Chi nhánh hạch toán độc lập có được vay vốn năm 2024

Cty của tôi là Cty TNHH 2 TV có thành lập 1 Chi nhánh từ năn 2004 tại 1 thành phố khác. Chi nhánh chỉ ĐK Giấy phép hoạt động KD mà ko có vốn và hạch toán độc lập do đó từ lúc thành lập Chi nhánh, Chi nhánh mua hàng hóa nợ ở cty, nên hàng năm CN nợ ở cty 1 khoản nợ khá lớn nên bên thuế ko chấp nhận chi phí lãi vay ngân hàng của khoản nợ đó của cty vì cho rằng nếu CN hạch toán độc lập thì cty ko được phep cho nợ lớn như thế và bặt buộc CN phải trả các khoản nợ đó, nhưng lúc thành lập chi nhánh thì không có vốn mà hoạt động dựa trên hình thức mua hàng từ cty. Xin hỏi luật sư hướng giải quyết trong trường hợp này thế nào? Và có thế góp vốn từ bên ngoài vào chi nhánh có được ko? Nếu được thì cách thức góp vốn như thế nào?

Chi nhánh hạch toán độc lập có được vay vốn năm 2024

  • Theo quy định tại khoản 2 điều 37 Luật doanh nghiệp thì: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, do chi nhánh là đơn vị phụ thuộc, ko có tư cách pháp nhân nên ko thể hạch toán độc lập như bạn nêu được mà chỉ hạch toán nội bộ (báo sổ) nên khoản nợ của chi nhánh cũng là khoản nợ của công ty trực tiếp thành lập và quản lý chi nhánh đó.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Các đơn vị cấp dưới trực thuộc trong trường hợp này là các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác kế toán, như các chi nhánh, xí nghiệp, Ban quản lý dự án... hạch toán phụ thuộc doanh nghiệp. b) Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các công ty thành viên, xí nghiệp... là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập không phản ánh trong tài khoản này mà phản ánh như đối với các công ty con." và "a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa doanh nghiệp với các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán (sau đây gọi là đơn vị hạch toán phụ thuộc); Giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc của cùng một doanh nghiệp với nhau.

Trong doanh nghiệp, việc phân loại các đơn vị cấp dưới trực thuộc cho mục đích kế toán được căn cứ vào bản chất của đơn vị (hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc, có tư cách pháp nhân hay không, có người đại diện trước pháp luật hay không) mà không phụ thuộc vào tên gọi của đơn vị đó (đơn vị thành viên, chi nhánh, xí nghiệp, tổ, đội...). b) Không phản ánh vào tài khoản 336 các giao dịch thanh toán giữa công ty mẹ với các công ty con và giữa các công ty con với nhau (giữa các đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập).".

Vậy đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc mới được sử dụng tài khoản 136, 336, còn đối với chi nhánh hạch toán độc lập không được hạch toán tài khoàn 136,336 này. Trường hợp, TK 136,336 không sử dụng cho CN hạch toán độc lập, vậy sẽ phản ánh vào TK nào, nghiệp vụ cấp vốn của Cty mẹ cho CN độc lập sẽ phản ánh vào đâu?

Góp vốn là gì? Đặc điểm của chi nhánh độc lập? Đặc điểm của chi nhánh phụ thuộc? Góp Vốn Vào Chi Nhánh Độc Lập ra sao? Mời quý bạn đọc hãy cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Chi nhánh hạch toán độc lập có được vay vốn năm 2024

Khái niệm “Góp vốn” được hiểu theo hai cách:

  1. Luật doanh nghiệp 2020 quy định về các loại hình doanh nghiệp nên “góp vốn” được hiểu theo phạm vi quản trị nội bộ doanh nghiệp. Góp vốn là việc góp tiền, tài sản, quyền sở hữu trí tuệ để hình thành vốn điều lệ doanh nghiệp.
  2. Luật đầu tư 2020 quy định về hoạt động đầu tư nên “góp vốn” là một hình thức đầu tư. Có 3 hình thức đầu tư gồm:
  3. Góp vốn thành lập công ty mới.
  4. Góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn, cổ phần trong công ty đã thành lập.
  5. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng PPP

