Chỉ số bao nhiêu mới gọi là tiền tiểu đường năm 2024

TTO - Tôi năm nay 51 tuổi, nữ, trị số glucose của tôi là 118mg/dl tức là 6.55mmol/l và trị số cholesterol là 209mg/dl tức là 5.41 mmol. Điều này có phải là tôi đã mắc bệnh tiểu đường? Nếu bị tiểu đường thì chế độ ăn uống như thế nào?

Ngoài ra tôi còn bị cường giáp. Bệnh này có nguy hiểm không? Vì trước đây tôi từng điều trị ung thư tuyến giáp dạng nhú giai đoạn sớm, bây giờ vẫn chưa thấy bất thường.

Kết quả soi cổ tử cung của tôi bình thường nhưng bác sĩ nói cổ tử cung bị xệ nên cần làm phẫu thuật để nâng lên, nhưng khi biết tôi có bệnh lý về tuyến giáp thì bác sĩ nói không làm được? Vì sao lại như vậy? Nếu không phẫu thuật thì có sao không?

- Trả lời của phòng mạch online:

Xin trả lời lần lượt từng câu hỏi và vấn đề chị nêu.

Trước hết, mức đường huyết (cũng là glucose máu) khi nhịn đói từ 126 mg/dL trở lên mới gọi là bệnh đái tháo đường. Con số 118 mg/dL của chị được xếp vào nhóm tiền đái tháo đường, nghĩa là chưa phải đái tháo đường mà cũng không hoàn toàn bình thường. Đây là dạng trung gian, nằm giữa bình thường và đái tháo đường.

Với kết quả đường huyết như vậy, chị nên chú ý để hạn chế thành đái tháo đường và tránh các biến chứng tim mạch của tình trạng này gây ra. Biện pháp cơ bản, rất quan trọng, hầu như ai cũng biết nhưng không dễ thực hiện, đó là điều chỉnh lối sống, bao gồm chế độ ăn uống và tập vận động.

Một chế độ ăn đủ năng lượng (không thừa), phù hợp với cân nặng và mức lao động, không đường, ít chất tinh bột, giàu chất xơ là công thức cơ bản trong điều trị bệnh đái tháo đường cũng như hạn chế xuất hiện đái tháo đường.

Phần thứ hai quan trọng không kém, đó là tập vận động. Chị có thể áp dụng bất kỳ hình thức vận động thể dục nào, với cường độ nặng vừa phải (đi bộ thông thường là hoạt động nhẹ - không đạt yêu cầu), vận dụng càng nhiều nhóm cơ càng tốt, mỗi ngày ít nhất 30 phút. Nếu chị thực hiện tốt hai việc trên, hiệu quả đem lại còn tốt hơn bất kỳ loại thuốc nào để ngăn ngừa đái tháo đường!

Mức cholesterol của chị ở mức cao vừa, tuy nhiên, việc đánh giá tình trạng cholesterol máu cần nhiều trị số xét nghiệm khác nữa (như triglyceride, HDL-c, LDL-c) và cần đánh giá thêm những tình trạng bệnh tim mạch khác như tăng huyết áp, chỉ số cân nặng - chiều cao…

Bệnh cường giáp là một vấn đề quan trọng, chị cần điều trị đến nơi đến chốn. Nghĩa là phải bình ổn được bệnh - hết cường giáp - có thể bằng cách uống thuốc, phẫu thuật hay uống iôt phóng xạ, và tiếp tục theo dõi để chắc chắn không bị tái phát hay biến chứng.

Nếu đúng chị đã từng điều trị ung thư tuyến giáp thì có lẽ tình trạng cường giáp là do uống quá nhiều thuốc gây ra. Nếu tình trạng bệnh ung thư tuyến giáp của chị ổn định, không tái phát thì đó là một dấu hiệu tốt. Dù bệnh ung thư giáp có dự hậu tốt nhưng cũng không nên chủ quan, mà cần phải tiếp tục theo dõi định kỳ để thực hiện các điều trị kịp thời nhằm có kết quả tốt nhất.

Tình trạng sa tử cung có thể dẫn đến rối loạn trong việc đi tiểu, hoạt động đi lại và nhiễm trùng. Trường hợp nặng cần phẫu thuật để chỉnh sửa. Nếu chị đang còn cường giáp thì không được phẫu thuật và chỉ phẫu thuật khi hết cường giáp. Vấn đề chính ở đây là xác định tình trạng bệnh của chị đến mức độ nào và có cần phẫu thuật hay không.

