Cha của bác hồ là ai

Cuốn sách “Những người thân trong gia đình Bác Hồ” do Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành năm 1992 có những tư liệu được bổ sung, tập hợp thêm những đóng góp của Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Nghệ An, kết quả của cán bộ nghiên cứu ở Khu di tích Kim Liên, nhằm đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của bạn đọc, khách trong nước và ngoài nước đến thăm quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn tìm hiểu về cuộc đời của những người ruột thịt trong gia đình Bác Hồ, nhất là những kỷ niệm tình cảm góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.

Năm 2002, nhân kỷ niệm 112 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890-19.5.2002), một lần nữa cuốn sách “Những người thân trong gia đình Bác Hồ” được Nhà xuất bản Nghệ An tái bản với việc bổ sung nhiều ý kiến đóng góp của Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ, của bạn đọc, sách được sửa chữa bổ sung một số tư liệu mới về ông Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nội dung sách thể hiện cuộc đời và sự nghiệp của những con người đã gắn bó chặt chẽ với Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Ông Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh)

- Bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh).

- Cô Nguyễn Thị Thanh (chị ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

- Cậu Nguyễn Sinh Khiêm (anh trai của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Sách dày 108 trang, khổ 13x20cm.

Sách hiện có tại Thư viện Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế

Trong lịch sử, hiếm có một gia đình Việt Nam nào như gia đình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến thế hệ của Bác, Bác không có vợ, không có con. Chị của Bác, bà Nguyễn Thị Thanh cũng không có gia đình riêng. Anh trai của Bác, Nguyễn Sinh Khiêm, cũng không có vợ, con. Lịch sử ghi nhận, sau Cách mạng Tháng Tám, bà Thanh và ông Khiêm ra thăm Bác, sau đó về quê, tham gia các tổ chức kháng chiến chống Pháp và làm ăn nuôi nhau. Ông Khiêm mất 1950, bà Thanh mất 1954.

Cha của bác hồ là ai

     Cha Bác, ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh ra trong một gia đình phú nông đã phá sản ở làng Kim Liên, xã Chung Cự , tổng Lâm Thịnh, tỉnh Nghệ An. Mới 3 tuổi, ông đã mồ côi cha, lên 4 tuổi mồ côi mẹ, phải ở cùng vợ chồng người anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Sinh Trợ, và phải lao động, chăn trâu, cắt cỏ như bao đứa trẻ cùng trang lứa ở quê. Do tư chất thông minh, ham học, ông được cụ tú Hoàng Xuân Đường xin đưa về nuôi dạy. Ông Sắc đến ở nhà cụ tú Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù (làng Chùa) xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, được chăm lo cho việc học hành. Vợ chồng cụ Tú Đường không có con trai, chỉ có hai người con gái là Hoàng Thị Loan và Hoàng Thị An, nên vợ chồng ông Tú rất quý mến cậu Sắc và đã quyết định chọn cậu làm con rể. Năm 1881, cậu Sắc 18 tuổi kết hôn với con gái đầu lòng của cụ Tú là Hoàng Thị Loan 13 tuổi. Ba năm sau, năm Hoàng Thị Loan 16 tuổi, sinh cô con gái đầu lòng, chị Bác, Nguyễn Thị Thanh. Bốn năm sau sinh anh của Bác, Nguyễn Sinh Khiêm, và hai năm sau đó sinh Bác, Nguyễn Sinh Cung. Cũng như những thanh niên trí thức lúc đó, ông Sắc tham gia các kỳ thi của triều đình, năm 1894 (sau khi cụ Tú Đường mất 1893) ông thi đậu cử nhân tại kỳ thi Hương, trường thi Nghệ An. 1895 ông thi Hội ở triều đình, nhưng không đỗ. Đến 1901 sau khi vợ mất, ông thi đậu Phó bảng. Không ra làm quan ngay, trở về quê dạy học, ông sống trong sạch và cương trực. Mãi đến tháng 5-1906, ông mới vào Huế nhậm chức Thừa biện bộ Lễ. Tháng 5-1909 ông được bổ làm tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định. Tại đây, căm ghét bọn tham quan, ô lại, ông thường thăm thú dân chúng, rồi những người tù bị bắt do oan khuất, do đấu tranh chống sưu, thuế nặng nề được thả. Bọn cường hào, ác bá ở Bình Khê đã tìm cách kiện ông ra triều đình. Ông bị triệu về triều, bị Hội đồng Nhiếp chính xử 100 trượng, giáng 4 cấp và bị triệt hồi. Không về quê, ông đi về Nam, vừa đi vừa bốc thuốc Nam chữa bệnh cho dân. Ông mất ngày 27-11-1929 tại Cao Lãnh (Đồng Tháp ngày nay).

