Chảy máu mũi 1 bên trái là bệnh gì năm 2024

TTO - Tôi 36 tuổi, gần đây tôi bị chảy máu mũi bên trái. Chảy không nhiều, tôi nằm nghỉ khoảng 15 phút thì hết. Vui lòng tư vấn giúp tôi đây là triệu chứng bệnh gì hay do tôi làm việc căng thẳng?

Chảy máu mũi, bệnh gì?

TTO - Tôi 36 tuổi, gần đây tôi bị chảy máu mũi bên trái. Chảy không nhiều, tôi nằm nghỉ khoảng 15 phút thì hết. Vui lòng tư vấn giúp tôi đây là triệu chứng bệnh gì hay do tôi làm việc căng thẳng?

Tạ Thủy

Chảy máu mũi là một triệu chứng hay gặp. Tuy nhiên nguyên nhân không phải lúc nào cũng dễ nhận biết.

<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Chảy máu mũi 1 bên trái là bệnh gì năm 2024
Phóng toẢnh minh họa từ internet

Có những nguyên nhân rất đơn giản như mùa khô, nắng nóng, không khí mất độ ẩm, hoặc suốt ngày làm việc trong máy lạnh không khí khô thêm vào trên một cơ địa nhạy cảm có mạch máu dễ vỡ đều có thể gây ra chảy máu mũi.

Ngoài ra người ta thường thấy chảy máu mũi là triệu chứng của các bệnh tại chỗ như: viêm điểm mạch mũi trước do ngứa mũi và thường lấy tay móc mũi, vẹo vách ngăn, bất thường mạch máu trong hố mũi, u máu, viêm mũi xoang. Hoặc do các bệnh toàn thân như cao huyết áp, rối loạn đông máu.

Chảy máu mũi cũng là triệu chứng của các bệnh ác tính như ung thư trong hố mũi, ung thư vòm mũi họng hoặc ung thư máu.

Điều cần thiết nhất hiện nay là chị nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để nội soi và đánh giá thật kỹ tình trạng mũi và vòm họng, sau đó có thể chị phải làm thêm một số xét nghiệm máu cần thiết.

* Tôi bị viêm xoang đã lâu, bây giờ thì triệu chứng càng nặng: mỗi khi thay đổi khí hậu là thường hay chảy mũi, hắt hơi.

Cảm giác nặng mặt xảy ra thường xuyên, sau mỗi lần như thế thì tôi cảm thấy mắt mệt mỏi. Cứ một thời gian nhất định, thì hay bị nhức đầu, không thể suy nghĩ và cảm thấy trí nhớ giảm sút. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên? Nếu để lâu thì có xảy ra triệu chứng gì không? Bạn tôi nói rằng, một người bạn của nó cũng bị viêm xoang, để lâu không điều trị, đã tử vong do lây lang gì đó ở vùng đầu. Tôi rất lo về vấn đề này.

Bạn đọc

- Vấn đề của bạn khá điển hình cho môt tình trạng viêm mũi xoang mạn tính, tuy nhiên đây là một bệnh lý phức tạp, chúng ta không thể dừng lại chẩn đoán ở đây là đủ.

Bạn nên đi khám với bác sĩ tai mũi họng để được chụp nội soi và chụp CT scan, để có một sự đánh giá tỉ mỉ, toàn diện về thể loại và mức độ viêm xoang, từ đó mới có thể đưa ra phương thức điều trị hiệu quả, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Về mặt cấu trúc giải phẫu học, các xoang cạnh mũi với các cơ quan quan trọng như não, ổ mắt, và các mạch máu lớn chỉ cách nhau bởi các mảnh xương rất mỏng. Do đó khi xoang bị nhiễm trùng cấp tính rất có thể gây ra viêm màng não, áp-xe não, áp-xe ổ mắt, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, đây là những biến chứng cực kỳ nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nếu không phát hiện kịp thời và có cách điều trị phù hợp.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe của mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch Online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: [email protected]. Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để TTO liên hệ khi cần thiết.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

Chảy máu mũi là cấp cứu hay gặp nhất trong chuyên ngành tai mũi họng. Tùy vào triệu chứng và tình trạng bệnh, ta sẽ có những cách xử trí khác nhau. Chảy máu mũi gồm tất cả các trường hợp chảy máu từ lỗ mũi ra ngoài hay chảy xuống họng. Chảy máu mũi là triệu chứng của 1 bệnh hay nhiều bệnh kết hợp, hay gặp nhất là chảy máu mũi do tăng huyết áp.

