Chỉ số giá chứng khoán là gì năm 2024

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện tất cả thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có hai bảng giá riêng đại diện cho hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức gồm bảng giá của HoSE (Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM) và bảng giá HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội).

Trong đó, bảng giá HNX bao gồm sàn HNX và thị trường UPCoM. Ngoài ra, trên bảng giá còn có các loại hàng hóa khác như chứng quyền, hợp đồng tương lai...

Ngoài bảng giá được cung cấp bởi mỗi Sở, mỗi công ty chứng khoán cũng xây dựng một bảng giá riêng phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, thông số cơ bản của các bảng giá này là hoàn toàn giống nhau và nguồn dữ liệu đều được cập nhật từ hai Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

Chỉ số giá chứng khoán là gì năm 2024

Bảng giá công ty Cổ phần chứng khoán DNSE.

Bảng giá hiển thị trạng thái giao dịch của thị trường, từng cổ phiếu, vì vậy, việc nắm từng chi tiết của bảng giá sẽ giúp nhà đầu tư hiểu diễn biến của thị trường, diễn biến từng cổ phiếu đang theo dõi để có các quyết định đầu tư phù hợp.

Kỹ năng đọc – hiểu bảng giá, vì thế, được xem như bài học vỡ lòng mà bất cứ nhà đầu tư nào khi tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải học.

Các chi tiết trên một bảng giá, gồm:

Hệ thống đồ thị chỉ số:

- VN-Index: Là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả các cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).

- VN30-Index: Là chỉ số giá của 30 cổ phiếu bluechip trên thị trường.

- VNX-AllShare: Là chỉ số chung thể hiện sự biến động của tất cả giá cổ phiếu đang niêm yết trên HoSE và HNX.

- HNX-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

- UPCOM-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả các cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCoM, thuộc HNX.

Chỉ số giá chứng khoán là gì năm 2024

Chi tiết mã chứng khoán tại bảng giá DNSE.

Danh sách các cột trên bảng giá:

- "Mã CK" (Mã chứng khoán): Là danh sách các mã chứng khoán giao dịch (được sắp xếp theo thứ tự từ A – Z).

- "TC" (Giá Tham chiếu - Màu vàng): Là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán biên độ giao dịch của cổ phiếu trong phiên.

Riêng sàn UPCoM, giá tham chiếu được tính bằng giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

- "Trần" (Giá Trần – Màu tím): Là mức giá cao nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Với sàn HoSE, giá trần tính bằng giá tham chiếu x 7%, sàn HNX là 10% và UPCoM là 15%.

- "Sàn" (Giá Sàn – Màu xanh lam): Mức giá thấp nhất mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Biên độ tương ứng với giá trần nhưng là chiều giảm.

- "Tổng KL" (Tổng khối lượng): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên.

- "Bên mua": Khu vực này hiển thị ba mức giá đặt mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng.

- "Bên bán": Hiển thị ba mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng.

- "Khớp lệnh": Khu vực này biểu thị mức giá khớp lệnh gần nhất của một cổ phiếu, bao gồm giá khớp lệnh, khối lượng khớp lệnh và biên độ giá so với tham chiếu.

- "Giá", bao gồm các cột "Giá cao nhất", "Giá thấp nhất" và "Giá TB": Biểu thị biên độ biến động thực tế của cổ phiếu trong phiên giao dịch.

- "Dư mua / Dư bán": Biểu thị khối lượng cổ phiếu đang chờ khớp ở hai chiều mua và bán.

- "ĐTNN" (Đầu tư nước ngoài): Là khối lượng cổ phiếu được giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm hai cột Mua và Bán).

Với người mới, các chỉ số hiển thị trên bảng giá chứng khoán còn khá mới mẻ và lạ lẫm. Các chỉ số này được tính toán và công bố thường xuyên trên các trang web, trang bảng giá chứng khoán giúp nhà đầu tư nhận định, đánh giá biến động của mã chứng khoán trên sàn. Chia sẻ dưới đây của Vietcap sẽ giúp bạn đọc hiểu về ý nghĩa các chỉ số quan trọng trên bảng chứng khoán.

Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện tất cả thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có hai bảng giá riêng đại diện cho hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức gồm bảng giá của HoSE ( Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM) và bảng giá HNX ( Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội). Bảng giá HNX bao gồm sàn HNX và thị trường UPCoM. Ngoài ra, trên bảng giá còn có các loại hàng hóa khác như chứng quyền, hợp đồng tương lai.

Chỉ số giá chứng khoán là gì năm 2024

Master Trade - Vietcap

1. Thông tin Chỉ số thị trường

Chỉ số giá chứng khoán là gì năm 2024

VN-Index: Là chỉ số đại diện cho tất cả cổ phiếu niêm yết tại HoSE.

VN30-Index: Là chỉ số đại cho cho nhóm 30 cổ phiếu Bluechip đứng đầu.

HNX-Index: Là chỉ số được tính toán dựa trên biến động giá cả tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

HNX30-Index: Là chỉ số giá của 30 mã cổ phiếu có tính thanh khoản tốt nhất trên sàn HNX

UPCOM-Index: Là chỉ số tổng hợp thị trường giao dịch cổ phiếu các công ty đại chúng chưa niêm yết.

KL: Tổng khối lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được giao dịch tính đến thời điểm hiện tại.

GT: Tổng giá trị giao dịch tính đến thời điểm hiện tại.

2. Các thông tin khác

Chỉ số giá chứng khoán là gì năm 2024

Mã CK: Mã giao dịch gồm 3 ký tự, của các công ty cổ phần niêm yết.

TC: Giá tham chiếu là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó (trừ các trường hợp đặc biệt). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính toán Giá trần và Giá sàn. Riêng sàn UPCOM, Giá tham chiếu được tính bằng Giá bình quân của phiên giao dịch gần nhất.

Trần: Mức giá cao nhất hay mức giá kịch trần mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu tím.

  • Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng +7% so với Giá tham chiếu
  • Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng +10% so với Giá tham chiếu
  • Sàn UPCOM sẽ là mức tăng +15% so với Giá tham chiếu (Giá bình quân phiên giao dịch liền trước).

Sàn: Mức giá thấp nhất hay mức giá kịch sàn mà bạn có thể đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán trong ngày giao dịch. Mức giá này được thể hiện bằng màu xanh dương.

  • Sàn HOSE, Giá trần là mức giá tăng -7% so với Giá tham chiếu
  • Sàn HNX, Giá trần là mức giá tăng -10% so với Giá tham chiếu
  • Sàn UPCOM sẽ là mức tăng -15% so với Giá tham chiếu (Giá bình quân phiên giao dịch liền trước).

KLGD: Là tổng khối lượng cổ phiếu đã giao dịch trong một ngày tính tới thời điểm quan sát.

3. Thông tin giao dịch của NĐT nước ngoài

Chỉ số giá chứng khoán là gì năm 2024

NN mua: KL nhà đầu tư nước ngoài mua trong hôm nay

NN bán: KL nhà đầu tư nước ngoài bán trong hôm nay

Room CL: Khối lượng tối đa còn lại nhà đầu tư nước ngoài được phép mua.

Một số chỉ số chứng khoán quan trọng

1/. Chỉ số VN-Index

Chỉ số giá chứng khoán là gì năm 2024

Chỉ số VN-Index thể hiện xu hướng biến động giá tại sàn HoSE. So sánh giá thị trường hiện hành với giá trị thị trường cơ sở.

VNindex = (Giá trị thị trường hiện hành/ giá trị thị trường cơ sở)*100. Tần suất tính 1 phút/ lần

2/. Chỉ số VN30-Index

Chỉ số giá chứng khoán là gì năm 2024

Chỉ số VN30-Index gồm 30 công ty có giá trị vốn hóa, tính thanh khoản cao nhất trên sàn HoSE. Trong đó:

  • Giá để tính chỉ số: Giá khớp gần nhất hoặc giá đóng cửa gần nhất khi tính chỉ số cuối ngày.
  • Khối lượng cổ phiếu được lưu hành gồm: Cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng và cổ phiếu tự do lưu hành.
  • Tỷ lệ free-Float = (Khối lượng cổ phiếu được lưu hành – khối lượng cổ phiếu không tự do chuyển nhượng)/ khối lượng cổ phiếu được lưu hành.
  • Giới hạn tỷ trọng cấu phần, không vượt quá 10%.

