Chăm sóc người bị sốt xuất huyết như thế nào năm 2024

Chế độ chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết hợp lý giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn - Ảnh: BookingCare

Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, chế độ chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết cũng là yếu tố quan trọng để hỗ trợ bệnh nhân rút ngắn thời gian điều trị và hồi phục sức khỏe sớm hơn.

Chế độ chăm sóc người bị sốt xuất huyết cũng là một yếu tố quan trọng quyết định quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân. Vậy để chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết sớm hồi phục có những lưu ý gì, người bệnh, người thân có thể tham khảo những gợi ý dưới đây.

Lời khuyên chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết

Các trường hợp nghi có dấu hiệu phải xét nghiệm sốt xuất huyết dù nhẹ nhẹ hay nặng đều cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, dành thời gian nghỉ ngơi và tập luyện trong thời gian chẩn đoán.

Đặc, biệt, đối với những người mắc sốt xuất huyết nên được thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt và thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây lan dịch bệnh trong quá trình điều trị sốt xuất huyết để trở về trạng thái sức khỏe bình thường.

Chế độ ăn uống

Đối với các trường hợp mắc sốt xuất huyết nói chung, người bệnh cần:

  • Bổ sung nước liên tục, uống nước trái cây, sữa hoặc đồ uống có bổ sung chất điện giải (orezon, các khoáng chất kali, magie,...) nhằm ngăn ngừa quá trình mất nước và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm, sắt để bổ sung năng lượng, tái tạo và ngăn ngừa thiếu máu: thịt, (các loại thịt đỏ như bò, lợn, vịt…) dưới dạng thức ăn lỏng, dễ tiêu cho người bệnh như cháo, súp,...
  • Bổ sung vitamin C, D, E để tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào miễn dịch: cá hồi, hải sản, dầu cá tuyết,...
  • Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích (thuốc lá, cafein,...) ảnh hưởng đến gan, thận, gây loãng máu và xuất huyết nặng hơn.
  • Tránh thực phẩm có chứa lượng salicylat cao (mận, đào, khoai lang, khoai tây,...) có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết và cản trở quá trình đông máu.

Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh chế độ ăn uống, trong thời gian mắc sốt xuất huyết người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học và phù hợp với thể trạng sức khỏe.

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
  • Ngủ đủ 8 tiếng/ngày. Giữ cơ thể đủ ấm, tránh những nơi có gió lùa, không khí lạnh.
  • Sử dụng điều hòa (nếu có) để đuổi muỗi và duy trì nhiệt độ phòng ổn định.
  • Có thể mát xa nhẹ nhàng để giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt.

Kiểm soát triệu chứng và sự lây lan sốt xuất huyết.

  • Kiểm soát cơn sốt:
    • Sử dụng thuốc chứa acetaminophen (còn gọi là paracetamol) đúng theo liều lượng hướng dẫn trên nhãn sản phẩm để hạ sốt và giảm đau.
    • Không dùng thuốc chứa ibuprofen, aspirin hoặc thuốc có chứa aspirin có thể gây xuất huyết và chảy máu trầm trọng hơn.
    • Sử dụng các phương pháp vật lý như chườm lạnh, xông hơi để hạ sốt.
  • Mặc quần áo dài tay để hạn chế tiếp xúc với muỗi và bảo vệ vùng da phát ban, xuất huyết.
  • Sử dụng màn che cửa sổ và cửa ra vào, mắc màn đi ngủ cả ban ngày và ban đêm để hạn chế muỗi đốt.
  • Sử dụng thuốc diệt muỗi, thuốc chống côn trùng đã được các cơ quan y tế, cơ quan bảo vệ môi trường chứng minh sự hiệu quả và an toàn với sức khỏe.
  • Thực hiện các xét nghiệm sốt xuất huyết theo yêu cầu của bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng sức khỏe.

Trên đây là những điều cần lưu ý về chế độ chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà người bệnh và người nhà có thể áp dụng các hoạt động phù hợp vào chế độ chăm sóc để sớm hồi phục.

Tại Hà Nội, theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.010 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 29 quận, huyện (tăng gấp đôi so với tuần cuối của tháng 8/2023). Cũng trong tuần này, Hà Nội ghi nhận thêm 72 ổ dịch sốt xuất huyết tại 15 quận, huyện.

Cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội ghi nhận 10.372 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 3 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2022, số mắc tăng gần 4 lần; số ca tử vong tương đương. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan khi bị mắc sốt xuất huyết, không chủ động đi khám mà tự điều trị tại nhà.

Chăm sóc người bị sốt xuất huyết như thế nào năm 2024

Năm nay số lượng và tần suất ca mắc sốt xuất huyết nhiều hơn.

Được biết type virus sốt xuất huyết lưu hành năm nay chủ yếu là DEN-1, DEN-2 và không có sự khác biệt với những năm gần đây. Trước tình hình số ca sốt xuất huyết gia tăng, việc phòng bệnh và chăm sóc bệnh nhân khi bị mắc sốt xuất huyết nhằm giảm nguy cơ diễn tiến nặng khi mắc bệnh là vô cùng quan trọng.

2. Cách chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại nhà

Hiện nay, sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng. Thời gian điều trị thường từ 7 - 10 ngày kể từ ngày đầu tiên có sốt. Đa số người bệnh có thể điều trị tại nhà sau khi đã được bác sĩ chuyên khoa khám, xét nghiệm và tư vấn kỹ về kế hoạch điều trị.

Để mau khỏi và tránh biến chứng, người bệnh cần được chăm sóc đúng bằng cách uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh…) hoặc nước gạo rang với chút muối. Nên cho bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn các loại cháo loãng hoặc súp để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

Chăm sóc người bị sốt xuất huyết như thế nào năm 2024

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn các loại cháo loãng hoặc súp để dễ hấp thu và có nhiều dưỡng chất.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Bệnh sốt xuất huyết khiến bệnh nhân rất mệt, nhất là khi sốt cao kéo dài. Với trẻ em cần lưu ý bù đủ nước và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân sốt xuất huyết cần được ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C. Đồng thời bổ sung đủ các dung dịch làm mát, hạ nhiệt như nước canh, nước dừa, nước cam, nước chanh, dung dịch oresol.

Vì bệnh nhân mệt, men gan tăng có thể dẫn tới chán ăn, do đó nên lựa chọn đồ ăn lỏng, khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Nên ăn một lượng nhỏ và nhiều bữa trong ngày. Chế độ ăn lỏng cung cấp nhiều nước giúp bù lại lượng nước mất đi khi sốt cao và hạ nhiệt độ cơ thể. Nên tránh thức ăn rắn cho đến khi hết sốt. Uống nhiều nước là điều cần thiết để thay thế lượng nước mất đi khi sốt cao.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, sau khi bệnh hồi phục vẫn cần ăn uống đầy đủ bù lại dinh dưỡng. Bệnh sốt xuất huyết thường khiến bệnh nhân mất nước sút cân sau quá trình sốt, mệt mỏi nhiều ngày. Nhiều bệnh nhân cần cả tháng để hồi phục lại sức. Vì vậy, trong và sau khi mắc bệnh, người bệnh cần lưu ý vấn đề ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện.

3. Lưu ý những dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng để xử trí kịp thời

Đối với người bệnh sau khi chẩn đoán sốt xuất huyết và được hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà, cần chú ý theo dõi những dấu hiệu trở nặng (thường từ ngày thứ 3-5 của bệnh):

  • Lừ đừ, bồn chồn, vật vã, li bì.
  • Lạnh tay chân, thường là vào ngày thứ 4, thứ 5 của bệnh, nhất là khi vừa hết sốt.
  • Nôn ói nhiều.
  • Đau bụng liên tục.
  • Chảy máu bất thường: Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, rong kinh rong huyết, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

Khi gặp những dấu hiệu trên, nhất là trẻ em, phải đưa đến cơ sở y tế ngay để được chăm sóc và điều trị kịp thời. Khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, đau đầu, đau cơ, đau khớp, chán ăn, buồn nôn, nôn... hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám chẩn đoán bệnh.

Một số trường hợp cảnh báo trên những người mắc các bệnh nền như các bệnh lý tim mạch, hô hấp, bệnh lý suy giảm miễn dịch, khối u... việc điều trị sốt xuất huyết sẽ khó khăn hơn. Vì vậy khi có dấu hiệu nghi ngờ, người dân nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh, nhất là trong bối cảnh sốt xuất huyết có thể chẩn đoán nhầm với nhiều bệnh lý khác như COVID-19, sốt do viêm phế quản, cúm...