Cây mật nhân là cây gì năm 2024

Theo TS.BS Trương Thị Ngọc Lan - trưởng phòng đào tạo nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, cây mật nhân có tên khoa học Eurycoma longifolia Jack, thuộc họ Thanh Thất (Simarubaceae). Trong dân gian thường gọi cây mật nhân là cây bách bệnh hay cây bá bệnh.

“Thần dược”?

Nhân viên một điểm bán củ (rễ) mật nhân trên đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết mật nhân bán ở đây có 3 dạng: củ tươi giá 80.000 đồng/kg, dạng thái lát phơi khô có giá 150.000 đồng/kg và dạng viên (được xay nhuyễn, trộn với mật ong và sâm rừng rồi vò viên) giá 800.000 đồng/kg.

Theo người bán, mật nhân có thể dùng để ngâm rượu hoặc đun nước uống hằng ngày. Củ này dùng cho phụ nữ và đàn ông đều rất tốt. “Mỗi cây mật nhân chỉ có một củ, khi đào củ là cây chết, mỗi cây cũng phải 3-4 năm mới lấy được củ. Đa số là chúng tôi bán cho các mối, còn bán lẻ tẻ thì ít thôi” - người này cho biết.

Theo một số điện thoại chuyên cung cấp các loại dược liệu trên mạng, chúng tôi tìm đến cửa hàng dược liệu này ở Q.Gò Vấp (TP.HCM). Ở đây chỉ bán mật nhân được bào lát mỏng, phơi khô và đóng gói thành túi 1kg, giá 120.000 đồng.

Một tờ giấy hướng dẫn sử dụng và ghi rất nhiều công dụng của mật nhân được đóng luôn vào gói thuốc.

Nhân viên nói loại dược liệu này đặc biệt rất tốt cho đàn ông và nhiều người tìm mua.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua củ tươi thì nhân viên cửa hàng nói cái này đưa từ ngoài Bắc vào nên muốn mua củ tươi thì hơi khó.

Không có tác dụng chữa nhiều loại bệnh

TS.BS Ngọc Lan cho biết những nghiên cứu liên quan đến cây mật nhân trong và ngoài nước khá nhiều, nhưng chỉ xoay quanh công dụng chữa các bệnh sinh lý nam giới, còn những bệnh lý khác thì vẫn chưa có nghiên cứu toàn diện và cụ thể trong từng bệnh.

Các công trình nghiên cứu về cây này đến bây giờ chưa ai có thể chứng minh cây này chữa được nhiều loại bệnh như quảng cáo là điều trị chống gút, chữa khí hư huyết kém ở phụ nữ, phòng chống ung thư, tăng cường chức năng gan, hỗ trợ tiêu hóa...

TS.BS Ngọc Lan cho rằng rễ hay vỏ thân của cây mật nhân có thể sắc uống mỗi ngày khoảng 15 gam hoặc đem chặt nhỏ, phơi khô, sao vàng rồi ngâm rượu, mỗi lít rượu ngâm khoảng 30 - 40 gam, ngâm trong 20 ngày là dùng được. Mỗi ngày uống 20 - 50ml rượu mật nhân.

Lá cây mật nhân được dùng tắm chữa ghẻ, lở, ngứa.

Tuy nhiên, công dụng tăng cường sinh lực nam giới của cây này chỉ mới được nghiên cứu trong bài thuốc phối hợp với vị thuốc khác.

“Nếu có dùng cây mật nhân, người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ để biết cách dùng như thế nào cho đúng, có nên sử dụng loại cây đó để chữa bệnh không, hay phải phối hợp với vị thuốc khác thì mới có hiệu quả” - TS.BS Ngọc Lan nhấn mạnh.

TS.BS Ngọc Lan còn nói tác dụng cây thuốc còn tùy thuộc vào thổ nhưỡng, ví dụ tác dụng tăng cường sinh lực nam giới của cây mật nhân ở Mã Lai (còn gọi tongkat ali) rất tốt nhưng nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy hiệu quả lại không bằng.

Ngay cả việc bào chế cũng phải như thế nào mới có tác dụng. Chẳng hạn như phơi thì phơi âm can hay phơi nắng, có loại phải sắc, có loại phải ngâm mới ra hoạt chất. Nếu sắc, phải sắc trong thời gian bao lâu mới lấy được hoạt chất...

Nói chung là khi sử dụng loại thuốc đông y thì cần phải được bác sĩ tư vấn, đừng nghe đồn thổi về công dụng mà tùy tiện uống, dễ có nguy cơ “tiền mất tật mang”.

Phải phối hợp nhiều loại dược liệu

Theo TS.BS Ngọc Lan, y học cổ truyền là theo bài thuốc, phối hợp nhiều loại dược liệu. Thuốc này có tác dụng hỗ trợ với thuốc kia, gọi là biện chứng luận trị.

Ngoài ra, còn có thể kết hợp các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, giác hơi, cấy chỉ, thủy châm... để chữa bệnh.

