Ca sĩ thị trường là gì là ai?

Sáng tác một tác phẩm âm nhạc đã khó nhưng làm sao để tác phẩm đó vừa thu hút được người nghe và vừa đảm bảo tính nghệ thuật lại càng khó hơn. Bởi thế mà hiện nay, không phải sản phẩm âm nhạc nào ra đời cũng được đánh giá là những tác phẩm nghệ thuật đích thực mà trong đó xuất hiện một thứ được mang tên “ nhạc thị trường”.

Ca sĩ thị trường là gì là ai?

Dòng “nhạc thị trường” và tính nghệ thuật

Nhạc thị trường, một cái tên mới nổi trong làng âm nhạc, và một sự thật đáng buồn được các chuyên gia âm nhạc nhận định rằng trên thị trường âm nhạc của Việt Nam hiện nay có đến gần 70% là nhạc thị trường. Vậy nhạc thị trường là gì?

Nhạc thị trường là loại nhạc ít mang tính nghệ thuật, được sinh ra chỉ đơn thuần là để đáp ứng thị hiếu của người nghe nhạc một thời điểm nào đó và sau đó bị quên ngay như chưa từng xuất hiện. Nhạc thị trường không đòi hỏi cao ở người nghe, ai cũng có thể nghe được và thuộc được, ca từ chỉ đảo quanh nội dung yêu đương nhàm chán (giận hờn, nhớ tiếc, tình cũ…). Dòng nhạc này lại không kén người hát, những ca khúc thuộc hàng thị trường tương đối dễ hát, thậm chí người được gọi là ca sĩ cũng chả cần có kiến thức tương đối đầy đủ về âm nhạc. Người sáng tác những ca khúc thị trường không cần đợi ý tưởng mà chỉ cần sáng tác vội theo thị hiếu.

Tính nghệ thuật hay tính nhảm nhí trong nhạc thị trường

Nhạc thị trường có xu hướng lấn át đời sống ca nhạc. Khi đó cũng là lúc những “ngôi sao thị trường” lên ngôi, ai biết chiều theo thị hiếu là người đó "thắng". Sinh hoạt ca nhạc dần biến thành nơi tranh đoạt những cơ may, nơi giành giật thị phần và đôi lúc là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng của những ca sĩ trẻ, những ngôi sao (nhiều khi là sao băng) được ủng hộ hết mình bởi lực lượng người hâm mộ (fan) hùng hậu.

Nhạc thị trường phát triển mạnh hầu như vì đáp ứng được thị hiếu nghe nhạc của đa phần giới trẻ chứ không phải vì nghệ thuật trong tác phẩm.

Xây dựng nghệ thuật đích thực trong âm nhạc

Ca sĩ thị trường là gì là ai?

Sự đồng điệu giữa giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của một tác phẩm âm nhạc

Trong văn học, hình tượng nghệ thuật được xây dựng bởi trực quan sinh động và điển hình thì trong âm nhạc, hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng cảm quan sinh động và trừu tượng. Do đó, người nhạc sĩ phải nắm bắt được đặc trưng biểu hiện của âm nhạc. Trong đó, khả năng tưởng tượng của nhạc sĩ phải thật sự phong phú, cùng với sự so sánh tương đối giữa hiện thực khách quan với hình tượng mà nhạc sĩ muốn tạo dựng trong tác phẩm âm nhạc của mình

Sử dụng đặc thù của giai điệu

Cơ sở đảm bảo để nhạc sĩ xây dựng thành công hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc của mình là sử dụng những giai điệu đặc thù. Nhac sĩ Rímskicorxacop dùng giai điệu dân gian của Ả Rập, Ấn Độ để vẽ nên bức tranh sinh động về những miền đất phương Đông xa lạ và huyền bí (Tổ khúc Giao hưởng  Xêhêradát). Bằng việc khai thác chất liệu bài Lý con Sáo - dân ca Nam Bộ, Nhạc sĩ Hoàng Hiệp đã nêu bật được tình cảm sắt son, chung thủy của nhân dân hai bờ giới tuyến Bắc Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Ca khúc Câu hò bên bến Hiền Lương)....