Mẹ Bác, bà Hoàng Thị Loan là con cụ tú Hoàng Xuân Đường và cụ bà Nguyễn Thị Kép. Được học hành và được dạy dỗ trong gia đình nho học, bà là một điển hình của người phụ nữ thời đó, hết lòng hết sức lo sự nghiệp của chồng và con cái. Ông Sắc vào Huế học và thi cử lận đận. Bà và các con trai cũng vào, vừa dệt vải vừa chăm lo cho chồng cho con. Thuở thiếu thời, trong lời ru của mẹ, tình yêu quê hương đất nước đã được thấm đậm, in sâu trong lòng anh chị em Bác. Những tình cảm ấy được nhân lên, khắc ghi trong lòng Bác kính yêu suốt cả cuộc đời mình.

-Năm 1901, bà Loan lâm bệnh nặng và qua đời. Phần mộ của bà sau này được bà Thanh và ông Khiêm mang từ Huế về đặt trên sườn núi Động Tranh, một trong những ngọn núi của dãy Đại Huệ thuộc địa phận xã Nam Giang, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

-Khi cha vào kinh thành nhậm chức, bà Thanh ở nhà tham gia phong trào yêu nước chống Pháp ở Nghệ An và miền Trung. Bị giặc bắt, chịu án phạt 100 trượng, tù khổ sai 9 năm, đày cách quê hương 3000 dặm. Bà là người phụ nữ cách mạng, kiên quyết, có nhan sắc mặn mòi, nhưng cũng không có chồng, con. Thời trẻ, nhiều đám mai mối, có cả những đám con của gia đình gia thế, đến những đám của những người đồng niên ở quê.

-Nhà văn Sơn Tùng, thương binh 1/4, người có nhiều tác phẩm rất hay và chi tiết về Bác và gia đình Bác, người đã từng gặp và trò chuyện với chị Thanh, anh Khiêm và với cả người yêu của Bác Hồ là Lê Thị Huệ kể lại, nhà văn có lần hỏi bà Thanh: vì sao cô không xây dựng gia đình? Bà Thanh trầm tư u uẩn, nhìn vào cõi xa xăm như không muốn nói, nhưng như nuốt những đau đớn vào trong, bà kể rằng: khi bị bắt, chúng khám thấy trong người và dưới vạt giường nằm của bà có giấu súng, chúng còn biết bà là con gái của Nguyễn Sinh Sắc, chị gái của Nguyễn Ái Quốc – người vừa gây tiếng vang lớn trên diễn đàn các nguyên thủ quốc gia ở Vécsai nước Pháp, chúng rất tức tối. Mọi ngón đòn tra tấn, đánh đập, bà chỉ nhận về mình, không khai bất kỳ chi tiết nào liên quan đến đồng chí mình. Một hôm để khuất phục bà, bắt bà phải khai, chúng dùng một chiếc mâm đồng, đặt lên lò than nung đỏ rực, lột trần bà ra, rồi đẩy bà ngồi bệt vào chiếc mâm nóng đỏ đó. Thịt da cháy xèo xèo, đến xương tủy, bà ngất đi. Sau đó nhiều tháng, nhờ sự thương cảm của các bạn tù, bà tự chữa bệnh bằng một số thứ thuốc nam kiếm được, vết thương lành, nhưng toàn bộ phần thịt cháy nham nhở, lồi lõm và luôn luôn tấy đỏ, đau đớn, mặc cảm hằng ngày. Bà không nghĩ đến việc lấy chồng. Những năm kháng chiến chống Pháp, bà tham gia Hội mẹ chiến sĩ ở quê, bốc thuốc nam chữa bệnh cứu người cho đến lúc đi xa.