Bệnh nhân cũng cần có cách ăn uống, luyện tập phù hợp để nâng cao sức khỏe, tránh tái phát bệnh, cũng như chế độ kiêng khem hợp lý.

“Việc sử dụng thuần túy một vị thuốc đông y để chữa bệnh là không khoa học. Một vị thuốc để chữa cho tất cả các bệnh nhân bị một loại bệnh đã là điều không thể. Mua một loại thuốc chưa chứng minh được kết quả điều trị những bệnh đó, không cần thông qua tư vấn của bác sĩ là một điều rất không nên” - TS.BS Ngọc Lan nói.

Bài này viết về loài cây gỗ nhỏ trong chi Eurycoma ở châu Á. Đối với loài cây gỗ cao ở Australia cũng gọi là "Long Jack", xem Flindersia xanthoxyla.

Mật nhânPhân loại khoa họcGiới (regnum)Plantae(không phân hạng)Angiospermae(không phân hạng)Eudicots(không phân hạng)RosidsBộ (ordo)SapindalesHọ (familia)SimaroubaceaeChi (genus)EurycomaLoài (species)E. longifoliaDanh pháp hai phầnEurycoma longifolia Jack, 1822 Danh pháp đồng nghĩa

Eurycoma cochinchinensis Pierre, 1893 Eurycoma latifolia Ridl., 1897 Eurycoma longifolia var. cochinchinensis Pierre, 1893 Eurycoma merguensis Planch., 1846 Eurycoma tavoyana Wall., 1848 [Invalid]

Eurycoma eglandulosa Merr., 1920

Mật nhân, còn gọi là bá bệnh, bách bệnh, mật nhơn, bá bịnh (danh pháp khoa học: Eurycoma longifolia) là loại cây có hoa thuộc họ Simaroubaceae, loài bản địa ở Malaysia, Indonesia, phân bố ít hơn ở Thái Lan, Việt Nam, Lào và Ấn Độ. Được xem là loại thảo dược quý, các bộ phận của cây Eurycoma longifolia gồm lá, quả, thân, đặc biệt là rễ có tác dụng điều trị nhiều bệnh. Hiện nay, Eurycoma longifolia được dùng rộng rãi không chỉ ở vùng Đông Nam Á mà cả ở Tây Âu, Hoa Kỳ, dưới dạng thực phẩm bổ sung và nước uống.

Tên gọi thông thường[sửa | sửa mã nguồn]

Eurycoma longifolia được biết đến với tên thông thường

  • Tại Malaysia: tongkat ali, pasak bumi, penawar pahit, penawar bias, bedara merah, bedara putih, lempedu pahit, payong ali, tongkat baginda, muntah bumi, petala bumi, Malaysian ginseng, tongkat ali;
  • Tại Indonesia: tongkat ali, pasak bumi, bidara laut (tiếng Indonesia), babi kurus (tiếng Java);
  • Tại Việt Nam: bá bệnh, mật nhân, bách bệnh, bá bịnh, mật nhơn;
  • Tại Lào: tho nan;
  • Tại Thái Lan: tung saw; lan-don, hae phan chan, phiak, plaa lai phuenk.
  • Tại Mỹ và châu Âu: long jack.

Như đề cập trên đây, tại khu vực Malaysia và Indonesia thì E. longifolia được biết đến với các tên gọi thông thường như "tongkat ali" và "pasak bumi", nhưng các tên gọi này cũng được sử dụng cho loài tương tự về mặt sinh lý học là Polyalthia bullata. Vỏ và rễ của E. longifolia có màu trắng/vàng ngà so với màu sẫm của P. bullata, vì thế E. longifolia được biết đến như là "tongkat ali putih", "pasak bumi putih", "tongkat ali kuning" hay "pasak bumi kuning", còn P. bullata là "tongkat ali hitam", "pasak bumi hitam" ("Putih" nghĩa là "trắng", "kuning" nghĩa là "vàng" còn "hitam" nghĩa là "đen" trong tiếng Mã Lai/Indonesia.) Tại Indonesia còn có chủng màu đỏ gọi là "tongkat ali merah" hay "pasak bumi merah" ("merah" nghĩa là "đỏ"), hiện đang được nghiên cứu nhưng vẫn chưa được phân loại chính xác.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Là loại cây bụi thân mảnh, sinh trưởng ở tầng rừng thấp, trên đất sỏi, ưa chua và dẫn lưu nước tốt. Cây có kích thước trung bình, có thể cao đến 10m, thường không phân nhánh. Lá kép lông chim chẵn có thể dài đến 1m, cuống lá màu nâu đỏ. Mỗi lá kép gồm 30 – 40 lá chét, hình mũi mác hoặc hình trứng ngược. Mỗi lá chét dài khoảng 5–20 cm, rộng 1,5–6 cm, mặt trên của lá màu xanh, mặt dưới màu trắng. Hoa mọc thành cụm hình chùy ở nách lá, màu đỏ nâu, có nhiều lông tơ mịn. Hoa lưỡng tính, cánh hoa nhỏ, rất mềm. Quả hạch cứng, hình trứng, nâu vàng khi còn non và trở thành nâu đỏ khi chín. Vỏ và rễ của E. longifolia thường có màu trắng/vàng ngà.