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẢY MÁU MŨI

1. Toàn thân

- Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, dị dạng mạch máu…

- Bệnh lý về máu: Suy tủy, rối loạn chức năng đông cầm máu, suy tủy…

- Bệnh lý mạn tính: Xơ gan, suy thận

- Do dùng thuốc: Thuốc chống đông máu, dùng Corticoid kéo dài

- Nguyên nhân khác: Suy giảm miễn dịch, ngộ độc, các bệnh lý di truyền

2. Tại chỗ

- Viêm nhiễm: Viêm mũi xoang cấp, viêm mũi xoang dị ứng đợt bội nhiễm…

- Chấn thương: Ngoáy mũi, va đập, tai nạn, sau phẫu thuật mũi xoang…

- Do khối U: U mao mạch, U hốc mũi, Ung thư vòm mũi họng, ung thư sàng hàm…

- Do dị vật: Thường gặp ở trẻ em, để lâu dẫn đến viêm loét hoại tử…

- Giải phẫu bất thường: dị dạng mạch máu, phình mạch…

- Nhiễm độc: Hít phải các hóa chất độc hại như acid, kim loại nặng…

3. Chảy máu mũi vô căn: không do các nguyên nhân kể trên.

* Khi gặp chảy máu mũi thì nguyên tắc đầu tiên là phải dùng mọi biện pháp để cầm máu, sau đó mới đi tìm nguyên nhân, tránh để tình trạng chảy máu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân. Tại Bệnh viện TƯQĐ 108, chúng tôi có đầy đủ các trang thiết bị cũng như kinh nghiệm xử trí chảy máu từ các biện pháp cơ bản như:

- Nhét meche: gồm nhét meche mũi trước đối với những trường hợp chảy máu nhẹ và vừa

Chảy máu mũi 1 bên trái là bệnh gì năm 2024

Nhét meche mũi sau với các trường hợp chảy máu nặng

Chảy máu mũi 1 bên trái là bệnh gì năm 2024

- Đặt bóng kép

Chảy máu mũi 1 bên trái là bệnh gì năm 2024

- Đốt cầm máu bằng Bipolar đối với các trường hợp chảy máu nhẹ và vừa và tiến hành dưới quan sát qua nội soi khi xác định được nguồn chảy máu.

Đối với các trường hợp chảy máu nặng, kéo dài và phức tạp, chúng tôi có những kỹ thuật chuyên sâu như: đốt động mạch bướm khẩu cái dưới nội soi hay can thiệt nút mạch đối với những trường hợp chảy máu nặng khó cầm. Đây là những kỹ thuật chuyên sâu không phải tuyến bệnh viện nào cũng làm được.

* CÁCH XỬ TRÍ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN KHI CHẢY TẠI NHÀ CHƯA ĐẾN ĐƯỢC VIỆN:

1. Bệnh nhân phải ở tư thế ngồi, tuyệt đối không nằm, đầu hơi cúi ra trước, không được ngửa đầu ra sau để tránh máu chảy xuống họng, không được nuốt máu xuống dạ dày sẽ gây kích thích nôn. Dùng ngón tay ép chặt cánh mũi bên chảy từ 5 đến 10 phút.

2. Nếu sau đó vẫn chảy tiếp tục ép chặt cánh mũi 2 bên và đến ngay cơ sở y tế gần nhất ( Không được nhét bông hay các dụng cụ khác vào mũi vì các thành phần của bông hay dụng cụ khác có thể làm kích thích chảy máu thêm).

3. Quá trình di chuyển phải có người nhà đi theo để có thể xử trí các tình huống bất thường có thể xảy ra trên quá trình di chuyển đến bệnh viện cũng như quá trình điều trị tại bệnh viện.

Chảy máu mũi khi nào nguy hiểm?

Trong mọi trường hợp, nếu bị chảy máu cam nhiều lần trong ngày, liên tục nhiều ngày, khó cầm máu hoặc kèm theo chảy máu nướu răng, chảy nhiều máu do vết cắt nhỏ thì bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Chảy máu mũi là triệu chứng của bệnh gì?

Chảy máu mũi là triệu chứng của 1 bệnh hay nhiều bệnh kết hợp, hay gặp nhất là chảy máu mũi do tăng huyết áp. - Bệnh lý tim mạch: Tăng huyết áp, dị dạng mạch máu… - Bệnh lý về máu: Suy tủy, rối loạn chức năng đông cầm máu, suy tủy… - Viêm nhiễm: Viêm mũi xoang cấp, viêm mũi xoang dị ứng đợt bội nhiễm…

Tại sao máu mũi chảy không ngừng?

Chảy máu cam thường xuyên có thể do các bệnh lý rối loạn về máu như: Rối loạn chức năng đông máu do xuất huyết, thiếu Vitamin K,… Ban xuất huyết do nhiễm khuẩn hoặc do thuốc. Bệnh lý gây thay đổi số lượng tiểu cầu, rối loạn chức năng của máu.

Bổ sung gì khi bé bị chảy máu cam?

Vì vậy, trẻ được bổ sung vitamin C giúp giảm nguy cơ chảy máu cam. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây nhiệt đới như cam, chanh, dâu tây, ớt chuông, ổi, nho, đu đủ... Mẹ có thể tăng cường cho bé ăn đa dạng các loại trái cây hằng ngày hoặc ép nước, xay sinh tố cho bé uống để bổ sung vitamin C.