Anh trai của Bác, Nguyễn Sinh Khiêm, tự Tất Đạt. Năm 1908, hai anh em Bác tham gia phong trào chống thuế của nhân dân Trung Kỳ, sau đó bị trường Quốc học Huế buộc thôi học; Cậu Thành đi về Nam, mưu cứu nước, cha bị đày đi làm tri huyện Bình Khê, ông Khiêm về quê, cùng chị hoạt động trong phong trào yêu nước chống Pháp của đội Quyên, ấp Võ. Năm 1914, ông Khiêm bị giặc Pháp bắt, bị chúng xử 9 năm khổ sai, đày vào tận Nha Trang. Mãi đến năm 1920, giặc Pháp mới đưa ông về giam lỏng ở Huế. Tiếp theo là những ngày gặp lại chị gái. Hai chị em tham gia các phong trào cứu nước ở quê cho đến lúc ra đi. Ông Khiêm cũng không lấy vợ, không có con. Giữa rừng già Việt Bắc, trong một đêm đông lạnh giá, ngồi bên đống lửa, các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng chân tình hỏi Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại sao chủ tịch không lấy vợ, không lập gia đình. Chủ tịch cười ôn tồn và nói rằng: lúc còn trẻ mải mê đi làm nhiệm vụ, không có điều kiện lập gia đình, bây giờ già rồi không còn nhu cầu ấy nữa.

Như vậy, Bác cũng như chúng ta, là con người bình thường, ai cũng khát vọng yêu thương, ai cũng mong muốn có một mái ấm gia đình. Nhưng Người đã trở nên vĩ đại bởi vì đã vượt lên trên cái bình thường của chính mình với mục đích đem lại cái bình thường và hạnh phúc cho nhân dân, cho các thế hệ mai sau.

Cả gia đình Bác đã hy sinh cho nhân dân, cho đất nước. Mỗi gia đình Việt Nam như có Bác, có hình Bác. Trong trái tim trẻ thơ, tất cả các thiếu nhi Việt Nam đều có Bác. Cả dân tộc đi theo con đường Người chọn, học tập và làm theo lời Người dạy. Gia đình của Người, sống mãi trường tồn cùng sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.(ST)

Cha của bác hồ là ai

Sau khi đậu cử nhân ở quê nhà Nghệ An, ông Nguyễn Sinh Sắc vào Huế dự kỳ thi Hội năm Ất Mùi 1895. Kỳ thi này bảng vàng chưa ghi tên Nguyễn Sinh Sắc. Được sự giúp đỡ của ông Cao Xuân Dục - Tế tửu Quốc sử quán, Nguyễn Sinh Sắc về quê đưa vợ con vào Huế tiếp tục học để dự kỳ thi Hội lần sau. Nguyễn Sinh Sắc đưa vợ và hai con trai Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (tên của Bác Hồ thời niên thiếu) vào Huế, để lại người con gái cả ở quê nhà. (Ba người con của Ông bà Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan lúc đó là Nguyễn Thị Thanh (mọi người hay nói chữ là thanh bạch), Nguyễn Sinh Khiêm (khiêm tốn), và Nguyễn Sinh Cung (cung kính). Lần vào Kinh đô này, gia đình đã ở lại đây 6 năm, từ 1895 đến 1901. Ở Huế, nhờ sự tác động của ông Cao Xuân Dục, Nguyễn Sinh Sắc được vào học Trường Giám, có chút học bổng, ngoài giờ học ông phải đi chép thuê để nuôi gia đình. Thêm vào đó bà Hoàng Thị Loan vừa chăm sóc con, vừa làm thêm nghề dệt vải. 

Cha của bác hồ là ai
Cha mẹ thân sinh và chị gái, anh trai của Bác Hồ.

Vào năm Mậu Tuất 1898, Nguyễn Sinh Sắc tham gia kỳ thi Hội ở Huế lần thứ hai nhưng vẫn không đỗ. Bao nhiêu hy vọng vào thi cử thành mây khói. Thi không đậu Nguyễn Sinh Sắc mất luôn học bổng ở Trường Giám. Đời sống kinh tế trong gia đình suy sụp. Giữa lúc đó, ở làng Dương Nỗ, cách Huế 6 km về phía Đông, học trò trong làng đang cần chữ. Ông Nguyễn Viết Chuyên, là người cùng quê với ông Sắc làm việc ở Bộ Hình giới thiệu Nguyễn Sinh Sắc về dạy học. Đang lúc buồn vì thi hỏng, lại khó khăn về miếng cơm manh áo, anh cử Nguyễn Sinh Sắc đã nhận lời. Và cuối năm Mậu Tuất 1898 đó, anh để lại người vợ ở Thành Nội và đưa hai con trai về làng Dương Nỗ. Đã phải sống xa với bà ngoại và chị gái ở quê nhà, nay Nguyễn Sinh Cung lại phải sống xa mẹ.