Những câu trả lời cụ thể và chính xác các vấn đề nêu trên của chị chỉ có thể có được từ các bác sĩ thăm khám trực tiếp. Do đó, chị cần đi khám đúng chuyên khoa, gồm nội tiết, ung bướu và sản phụ khoa. Chúc chị sức khỏe.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected].

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

Đái tháo đường còn gọi là bệnh tiểu đường, là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận,... Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh để có phương án điều trị kịp thời là việc cần thiết.

Chỉ số bao nhiêu mới gọi là tiền tiểu đường năm 2024

Tiểu đường là căn bệnh biểu hiện bởi tình trạng tăng đường trong máu mãn tính do insulin (vì tuyến tụy không tiết insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả). Các triệu chứng đầu tiên của bệnh tiểu đường khá mơ hồ nên nhiều người không nhận ra hoặc nhầm lẫn với các bệnh khác.

Nếu không được điều trị thì bệnh tiểu đường sẽ làm giảm chất lượng sống, gây ra các biến chứng trên thận, mắt, tim, hệ thần kinh và làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân. Đó chính là lý do giải thích vì sao việc chẩn đoán bệnh sớm, ví dụ như dựa vào chỉ số Glucose trong máu đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Chỉ số bao nhiêu mới gọi là tiền tiểu đường năm 2024

Đo chỉ số Glucose trong máu để xác định có mắc bệnh tiểu đường không.

2. Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

* Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?

Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm mà chúng ta cung cấp cho bản thân mỗi ngày. Trong máu của con người luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày:

  • 90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
  • Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng.
  • 100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.

Đo chỉ số Glucose của mình ở những khoảng thời gian đo này và đối chiếu chỉ số cho phù hợp để biết mình có mắc bệnh tiểu đường hay không.

* Chỉ số Glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường?

Với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số Glucose như sau:

  • Đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất. Trong trường hợp đo lại mà kết quả chỉ số sau dưới 110 mg/dl (6,1 mmol/l) nên đem kết quả tới bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
  • Nếu mức Glucose đo lúc đói trong khoảng 110 - 126 mg/dl (6,1 - 7 mmol/l) thì đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói. Nói cách khác thì đây là giai đoạn tiền tiểu đường. Có khoảng 40% người có chỉ số Glucose như này sẽ mắc bệnh tiểu đường trong 4 - 5 năm sau. Cho nên, nếu đang trong khoảng chỉ số này thì bạn cần có lộ trình điều trị phù hợp, tránh xảy ra bệnh nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.
    Chỉ số bao nhiêu mới gọi là tiền tiểu đường năm 2024

Bảng đo chỉ số đường huyết hỗ trợ chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Nếu bị tiểu đường hay rối loạn đường huyết lúc đói thì người bệnh cũng không quá lo lắng. Với chế độ ăn ít tinh bột, giữ cân nặng ở mức hợp lý, sống lạc quan và duy trì hoạt động thể dục thể thao đều đặn hoàn toàn có thể sống khỏe mạnh bình thường mà chưa cần điều trị bệnh tiểu đường

Chỉ số bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?

Với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số Glucose như sau: Đo chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì chứng tỏ đã bị tiểu đường. Lưu ý là cần đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất.

Chỉ số bao nhiêu là bị tiểu đường tuýp 2?

Xét nghiệm Glucose huyết ngẫu nhiên hay bất kỳ thực hiện ngẫu nhiên để chẩn đoán bệnh đái tháo đường typ2 khi lớn hơn hoặc bằng 11,1 mmol/l.

Chỉ số tiểu đường tuyp 3 là bao nhiêu?

Chỉ số tiểu đường tuýp 3 ở người bệnh là bao nhiêu? Với bệnh nhân đái tháo đường, chỉ số sẽ thay đổi như sau khi đối chiếu với chỉ số của người bình thường. Lưu ý nên đo 2 lần để có kết quả chính xác nhất: Chỉ số Glucose lúc đói (trong khoảng 8 tiếng chưa ăn): Trên 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên là tiểu đường.

Tiểu đường bao nhiêu chấm là nắng?

2. Chỉ số đường huyết bình thường ở mức bao nhiêu? Lượng đường huyết bình thường và được coi là an toàn đạt 70mg, mức đường huyết cao là từ 181 trở lên.