Như vậy cả hai luật đều không quy định việc góp vốn vào chi nhánh công ty. Nó cũng phù hợp với khái niệm chi nhánh mà luật doanh nghiệp quy định. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc, không có nguồn vốn độc lập mà chỉ hoạt động theo ủy quyền của công ty mẹ, sử dụng nguồn vốn và tài sản do công ty mẹ phân bổ. Vì vậy chi nhánh không được nhận góp vốn là đúng logic.

\>>>> Tham khảo: Chức Năng, Nhiệm Vụ, Công Việc Của Kế Toán Trưởng

2. Chi nhánh độc lập là gì?

Chi nhánh hạch toán độc lập có được vay vốn năm 2024

2.1 Chi nhánh độc lập có đặc điểm như sau:

  • Có mã số thuế riêng, có con dấu riêng, tài khoản ngân hàng riêng, sử dụng hoá đơn và báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn tại chi nhánh;

Trực tiếp kê khai thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thế thu nhập

doanh nghiệp tại chi nhánh.

  • Phòng kế toán hay bộ phận kế toán ở chi nhánh độc lập là một đơn vị kế toán theo Luật kế toán (mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chi nhánh được ghi sổ kế toán tại chi nhánh), tự lập và nộp báo cáo tài chính tại chi nhánh;
  • Chi nhánh độc lập sẽ tự làm hết mọi việc như một doanh nghiệp bình thường, công ty mẹ sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất;
  • Đối với những công ty có ngành dịch vụ ăn uống, thì được mặc định là hạch toán độc lập. Do ngành nghề liên quan đến ăn uống đăng ký ở quận nào thì quận đó quản lý, nên dù công ty thành lập chi nhánh trong cùng tỉnh hoặc khác tỉnh thì vẫn phải đăng ký hình thức hạch toán độc lập, kê khai thuế hằng quý, làm báo cáo tài chính cuối năm độc lập so với công ty mẹ.

Ưu điểm: Dễ quản lý chi phí, chứng từ, phân tích lỗ lãi của công ty và chi nhánh.Nhược điểm: Cuối tháng phải lập 2 báo cáo tài chính, 2 báo cáo thuế (các loại), các báo cáo cho các cơ quan chức năng khác cũng phải làm riêng cho công ty và chi nhánh, chứng từ cũng phải

2.2 Chi nhánh phụ thuộc có đặc điểm như sau:

  • Chi nhánh phụ thuộc sẽ chuyển số liệu, hoá đơn, chứng từ, chi về công ty.
  • Công ty kết hợp số liệu của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Số liệu trong sổ sách là một phần của sổ sách của công ty. Đơn vị kế toán của công ty bao gồm bộ phận kế

toán các chi nhánh.

Ưu điểm: Giảm thiểu một số công việc kế toán như lập các loại báo cáo.Nhược điểm: Khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ.

\>>>>>> Tìm hiểu thêm: Nhiệm Vụ Của Kế Toán Ngân Hàng Trong Doanh Nghiệp

3. Điều kiện để thành lập chi nhánh của doanh nghiệp Việt Nam

3.1 Chủ thể thành lập chi nhánh

Các loại hình Công ty có thể thành lập chi nhánh gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần.Khi các doanh nghiệp mong muốn mở rộng kinh doanh có thể thành lập một hoặc một vài chi nhánh tại địa chỉ khác để thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ các chức năng kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp chính.

3.2 Tên của chi nhánh

Tên chi nhánh là do doanh nghiệp tự lựa chọn nhưng phải tuân thủ quy tắc sau:

  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số

và các ký hiệu.

  • Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.