Chỉ số VN30 Index = Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại/ Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở

3/. Chỉ số HNX-Index và HNX30-Index

Chỉ số giá chứng khoán là gì năm 2024

Chỉ số HNX- Index thể hiện mức độ biến động giá của tất cả các cổ phiếu giao dịch trên sàn HNX. So sánh tổng giá trị thị trường hiện tại và giá trị thị trường tại thời điểm gốc.

HNX index = (Tổng giá trị thị trường hiện tại/ giá trị thị trường cơ sở)*100

HNX30- Index thể hiện chỉ số giá dựa trên vốn hóa thị trường có điều chỉnh theo cổ phiếu tự do chuyển nhượng của 30 mã cổ phiếu trong rổ VN30.

HNX30 index = (Giá trị thị trường tại thời điểm hiện tại* Điểm cơ sở)/ Hệ số chia

Trong đó:

  • Giá trị thị trường tại thời điểm hiện tại = Tổng giá trị giao dịch gần nhất * Tổng khối lượng cổ phiếu lưu hành đã qua điều chỉnh theo tỷ lệ Free Float.
  • Hệ số chia = Giá thị trường của ngày cơ sở

4/. Chỉ số Upcom-Index

Chỉ số giá chứng khoán là gì năm 2024

Upcom index là chỉ số thể hiện biến động giá của tất cả các mã cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn Upcom

Upcom index = (Tổng giá trị thị trường hiện tại/ Tổng giá trị thị trường gốc)*100

5/. Các chỉ số Quốc tế

Trong chỉ số Quốc tế NĐT thường quan tâm đến các chỉ số sau:

Chỉ số giá chứng khoán là gì năm 2024

  • Dow: Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA), Dow 30, là một chỉ số trên thị trường chứng khoán để theo dõi 30 công ty đại chúng vốn hóa lớn đang giao dịch trên sàn giao dịch New York và NASDAQ.
  • S&P 500: Chỉ số chứng khoán được dựa trên vốn hóa của 500 công ty đại chúng lớn nhất nước Mỹ. Tên đầy đủ của chỉ số này là Standard & Poor’s 500 Stock Index. Vốn hóa của 500 cổ phiếu có trong chỉ số này chiếm tới 70% thị trường chứng khoán trong nước. S&P 500 được ra đời với mục đích cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin tổng quan về sự chuyển động chung của thị trường chứng khoán Mỹ.
  • Nasdaq: là sàn giao dịch có giá trị vốn hóa đứng thứ 2 thế giới theo giá trị chứng khoán, hình thức giao dịch phi tập trung (OTC) là đặc điểm khác biệt của sàn này. Với quy mô lên tới hơn 3000 công ty đang giao dịch công khai, quản lý hơn 90 thị trường, có sàn giao dịch trên 50 quốc gia và khoảng 1.8 tỷ giao dịch trực tuyến mỗi ngày, Nasdaq là thị trường chứng khoán điện tử lớn nhất thế giới.
  • Châu Âu gồm: FTSE 100, Stoxx 600, Dax, CAC 40, FTSE MIB
  • Châu Á: Asia Dow, Nikkei 225, Hang Seng, Shanghai, Singapore
  • Hàng hóa: Dầu thô, Vàng, Bạc, Đồng, Gạo
  • Khác: VND/USD, TP Mỹ 10 năm, Bitcoin, Ethereum

Tham khảo:

  • Hướng dẫn xem bảng giá thông tin doanh nghiệp trên bảng giá Master Trade
  • Kiến thức cơ bản về chứng khoán nhà đầu tư nhất định phải biết

Bảng chứng khoán có nhiều chỉ số thể hiện biến động giá, khối lượng giao dịch của các mã cổ phiếu trên thị trường. NĐT cần cập nhật, tìm hiểu các chỉ số trên bảng chứng khoán quan trọng, lưu ý các dấu hiệu để đánh giá cơ hội mua – bán hợp lý sinh lời. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích giúp NĐT mới hiểu các chỉ số cơ bản trên bảng chứng khoán và học cách nắm bắt thị trường thông qua các dấu hiệu.