullMổ ruột thừa và những điều cần biết trước - sau mổ - Bệnh viện Thu Cúcbenhvienthucuc.vn › mo-ruot-thua-va-nhung-dieu-can-bietnull

Vết mổ ruột thừa bao nhiêu cm?

Mổ hở cắt ruột thừa là phương pháp mổ truyền thống, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường 9-10cm ở vùng bụng dưới bên phải, trên xương hông vài cm. Tiến hành bóc tách da, cơ để xác định ruột thừa.nullPhẫu thuật nội soi cắt ruột thừa (1 lỗ) thực hiện thế nào? - Vinmecwww.vinmec.com › phau-thuat-noi-soi-cat-ruot-thua-1-lo-thuc-hien-the-naonull

Mổ nội soi ruột thừa là như thế nào?

Phẫu thuật nội soi cắt bỏ ruột thừa viêm là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để cắt bỏ ruột thừa qua một vết mổ rất nhỏ, thay vì qua một vết mổ lớn trong mổ hở. Mọi thao tác đòi hỏi rất nhiều về trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm của phẫu thuật viên, nhằm đem lại những lợi ích tốt nhất cho người bệnh.nullMổ nội soi ruột thừa có phức tạp? - Vinmecwww.vinmec.com › thong-tin-suc-khoe › mo-noi-soi-ruot-thua-co-phuc-tapnull