Phần tên riêng trong tên chi nhánh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”

Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh cũng có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

\>>>>>> Xem ngay: Quy Trình Quản Lý Thuế Đối Với Hộ Kinh Doanh

3.3 Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh

Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh cho chi nhánh, bạn chỉ được đăng ký những ngành nghề kinh doanh mà đã được đăng ký cho doanh nghiệp sở hữu chi nhánh đó.Nếu muốn đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh khác, bạn cần đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh đó cho doanh nghiệp chính trước rồi mới thực hiện việc đăng ký bổ sung cho chi nhánh sau.

3.4 Địa chỉ hoạt động của chi nhánh

Địa chỉ đăng ký hoạt động cho chi nhánh đặt trên lãnh thổ Việt Nam phải có đầy đủ các đơn vị hành chính

sau:

  • Số nhà, ngách, hẻm, ngõ, đường phố/tổ/xóm/ấp/thôn
  • Xã/phường/thị trấn
  • Quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh
  • Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Ngoài ra, Doanh nghiệp cũng có thể thành lập chi nhánh của công ty tại nước ngoài.

3.5 Người đứng đầu của chi nhánh

Người đứng đầu chi nhánh là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự được Doanh nghiệp bổ nhiệm, có thể là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người khác.

4. Quy trình các bước thành lập chi nhánh

Chi nhánh hạch toán độc lập có được vay vốn năm 2024

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh. Hồ sơ cụ thể đối với từng loại hình công ty sẽ được hướng dẫn bên dưới.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh gửi tới cơ quan đăng ký kinh doanh nơi dự định thành lập chi nhánh qua 1 trong 3 phương thức sau:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa thuộc phòng đăng ký kinh doanh.

Gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính viễn thông đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

  • Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

Thời gian giải quyết hồ sơ thành lập chi nhánh là 3 ngày.Lệ phí công bố thông tin: 100.000 VNĐ/lần đăng ký

Bước 3: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh.

Hồ sơ sau khi được nộp và chấp nhận hợp lệ, sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp.

Bước 4: Công bố thông tin, khắc dấu chi nhánh (nếu có).

Thủ tục công bố nội dung đăng ký thành lập chi nhánh là bắt buộc khi nhận kết quả. Nội dung công bố bao gồm giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh và thông tin ngành nghề kinh doanh.

\>>>>> Tham khảo: Xử Lý Nợ Thuế Hộ Kinh Doanh Quá Hạn

5. Quy định về góp vốn thành lập chi nhánh [Cập nhật 2023]

Góp vốn là: Theo Luật doanh nghiệp 2020 quy định về các loại hình doanh nghiệp thì Góp vốn là việc góp tiền, tài sản, quyền sở hữu trí tuệ để hình thành vốn điều lệ doanh nghiệp.

Theo Luật đầu tư 2020 quy định về hoạt động đầu tư nên “góp vốn” là một hình thức đầu tư. Có 3 hình thức đầu tư gồm:

  • Góp vốn thành lập công ty mới.
  • Góp vốn, nhận chuyển nhượng vốn, cổ phần trong công ty đã thành lập.
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng PPP

Như vậy cả hai luật đều không quy định việc góp vốn vào chi nhánh công ty. Nó cũng phù hợp với khái niệm chi nhánh mà luật doanh nghiệp quy định. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc, không có nguồn vốn độc lập mà chỉ hoạt động theo ủy quyền của công ty mẹ, sử dụng nguồn vốn và tài sản do công ty mẹ phân bổ. Vì vậy chi nhánh không được nhận góp vốn là đúng logic.

\>>>>> Có thể bạn quan tâm: Tra Cứu Tài Khoản Ngân Hàng Đăng Ký Với Cơ Quan Thuế

Trên đây, EasyBooks đã giúp bạn “Góp Vốn Vào Chi Nhánh Độc Lập“. Hy vọng thông tin này hữu ích tới quý bạn đọc.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ tới Phần mềm kế toán EasyBooks qua số hotline: 1900 57 57 54. Đội ngũ nhân viên của SoftDreams luôn hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.