Đặc thù giai điệu (nói rộng ra là tính dân gian và dân tộc của giai điệu) là điều kiện tiên quyết thuận lợi cho việc xây dựng hình tượng nghệ thụât của tác phẩm âm nhạc. Lịch sử âm nhạc thế giới đã từng ghi nhận tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của các nhạc sĩ tiền bối mà con đường sáng tác của họ luôn luôn gắn liền với dân ca, dân vũ và nền nghệ thuật âm nhạc dân gian.

Nghệ thuật phối khí điêu luyện

Nghệ thuật phối khí sẽ làm hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc được nổi bật, có sức truyền cảm và thuyết phục mạnh mẽ. Chúng ta từng biết, khối âm thanh khổng lồ và âm sắc của các lọai nhạc cụ trong dàn nhạc, có khả năng tạo được những hiệu quả đa dạng, phong phú, ví như: một cuộc chiến dữ dội, một khung cảnh thiên nhiên sinh động, hoặc một nội tâm day dứt, một niềm vui sướng hân hoan... Và điều lớn lao hơn cả của nghệ thuật phối khí đối với việc xây dựng hình tương nghệ thuật trong tác phẩm âm nhạc, là cùng lúc nói lên được những nội dung mang tính tổng hợp, tính quân chúng sâu sắc, vĩ đại.

Xây dựng tính chân thực trong các tác phẩm

Đặc trưng cơ bản của nghệ thụât âm nhạc là đưa đến cho người nghe một cảm xúc chung nhất về không khí và bối cảnh của hiện thực .

Tuy nhiên, không phải vì thế mà nghệ thuật âm nhạc xa rời chức năng phản ánh hiện thực. Ngay cả nhạc không lời, người nghe cũng có thể cảm thụ được nội dung của tác phẩm. Lê Nin khi nghe bản Sô nát  số 23 - Apasionata của nhạc sĩ Beethoven đã  phải thốt lên rằng: “ ...Tôi luôn luôn tự hào có thể là ngây thơ mà nghĩ rằng, con người có thể làm được những điều  kỳ diệu...”. Bởi trong tác phẩm này, Beethoven đã phản ánh được chân dung người anh hùng thời đại và không khí cuộc đấu tranh sục sôi của quần chúng nhân dân Châu Âu cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.

Nguồn : http://www.tuvanhotro.vn/bai-viet/tinh-nghe-thuat-trong-am-nhac-va-nhac-thi-thuong.tvht
Ban biên tập Cổng thông tin Tư Vấn Hỗ Trợ
 - www.tuvanhotro.vn

Dinh dưỡng - món ngon Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp - giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe (isys.com.vn) - Những ca khúc thị trường tràn lan đã dần bó hẹp âm nhạc chính thống và ảnh hưởng xấu tới thị hiếu âm nhạc của giới trẻ.

Bạn đang xem: Nhạc thị trường là gì

Bạn đang xem: Nhạc thị trường là gì

Nhạc trẻ là một trong những loại hình âm nhạc đang rất phổ biến hiện nay ở nước ta. Nhạc trẻ hấp dẫn người nghe bởi tính sôi động, phù hợp với xã hội hiện đại và phát triển ở nhiều thể loại như Pop, Ballad, R&B, Hiphop… Tuy nhiên, vì mải chạy theo “thị trường” mà nhiều ca khúc mất đi tính nghệ thuật và gây ảnh hưởng xấu tới thị hiếu âm nhạc của một bộ phận giới trẻ ngày nay.

Khi âm nhạc thành thương phẩm

Âm nhạc là sản phẩm được làm ra bởi mồ hôi, công sức của rất nhiều những nhạc sĩ, ca sĩ, người phối khí, người thu âm, nhà sản xuất… Để sáng tạo ra một tác phẩm phải trải qua rất nhiều khâu, nhiều công đoạn trăn trở. Thế nhưng, hiện nay, người ta thường chỉ nhìn vào các ca khúc sản xuất một cách chóng vánh với ca từ đơn giản, sáo rỗng… hàng loạt các ca sĩ nổi lên một thời gian rồi biến mất mà quay lưng lại với âm nhạc Việt Nam chính thống, nghiêm túc.

