Chất cod là gì

Chỉ số COD là gì

COD (Chemical Oxygen Demand) là nhu cầu oxy hóa học. Đây là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước.

Chỉ số COD là gì- khang kien.jpg

COD được đo trong thời gian thực, để cải thiện kiểm soát quá trình xử lý nước thải và hiệu quả của nhà máy.

COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước. Vì COD cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm. Cần có MÁY ĐỌC COD .

Phương pháp xác đinh COD. (Chỉ số COD là gì)

Chỉ số COD là gì-phân tích.jpg

Phương pháp được sử dụng ở đây bao gồm sự hồi lưu của mẫu trong một axit mạnh có dư kali dicromat. Không đo cụ thể hàm lượng hữu cơ trong mẫu, mà là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa.

Do đó, phương pháp này cung cấp một thước đo trực tiếp về tác động. tiềm năng của việc tiêu thụ oxy đến hàm lượng oxy trong nước. Cần MÁY PHÁ MẪU COD để thực hiện.

Phân tích COD cho các lỗi khá cao do tính không đồng nhất của mẫu và số lượng lớn các bước xử lý mẫu cần thiết (pha loãng, cân và chuẩn độ). Do đó, tốt nhất nên được thực hiện bởi nhân viên có kinh nghiệm.

Phương pháp đo COD bằng tác nhân oxy hoá cho kết quả sau 3 giờ và số liệu COD chuyển đổi sang BOD khi việc thí nghiệm đủ nhiều để rút ra hệ số tương quan có độ tin cậy lớn.

XEM THIẾT BỊ ĐO COD TẠI ĐÂY

Đánh giá kết quả

Nếu COD lớn hơn nhiều so với BOD, thì chất thải không dễ phân hủy sinh học,  gây độc cho vi sinh vật. Nếu COD tương tự như BOD, thì chất thải dễ dàng phân hủy sinh học.

Điều  quan trọng là phải nhận thức được các thành phần độc hại. Trong phép đo COD có sử dụng hóa chất độc như: kali dicromat, nitrat thủy ngân. Phải biết xử lý đúng cách.

Ưu điểm chính của phương pháp này là các thành phần dễ bay hơi cũng có thể được xác định. Điều kiện là làm mát tốt được áp dụng và thiết bị ngưng tụ hoạt động khi thêm axit sulfuric.

Chỉ số COD là gì- kết quả.jpg

Các điều kiện phải thỏa mãn quá trình pha loãng mẫu nước để xác định COD trong nước

– Nước không chứa tảo và Vi khuẩn. Nguồn nước tốt nhất là nước cất.
– Độ pH của nước nằm trong khoảng 6.5 – 8.5.
– Điều kiện thẩm thấu thích hợp được duy trì bằng K3PO4 và Na3PO4.
– Nước pha loãng phải đồng nhất và không chứa Nitơ.
– Nước pha loãng phải được sục khí cho đến khi bão hòa ôxy.

Quý khách có nhu cầu xin vui lòng liên hệ Mr Kiên

Hotline 0963 620 757 hoặc ZALO – VIBER – FACEBOOK

Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt có ý nghĩa gì? Tác hại của hàm lượng COD gây ra và làm sao để xác định, xử lý COD trong nước thải? Tất cả những băn khoăn này sẽ được Biogecy giải đáp trong bài viết này.

Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt là gì? 

Trung bình mỗi người sẽ thải ra từ 60-80 lít nước thải mỗi ngày. Nước thải này bao gồm tất cả nước thải sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ nước thải vệ sinh cá nhân cho đến nước thải khi giặt giũ, tẩy rửa… tại các khu dân cư, đô thị, trung tâm thương mại, các cơ quan, khu vui chơi giải trí…

Trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần ô nhiễm, các loại vi sinh gây bệnh… Nếu không được xử lý sẽ gây ra tình trạng phú dưỡng, suy giảm chất lượng nước trong ao hồ, gây mùi hôi tanh, ảnh hưởng đến môi trường, không khí, nguồn đất và sức khỏe con người. Chính vì vậy, nước thải sinh hoạt cần được xử lý trước khi thải ra môi trường.

Để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước thải, người ta sẽ dựa vào các tiêu chí đã được đặt ra, trong đó COD là chỉ số thường gặp.