Nghe tin anh cử Sắc về dạy học, dân làng Dương Nỗ và các làng xung quanh đều xin cho con học rất đông. Hai anh em Khiêm và Cung cũng học cùng. Ở đây Cung bắt đầu học chữ Hán. Một hôm, có người đem con đến xin học, thấy hai người con, thầy ngồi bên cạnh liền hỏi: Bẩm thầy, vì sao hai cậu không ở trên thành nội với mẹ mà lại theo thầy về đây? Thầy cử Sắc cười, thầy chỉ vào hai người con và nói đùa rằng: Thằng này là thằng Khơm (tức Khiêm), thằng này là thằng Côông (Tức Cung), Khơm, Côông là không cơm, nên bầy tui đi mô thì đem đi nấy để nhờ gia chủ nuôi. Đó là một sự thật vừa khôi hài, vừa xót xa, chua chát.

Chuyện kể lại rằng, thời gian học ở Dương Nỗ, Nguyễn Sinh Cung học rất thông minh, nhớ rất giỏi nhưng hiếu động, hay bỏ lớp đi chơi lang thang hoặc đi chơi  với trẻ chăn trâu. Thấy Cung thông minh và có trí nhớ, các học trò đều tin rằng cậu sẽ đỗ đạt, cha mẹ cậu sẽ được giàu sang, xóm làng sẽ được tiếng hiển vinh. Nhưng Cung thì không thích như thế, hàng ngày cậu hay chốn học đi chơi. Thấy cái gì thích thì cậu học. Cậu thường ra sông tắm mát, hay xuống quét lá rồi nằm ngủ trưa trên cái bệ trước am Bà ở làng phố Nam; Thích nghe kể chuyện đào sông Phổ Lợi (là một con sông đào lớn ở Huế được đào dưới thời Minh Mạng, hoàn thành vào năm 1836. Con sông đã được khắc hình trên Cửu đỉnh ở Huế-TG); chuyện các họ được thờ trong ngôi nhà thờ 7 gian; chuyện làm đình Dương Nỗ. Một hôm, thấy Cung đang hỏi chuyện một chị buôn bán ngoài chợ, bạn rủ về, Cung nói: Các anh về học sau này thi đỗ ra làm quan… còn tôi thì chỗ nào thích tôi học.

Nhiều hôm sau giờ học, từ Dương Nỗ, hai anh em Khiêm và Cung rủ nhau về thăm mẹ. Mỗi lần về, hai cậu mang theo một chút lộc của cha có vài chén rượu nếp, năm ba quả trứng gà. Thăm mẹ xong, hai anh em lại đi bộ trở về Dương Nỗ, bất kỳ trời mưa hay đã muộn bởi vì sáng sớm hôm sau đi học, cũng còn vì nếu ở lại không có cái ăn.

Ba cha con ở Dương Nỗ từ năm Mậu Tuất 1898 đó cho đến mùa hè năm 1900, khi cử nhân Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở Trường thi Hương Thanh Hóa. Một điều đáng nhớ là khi đi coi thi, ông Nguyễn Sinh Sắc đem theo người con trai lớn Nguyễn Sinh Khiêm, còn Nguyễn Sinh Cung ở lại với mẹ và người em trai Nguyễn Sinh Xin mới sinh còn nhỏ. Một biến cố lớn đã đến với gia đình trong lần chia tay này. Đó là sức khỏe của bà Hoàng Thị Loan vì sinh thêm đứa con trong hoàn cảnh túng thiếu nên đã lâm bệnh và bà đã qua đời. Sau đó bé Xin vì khát sữa mẹ, quá yếu và cũng đi theo mẹ. Mẹ và em mất khi cha và anh vắng nhà. Ngôi nhà nhỏ trong thành nội ngập trong đau thương, nỗi đau ấy Nguyễn Sinh Cung phải chịu gấp bội phần vì chỉ có một mình không có người ruột thịt bên cạnh.

Cha của bác hồ là ai

Làng Sen quê Bác ngày nay.