Trong nền kinh tế thị trường, âm nhạc trở thành thương phẩm kinh doanh nên các chương trình showbiz bao trùm lên mọi sinh hoạt âm nhạc. Truyền hình cũng cần kinh doanh nên ngày càng có nhiều hơn các cuộc thi tìm kiếm tài năng ca nhạc. Các chương trình này được tài trợ nên chất lượng phải chiều theo thị hiếu bình dân của doanh nghiệp tài trợ. Ca sĩ nổi lên nhờ sự quảng bá của chương trình và chiêu trò nhiều hơn là vì tài năng thực sự. Tình trạng bát nháo trong thị trường âm nhạc tác động đến tất cả đối tượng, từ nhạc sĩ, ca sĩ đến công chúng và dần làm thẩm mỹ âm nhạc của giới trẻ trở nên lệch chuẩn.


Ca sĩ thị trường là gì là ai?


Bài hát Việt - sân chơi âm nhạc chính thống hiếm hoi

Giới nhạc sĩ có riêng một sân chơi là Bài hát Việt để thỏa sức sáng tác nhưng chương trình mang tính định hướng lại không hấp dẫn được khán giả và rơi vào lối mòn tổ chức. Sự bùng nổ của lĩnh vực công nghệ thông tin đã dẫn đến việc những người không được đào tạo âm nhạc bài bản nhưng vẫn tập tành sáng tác, thu âm và đăng tải ca khúc đó lên mạng. Tốc độ phát tán của những ca khúc viết tốc hành, cấu trúc lủng củng, giai điệu nghèo nàn, gượng ép, ca từ trống rỗng, không nói lên được những hoài bão của tuổi trẻ... rất nhanh xuất hiện trên các trang mạng.

Có những ca khúc nhạc teen được gọi là “thảm họa” nhưng vẫn có hàng trăm, hàng nghìn lượt truy cập, có thể kể đến như: “Da nâu”, “Bà xã tôi number one”, “Thà rằng anh không nhìn thấy”… Nhờ những ca khúc như thế này, các ca sĩ, nhạc sĩ “tự phong” vừa nổi tiếng mà lại vừa kiếm được tiền từ các trang mạng đăng tải ca khúc của họ mà không quan tâm đến công chúng hay khía cạnh nghệ thuật của tác phẩm.

Thiếu sự quản lý của các tổ chức quản lý âm nhạc chuyên nghiệp, nhạc teen bị thả nổi hoàn toàn. Bên cạnh đó, các chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc, các sân chơi âm nhạc lại mang đến những món ăn thập cẩm, không có tính định hướng hay thậm chí là đầu độc thẩm mỹ âm nhạc cảu giới trẻ.


Ca sĩ thị trường là gì là ai?


Giọng hát Việt - một chương trình dành cho giới trẻ Việt nhưng chủ yếu sử dụng những ca khúc nước ngoài. (Ảnh: Lý Võ Phú Hưng)

Nhạc sĩ Nguyễn Thị Minh Châu lại trăn trở về việc trẻ em bị lợi dụng trong các chương trình giải trí: “Trong các chương trình, bé được ăn mặc, trang điểm, đánh hông, liếc mắt chẳng khác gì ca sĩ thị trường. Trên sân khấu, trên mạng không thiếu những cậu bé cô bé hát lời yêu đương. Bé sớm chia tay với vẻ hồn nhiên trẻ thơ và bị biến thành con rối trong cuộc chạy đua của phụ huynh ở các cuộc thi tìm kiếm tài năng”.

Xem thêm: Tổng Hợp Lỗi Không Khởi Đông Được Liên Minh Huyền Thoại Phiên Bản 9

'Đại chiến' nhạc thị trường và nhạc nghệ thuật: Nghe 'free' thì đừng đòi hỏi?

Nhạc sĩ Châu Đăng Khoa:“Hàng hóachỉ có giá trị khi được lưu thông”

* Thời gian qua, có không ít vụ ồn ào, chẳng hạn như "hot girl" Chi Pu đi hát, rồi cuộc “đại chiến” giữa nhạc sĩ Dương Cầm và ca sĩ Miu Lê… Từ đó, người ta phân ra nhạc giải trí, nhạc nghệ thuật. Anh có phân định như vậy không?