COD là viết tắt của Chemical Oxygen Demand – nhu cầu Oxy hóa học. Nói một cách dễ hiểu thì đây là chỉ số lượng Oxy cần thiết để Oxy hóa các thành phần ô nhiễm trong nước thải, bao gồm cả chất vô cơ và hữu cơ. Hàm lượng COD trong nước thải nói chung và nước thải sinh hoạt nói riêng mang ý nghĩa thể hiện sự có mặt của các hợp chất có trong nước thải. Nếu như chỉ số hàm lượng COD càng cao thì chứng tỏ nguồn nước thải càng ô nhiễm nặng và mức ảnh hưởng càng lớn.

Hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt ảnh hưởng gì?

Hiện tại không chỉ các khu công nghiệp mà tại các khu đô thị, dân cư, trung tâm thương mại… hàm lượng COD trong nước thải cũng đang ở mức báo động cần được xử lý. 

Hàm lượng COD quyết định mức độ ô nhiễm của nước thải. Mặc dù những hợp chất COD nằm lơ lửng trong nước và bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được. Tuy nhiên nếu không xử lý trước khi thải ra môi trường, chúng chính là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề đáng báo động gồm:

  • Ô nhiễm không khí, sinh mùi hôi khó chịu
  • Ô nhiễm nguồn nước, đất đai ở khu vực gần nơi xả thải
  • Làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các bệnh lý về da, đường tiêu hóa, thường gặp ở các khu dân cư gần nơi xả thải.

Chính những tác hại khi hàm lượng COD trong nước thải tăng cao, các cơ quan chức năng đã đưa ra mức quy định về hàm lượng COD được phép xả thải, chỉ khi các đơn vị đáp ứng được chỉ tiêu này thì mới được xả thải ra bên ngoài môi trường. Bạn có thể tham khảo hệ số tải lượng các chỉ tiêu ô nhiễm qua bảng dưới đây.

Chỉ tiêu ô nhiễmHệ số tải lượng (gam/ng/ngày)
Chất rắn lửng lơ70 – 145
Amoni ( N – NH4)2.4 – 4.8
BOD5 của nước45 – 54
Ni tơ6 – 12
Tổng hợp Photpho0.8 – 4
COD72 – 102
Dầu mỡ10 – 30

Làm thế nào để xác định hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt?

Muốn biết hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt đang ở mức bao nhiêu đơn vị vận hành có thể sử dụng chất Oxy hóa mạnh như Kali và các hợp chất của nó trong điều kiện Axit. 

Một cách khác là sử dụng phân tích so màu sau khi Oxy hóa COD bằng Axit và sử dụng các hợp chất chỉ thị, điển hình là Dichromate Hexavalent. Những cách này sẽ giúp xác định khả năng của nước để tiêu thụ Oxy trong quá trình phân hủy chất hữu cơ cũng như quan sát quá trình Oxy hóa các hóa chất vô cơ như Nitrat và Amoniac. Thường thì phía đơn vị xử lý sẽ hỗ trợ đo lượng để xác định hàm lượng COD trong nước thải, sau đó đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả.

Cách giảm hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt

Sau khi đo hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt, phía vận hành hệ thống xử lý nước thải sẽ dựa vào chỉ số COD tính lượng Oxy cần thiết để có phương án xử lý các dòng chất thải. Nếu COD thấp chỉ cần sục khí để tăng cường Oxy hòa tan. Ngược lại nếu chỉ số COD/BOD cao thì nước thải càng khó xử lý, cần tính toán giải pháp phù hợp nhất.

Hiện, sử dụng vi sinh được đánh giá là phương pháp hiệu quả, nhanh chóng lại thân thiện với môi trường, tối ưu chi phí vận hành. Phương pháp này giảm COD/BOD, xử lý các chất độc trong nước thải bằng hoạt động sống của vi sinh vật, sinh vật sử dụng chất hữu cơ làm nguồn thức ăn, nguồn năng lượng hoạt động, do đó sẽ không gây ra các ảnh hưởng cho môi trường như phương pháp hóa học. Bên cạnh đó, vi sinh vật được nuôi cấy, kết hợp nhiều chủng nên hiệu suất vượt trội gấp nhiều lần so với vi sinh vật thường, mang lại hiệu quả tối ưu, nhanh chóng.

Tùy thuộc vào môi trường hiếu khí, kỵ khí, tùy nghi mà sử dụng sản phẩm men vi sinh khác nhau. Hoặc giải pháp tốt nhất là sử dụng dòng sản phẩm có khả năng thích nghi tốt các môi trường.

Để được hỗ trợ đo hàm lượng COD trong nước thải sinh hoạt cũng như tư vấn chi tiết về giải pháp xử lý nước thải, đừng ngần ngại liên hệ cho Biogency theo HOTLINE 0909 538 514

xử lý COD trong nước thải

Video liên quan

Chủ đề