Thành phần hóa học, tác dụng[sửa | sửa mã nguồn]

  1. longifolia chứa eurycomanol, eurycomanone và eurycomalactone.

Công dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Người dân vùng Đông Nam Á thường sử dụng cây này trong các bài thuốc cổ truyền. Cụ thể:

  • Ở Indonesia và Malaysia, rễ cây được dùng để tăng sinh lực, cải thiện chứng trầm cảm sau sinh, tăng cường sức khỏe tình dục, giảm sốt, trị giun sán đường ruột, bệnh lỵ, tiêu chảy, khó tiêu và vàng da.
  • Ở Việt Nam, hoa và quả được dùng trị bệnh lỵ, rễ dùng trị sốt rét và sốt.
  • Ở Malaysia, cây được chế thành dạng bôi giúp giảm đau đầu và đau bụng.

Hiện nay, E. longifolia được biết đến rộng rãi không chỉ ở châu Á mà còn ở nhiều nước châu Âu, Hoa Kỳ với nhiều công dụng như tăng cường sức khỏe tình dục, cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, trị sốt rét, tiểu đường, các rối loạn về tiêu hóa, các bệnh về khớp, phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Trong đó, E. longifolia được biết và sử dụng nhiều hơn cả cho việc tăng cường sức khỏe tình dục.

Ở Mỹ, Indonesia và Malaysia, E. longifolia được dùng rộng rãi ở dạng thương mại. Rễ cây có vị đắng mạnh, được dùng làm chất bổ sung trong thực phẩm và thức uống.

  • Với vai trò là chất bổ sung, E. longifolia được khuyến cáo giúp tăng cường sức khỏe tình dục, tăng sinh lực và sức bền, tăng lưu thông máu và testosterone. Tuy nhiên chỉ với công nghệ chiết xuất cao cấp mới có thể đảm bảo giữ được 100% hoạt tính của E. longifolia, mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các vấn đề sức khỏe.
  • Ở thị trường thức uống, nó là thành phần thông dụng trong cà phê và thức uống tăng cường năng lượng.
    Cây mật nhân là cây gì năm 2024
    Lá cây Eurycoma longifolia

Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để phân tích các tác dụng của E. longifolia. Riêng về tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục, các kết quả nghiên cứu cho thấy E. longifolia chứa 40% glycosaponin, 30% polysaccharit và 22% eurypeptit – là các hoạt chất giúp tế bào leydig ở tinh hoàn tăng cường sản xuất testosterone nội sinh.

Chiết xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn sản phẩm trên thị trường chứa E. longifolia được công bố có tỉ lệ tinh chiết là 1:50, 1:100, hoặc 1:200. Tuy nhiên, việc xác định độ tinh chiết dựa trên tỉ lệ này thường dễ gây hiểu sai và khó kiểm chứng. Người ta thường nghĩ rằng tỉ lệ tinh chiết lớn thì sản phẩm có tác dụng mạnh hơn, trong khi thực chất điều đó chỉ đồng nghĩa với việc nguyên liệu thô được lấy đi nhiều hơn.

Bởi theo các nhà khoa học, công nghệ tinh chiết mới là điều cần xem xét hàng đầu. Trong đó việc kiểm soát thành phần cũng như chất lượng hoạt chất phải dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật được tiến hành nghiêm ngặt (một trong các tiêu chuẩn kỹ thuật được dùng cho E. longifolia là eurycomanone, protein tổng, polysaccharit tổng và glycosaponin, được phát triển bởi Viện nghiên cứu khoa học và công nghiệp Malaysia (SIRIM)..

Bằng sáng chế[sửa | sửa mã nguồn]

Có 1 quy trình chiết xuất E. longifolia và phương pháp điều trị rối loạn chức năng tình dục và vô sinh ở nam giới đã được Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế năm 2006. Sau đó nhiều hồ sơ xin cấp bằng sáng chế được nộp cũng nêu nhiều quy trình và chỉ định khác nhau, nhưng tới tháng 8 năm 2017 vẫn chưa có sáng chế nào được công nhận. Hai trong số các đơn xin cấp bằng sáng chế.

Bảo quản và duy trì chất lượng ổn định[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ phận dùng của E. longifolia chủ yếu là rễ, nên khi thu hoạch phải nhổ toàn bộ cây. Điều đó phát sinh vấn đề ổn định chất lượng lâu dài của cây.

Ở Malaysia, E. longifolia tươi bị cấm xuất khẩu mặc dù chính phủ Malaysia khuyến khích thương mại hóa các sản phẩm giá trị cao từ loài cây này. Đặc biệt năm 2010 tongkat ali được liệt vào danh sách 5 loài cây cần được phát triển ở quy mô lớn cho đến năm 2020 trong Chương trình chuyển đổi kinh tế.