- Tôi không biết những nhạc sĩ khác thì sao nhưng với tôi, chỉ có nhạc hay và nhạc dở thôi. Chứ bây giờ, thước đo nào để gọi là nhạc nghệ thuật và không phải nghệ thuật? Hay chúng ta tự đặt ra nó là nghệ thuật, nó là giải trí? Tôi nghĩ, chẳng có thước đo nào cả.

Với tôi, âm nhạc làm ra là phải có người nghe, phải có khán giả, chứ không phải để mốc meo. Nhạc sĩ sáng tác mà không có được một bài để người ta nhớ thì đó là thành công hay thất bại? Tất nhiên, trong chuyện này, mỗi người có một quan điểm riêng. Với tôi, không có thứ âm nhạc nào gọi là “nhạc rác”, “nhạc chợ”, “nhạc cấp cao”, “nhạc nghệ thuật” cả.

Ca sĩ thị trường là gì là ai?

* Để đưa ra một kết luận như thế, chắc hẳn Châu Đăng Khoa cũng có nhiềutrải nghiệm?

- Trước đây, tôi cũng cực đoan lắm, sáng tác những cái cao siêu. Đó là khi tôi mới bắt đầu vào nghề và muốn được công nhận. Nhưng sau đó, tôi ngộ ra rằng, đó là thứ âm nhạc để đi thi, chứ không phải là nhạc để bán. Nhạc đó không bán cho ai được và cũng không ai muốn mua, không ai nghe hết. Lúc đó, tôi tự hỏi: “Ủa, mình làm nhạc vì mục đích gì vậy?” và sau đó cũng tự trả lời luôn: tôi muốn nhạc của mình được nhiều người nghe, được vang lên khắp nơi.

Tôi cho rằng, một món đồ có giá trị nhất khi nó được sử dụng. Dù nó là đồ hiệu cao cấp đi chăng nữa, nếu không được sử dụng, cứ để trong tủ kính thì nó vẫn là một thứ không có giá trị. Hàng hóa chỉ có giá trị khi nó được lưu thông mà thôi.

* Với Khoa, âm nhạc là một sản phẩm hàng hóa?

- Có thể nói như vậy. Nó là một sản phẩm hàng hóa mang giá trị tinh thần. Âm nhạc có thể dùng để kinh doanh, nhạc sĩ sống được bằng nghề, tại sao nó không phải là
hàng hóa?

* Nhưng chúng ta cũng phải sòng phẳng nhìn nhận rằng, hiện nay có không ít ca khúc dễ dãi, lảm nhảm, nghe một lần rồi thôi…

- Người nghe nhạc phải có trách nhiệm với lựa chọn của mình. Hiện nay, khán giả của chúng ta vẫn quen nghe nhạc miễn phí, nên nghe bừa, nghe đại. Nếu một ngày, khán giả bỏ tiền ra cho sự lựa chọn của mình thì câu chuyện sẽ khác. Khi họ có ý thức hơn với sự lựa chọn của mình, chắc chắn những sản phẩm được xem là lảm nhảm, dễ dãi đó sẽ bị đào thải.

* Anh nghĩ gì về loại nhạc dễ dãi, lảm nhảm đó?

- Việc ai nấy làm, cơm ai nấy ăn, lộc ai nấy hưởng, chẳng liên quan gì đến nhau. Tại sao lại chỉ trích? Chúng ta làm ra sản phẩm, đều có đối tượng khán giả riêng của mình. Nếu bạn làm ra một sản phẩm và bạn tự tin với sản phẩm đó, bạn để ý đến những chuyện bên ngoài làm gì? Mình cứ làm tốt việc của mình đi đã. Đừng bận tâm người ta nói về mình như thế nào. Quyền lựa chọn thuộc về khán giả, chứ không phải là một cá nhân nào đó.

* Thế còn âm nhạc văn minh, âm nhạc tử tế mà một số người đề cập thì sao?