Trở lại Huế sau khi chấm thi xong, ông Nguyễn Sinh Sắc đem theo các con về Nghệ An. Thời kỳ ở Huế lần thứ nhất này, trong ký ức của tuổi thơ Nguyễn Sinh Cung là những gánh chịu tình cảnh hết sức éo le. Mẹ và em mất, Nguyễn Sinh Cung đã sống trong sự đùm bọc yêu thương của bà con lối xóm. Thêm nữa, so với quê hương xứ Nghệ thì ở Kinh thành Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện uy nghiêm. Ở Huế, Nguyễn Sinh Cung cũng thấy có nhiều lớp người, những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn nhưng lại khúm núm, rụt rè. Phần đông người lao động thì chịu chung số phận đau khổ và tủi nhục. Họ là những người nông dân rách rưới mà người Pháp gọi là bọn nhà quê, những phu khuân vác, những người cu ly kéo xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đường phố… Những hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức Nguyễn Sinh Cung. Đó chắc chắn là những nhân tố góp phần hình thành nhân cách và quyết định đúng đắn của Nguyễn Tất Thành sau này.

Riêng ở Dương Nỗ, tuy sống ở đó không dài, chỉ hơn hai năm so với 10 năm cùng gia đình sống ở Huế. Nhưng sau này, khi gặp các cán bộ Thừa Thiên Huế, Bác vẫn nhắc nhớ về ngôi đình làng Dương Nỗ, Bến Đá, Am Bà và những nơi Người thường lui tới thời ấu thơ.

Vẫn sẽ còn nhiều điều phải tìm hiểu về thời kỳ gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế. Như cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói trong Bức điện gửi Hội thảo khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế năm 1993: “Bác Hồ là một con người lạ lùng, một cuộc đời lạ lùng, với những hoạt động lạ lùng, đưa đến những thành tựu lạ lùng. Chính cái lạ lùng đó đã tạo nên sự huyền bí về một vĩ nhân trong lịch sử dân tộc mà chúng ta và con cháu mai sau vẫn mãi tìm tòi, suy ngẫm. Bởi vậy nhiều nhà nghiên cứu có tên tuổi trong và ngoài nước, nhiều chương trình cấp quốc gia đã đi sâu vào việc tìm hiểu con người và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết thỏa đáng. Một trong những vấn đề chưa thỏa đáng đó là thời gian Bác Hồ sống ở Huế…với thời gian và cảnh vật của nó đã ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh.”

Cha của bác hồ là ai
Bác Hồ thời trẻ.

Chúng ta biết sau khi đưa hai con trở về Nghệ An, năm 1901, ông Nguyễn Sinh Sắc lại trở lại Huế dự kỳ thi Hội lần thứ ba. Kỳ thi năm Tân Sửu đó ông đã đỗ Phó bảng. Và mãi đến năm 1906 ông mới nhậm chức Thừa biện Bộ Lễ, trông coi việc học hành ở Quốc Tử Giám. Tháng 6 năm 1901, hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung với tên mới là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế sống và làm việc đến tháng 7 năm 1909.

Huế là “quê hương thứ hai” nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, học và lao động trong hai giai đoạn (1895 - 1901) và (1906 - 1909). Nơi đây đã ghi những dấu ấn sâu đậm trong sự trưởng thành của tuổi trẻ Bác Hồ, nay vẫn được bảo tồn trong một hệ thống các di tích về gia đình Người: Đó là cụm di tích nằm trên trục đường Đông Ba (nay là đường Mai Thúc Loan) có ngôi nhà số 112 gia đình Người đã sống, Trường Tiểu học Pháp- Việt Đông Ba, nơi Nguyễn Tất Thành đã học; Có cụm di tích trên đường Lê Lợi với Trường Quốc học nơi Bác đã học, Tòa Khâm sứ Trung kỳ, nơi Nguyễn Tất Thành tham gia phong trào chống thuế năm 1908, có Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh Thừa Thiên Huế…

Cụm di tích tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang với Nhà lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số địa điểm như Đình làng, Bến Đá và Am Bà. Đó là nơi tuổi thơ Bác Hồ đã sống, trải nghiệm  những biến cố đầu tiên của gia đình, vào đúng năm Mậu Tuất 122 năm trước.

Theo thegioidisan.vn