- Tôi vẫn giữ suy nghĩ tương tự như trên. Chẳng có thước đo nào cho sự văn minh, tử tế cả. Chúng ta đang mơ hồ bơi lội trong vũng lầy mà chúng ta tạo ra. Vấn đề ở đây là, chúng ta hãy đặt hết tâm huyết của mình vào đó cái đã. Đó là cái đầu tiên và cũng là điều duy nhất. Tất nhiên, đừng làm một sản phẩm quá dễ dãi. Nên chỉn chu, nghiêm túc nhấtcó thể.

Nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tâm- Phó giám đốc Nhạc viện TP.HCM: “Nhiều người ngộ nhận sản phẩm giải trí làtác phẩm nghệ thuật”

* Chào Nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tâm! Xin được hỏi thẳng, anh thấy tình hình âm nhạc Việt Nam hiện nay nhưthế nào?

- Cũng có những nhân tố tích cực, những viên ngọc quý nhưng bị lẫn vào những thứ từa lưa, hỗn độn, nhất là thứ âm nhạc chỉ có tác dụng làm cho người ta sướng tai, nghe xong rồi thôi.

Có không ít người chẳng có giọng mà vẫn xưng là ca sĩ; có không ít ca khúc hit mà tuổi thọ được tính bằng giờ, bài hát thì cứ trôi tuột, nghe xong chẳng đọng lại cái gì. Nó phản ánh một xã hội, nền kinh tế, văn hóa ở buổi giao thời, chồng chéo giữa các giá trị.

Tính chất giao thời đó được biểu hiện trong cả âm nhạc. Nhưng biết làm sao bây giờ? Cuộc sống là cuộc đấu tranh vất vả vô cùng. Ai cũng có nhu cầu sống, làm việc; mà xã hội lại không cấm, luật không cấm, người ta có quyền, cứ để cho người ta làm. Mỗi người cứ làm tốt phần việc của mình, rồi nó sống hay chết yểu, sẽ do xã hội, thời gian gạn lọc.

Ca sĩ thị trường là gì là ai?

* Đó có phải là sự thụt lùi không?

- Tôi không nói đây là bước thụt lùi, đi lên hay đi xuống. Điều đó hãy để mọi người suy ngẫm và tự đánh giá. Tôi cũng không có ý phủ nhận giá trị của âm nhạc thị trường, hay còn gọi là âm nhạc giải trí. Giải trí cũng có giá trị của giải trí chứ. Nhưng tôi cho rằng, dù đi theo hướng nào cũng phải có nền tảng và chúng ta cần phải sòng phẳng, rạch ròi về các giá trị.

Có không ít người làm ra những sản phẩm giải trí, lại ngộ nhận đó là những tác phẩm nghệ thuật. Tôi hay đọc trên báo những câu đại loại như, nghệ sĩ này hy sinh vì nghệ thuật, nghệ sĩ kia cống hiến cho nghệ thuật. Nhưng khôngphải đâu.

* Bây giờ, một giọng hát làng nhàng nhưng có ngoại hình, vũ đạo đẹp cũng có thể nổi tiếng. Nhiều bạn trẻ nghĩ rằng, học cũng chẳng để làm gì…

- Nền tảng kiến thức âm nhạc rất quan trọng; có nền tảng này, sẽ thúc đẩy sáng tạo. Có nền tảng, tự khắc sẽ có tư duy phân tích tác phẩm. Có hiểu biết về khoa học xã hội, nhạc sĩ sẽ chăm chút từng ca từ, ca sĩ sẽ không phải hát như tập đọc, khả năng cảm thụ bài hát cũng khác, xử lý giai điệu cũng sẽ tinh tế.

* Nhưng, thứ âm nhạc mà anh cho rằng nghệ thuật đó lại không “được lòng” các bạn trẻ, đối tượng thưởng thức chínhhiện nay?

- Giới trẻ đang là khách hàng, là “thượng đế” của âm nhạc Việt Nam nên người làm âm nhạc chiều lòng bộ phận giới trẻ cũng không có gì là lạ. Mà giới trẻ đa số chỉ thích những thứ vui vui, đơn giản, dễ chịu, thỏa mãn bản năng là chính. Và không ít người hiểu lầm, cho rằng thứ âm nhạc mình đang nghe là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật đích thực. Điều này xuất phát từ trình độ và nhận thức, từ cách giáo dục âm nhạc của chúng ta.

* Nhưng cảm thụ âm nhạc nói cho cùng vẫn là cảm thụ mang tính chủ quan…

- Đúng là cảm thụ âm nhạc cũng mang tính chủ quan, nhưng vẫn có những tiêu chí cơ bản để đánh giá. Chẳng hạn, để đánh giá đó là ca sĩ chuyên nghiệp hay không, có hai yếu tố. Một là về chuyên môn: ca sĩ chuyên nghiệp phải giỏi chuyên môn; nhưng hiện nay, đang có thực trạng, nhiều người xưng là ca sĩ nhưng đến đọc nốt nhạc cũng sai.

Hai là nhìn dưới góc độ nghề nghiệp: người nào làm nghề nào để sống thì đó là nghề chuyên nghiệp của họ. Trình độ chuyên nghiệp và công việc chuyên nghiệp là hai yếu tố để đánh giá một ca sĩ chuyên nghiệp hay không.

* Thế những trường hợp không có giọng mà vẫn sống tốt, thậm chí sống khỏe với “mác” ca sĩ thì sao?

- Thì đó là ca sĩ chuyên nghiệp nhưng không có trình độ chuyên nghiệp.

* Nghe anh nói vậy, có nhiều nghệ sĩ đích thực sẽ thở dài đấy…

- Cũng chẳng có gì để mà thở dài cả. Điều này thuộc về sự lựa chọn của mỗi người. Những người một lòng một dạ với nghệ thuật thì người ta chẳng quan tâm tới thị trường, tới những ồn ào xung quanh đâu.

Tôi nghĩ, cuộc sống bây giờ hỗn độn giữa các giá trị thực - ảo, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều cơ hội và cơ hội đó chia đều cho tất cả mọi người. Giới nghệ sĩ tài năng, chân chính tuy không nổi tiếng đình đám, không phải là những cái tên nằm ở top “hàng đầu” trên các bảng xếp hạng âm nhạc trực tuyến nhưng họ vẫn sống ổn với nghề.

Không chỉ bản thân tôi, đồng nghiệp của tôi mà sinh viên của tôi vẫn sống tốt. Cho nên, đừng nhầm lẫn giữa sự nổi tiếng với giá trị thật. Chỉ có những người không tỉnh táo, không tin vào chính mình, không hài lòng với giá trị nghệ thuật của mình thì mới lăn tăn trước những hào nhoáng thị trường kia. Khi người ta tự tin với giá trị của mình thì sao phải băn khoăn?

Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng:“Nhạc giải trí đang được ưu ái quá nhiều”

Không riêng gì Việt Nam, ở đâu, âm nhạc giải trí (hay tạm gọi là âm nhạc đại chúng) cũng phát triển cả. Âm nhạc giải trí ít nhiều cũng mang lại một giá trị nào đó. Điều này, chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó không phải là đỉnh cao để chúng ta tôn vinh quá nhiều như vậy. Hiện nay, đang có một thực trạng: những người viết nhạc giải trí nhận được quá nhiều sự ưu ái của công chúng, đặc biệt là truyền thông.

Ca sĩ thị trường là gì là ai?

Có những thứ cần được khích lệ, đầu tư; có những thứ tự nó đã hoạt động rất mạnh rồi, chúng ta không cần đầu tư hay chú trọng vào đó nữa. Chúng ta không nên dành sự quan tâm quá lớn cho những thứ mà tự nó đã nảy nở, muốn dừng lại cũng không dừng được. Chúng ta không nên tiếp thêm năng lượng vào những hoạt động về âm nhạc thị trường, bởi không cần ai tác động vào thì tự bản thân nó cũng đã rất mạnh rồi. Trong khi đó, những dòng nhạc khác như nhạc truyền thống, nhạc giao hưởng - thính phòng, lại ít được ngó ngàng đến.

Đậu Dung