Cấp ủy và chi ủy là gì năm 2024

Tổ chức cơ sở đảng là gì? Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng hiện nay được quy định như thế nào? - Hoàng Thúy (Tiền Giang)

Cấp ủy và chi ủy là gì năm 2024

Tổ chức cơ sở đảng là gì? Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Tổ chức cơ sở đảng là gì?

Theo Điều 21 quy định về tổ chức cơ sở đảng như sau:

- Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.

- Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện).

Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp.

- Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc.

- Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ.

- Những trường hợp sau đây, cấp uỷ cấp dưới phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện :

+ Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên.

+ Lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở có hơn ba mươi đảng viên.

+ Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở.

2. Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng

Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng theo Điều 23 gồm:

- Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.

- Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.

- Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.

Đảng uỷ cơ sở nếu được cấp uỷ cấp trên trực tiếp uỷ quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.

3. Quy định về triệu tập đại hội của tổ chức cơ sở đảng

Theo Điều 22 quy định về triệu tập đại hội của tổ chức cơ sở đảng như sau:

- Đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên của tổ chức cơ sở đảng do cấp uỷ cơ sở triệu tập năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn nhưng không quá một năm.

- Đại hội thảo luận văn kiện của cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua; quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; bầu cấp uỷ; bầu đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên.

- Khi cấp uỷ xét thấy cần hoặc khi có trên một nửa số tổ chức đảng trực thuộc yêu cầu và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý thì triệu tập đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên bất thường.

Đại biểu dự đại hội đại biểu bất thường là các cấp uỷ viên đương nhiệm, đại biểu đã dự đại hội đại biểu đảng bộ đầu nhiệm kỳ, đang sinh hoạt tại đảng bộ, đủ tư cách. Dự đại hội đảng viên bất thường là những đảng viên của đảng bộ đó.

- Đảng uỷ, chi uỷ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.

- Đảng uỷ cơ sở có từ chín uỷ viên trở lên bầu ban thường vụ; bầu bí thư, phó bí thư trong số uỷ viên thường vụ; dưới chín uỷ viên chỉ bầu bí thư, phó bí thư.

- Đảng bộ cơ sở họp thường lệ mỗi năm hai lần; họp bất thường khi cần. Chi bộ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.

“Cấp ủy” là cụm từ đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, chưa hẳn ai cũng hiểu rõ về cấp ủy là gì? Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ hay nội dung, phương thức hoạt động của cấp ủy ra sao? Vậy hãy cùng timviec365.vn đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên nhé!

1. Khái niệm cấp ủy là gì? Bí thư thường vụ cấp ủy là gì?

“Cấp ủy” hay còn gọi là “tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam” – là cấp cơ sở được Đại hội Đảng bộ, chi bộ bầu ra, là cơ quan tiêu biểu cho năng lực trí tuệ, các hoạt động thực tiễn, thể hiện cho phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của toàn Đảng bộ, chi bộ. Cấp ủy được xem là cơ quan lãnh đạo tập thể của toàn Đảng bộ, chi bộ giữa các kỳ đại hội, có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo, tiến hành công tác để xây dựng Đảng về các quan điểm về tư tưởng, chính trị, tổ chức và thực hiện theo nghị quyết của đại hội nhiệm kỳ. Bên cạnh đó, cấp ủy còn là cơ sở lãnh đạo để xây dựng các bộ máy, đào tạo đội ngũ cán bộ cũng như các hoạt động khác trong bộ máy chính trị và có mặt trên mọi mặt trận của đời sống xã hội theo đúng những nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn.

Cấp ủy và chi ủy là gì năm 2024
Cấp ủy - Tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam

Bí thư thường vụ cấp ủy là những người chịu trách nhiệm lãnh đạo cao nhất trong bộ máy Ban chấp hành cấp ủy. Đây là người sẽ phải chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát trước tỉnh ủy và Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh. Bí thư ban thường vụ cấp ủy sẽ trực tiếp chủ trì và tổng kết cho các hội nghị của Ban chấp hành và Ban thường vụ theo những quy chế đã đặt ra. Bên cạnh đó, đây cũng là những người sẽ thực hiện đề xuất và trao đổi về những vấn đề lớn với Ban chấp hành và thảo luận để đưa ra quyết định, phụ trách chung và trực tiếp lãnh đạo công tác tổ chức cán bộ, thường xuyên chăm lo, xây dựng nội bộ thống nhất, đoàn kết, đấu tranh chống tham nhũng và những tiêu cực. Từ đó cải tiến và thay đổi phương thức hoạt động phù hợp, đảm bảo đúng nguyên tắc và quy chế của Đảng bộ, chi bộ đã đặt ra.

\>>>Xem thêm: Biên chế nhà nước là gì và những thủ tục xét tuyển biên chế

2. Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của cấp ủy

Trong thời gian gần đây, hầu hết các cấp ủy đều phát huy tốt vai trò của mình trong lãnh đạo. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những địa phương vẫn có những hạn chế và chất lượng lãnh đạo chưa cao, năng lực còn thấp, công tác quản lý chưa chặt chẽ. Những người đứng đầu cấp ủy mới chỉ tập trung vào việc lãnh đạo tập thể đưa ra những nghị quyết cấp ủy, sau khi có nghị quyết thì đưa hết cho cấp dưới thực hiện, có vấn đề gì xảy ra thì cấp dưới phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Do đó, yêu cầu về việc phải đổi mới nội dung cũng như những phương thức hoạt động của cấp ủy là vấn đề cấp thiết được đặt ra.

2.1. Đổi mới chính sách về nội dung, phương thức lãnh đạo của cấp ủy

Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng và được đề cao trong việc đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của các tổ chức Đảng hiện nay. Đầu tiên đó là khắc phục thực trạng việc bao biện, làm khác với chính quyền và các đoàn thể. Các tổ chức cấp ủy chỉ nên đưa ra những ý kiến, đóng góp về những định hướng để phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh đó cũng cần nhấn mạnh các chủ trương, các phương hướng cho hoạt động hay những chỉ đạo về nguyên tắc nhất định. Còn vấn đề cụ thể hóa thực hiện thì sẽ giao cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân triển khai, thực hiện theo quy định thẩm quyền và chức năng của mình. Trường hợp các vấn đề phức tạp thì sẽ cần phải thảo luận, trao đổi và cân nhắc thật kỹ những ý kiến thống nhất với nhau. Tránh tình trạng áp đặt, làm mất quyền lợi dân chủ của mọi người.

Bạn có biết cơ chế một của liên thông là gì? Có thể thấy đây là hình thức không còn cũ và cũng không quá mới đối với nhiều người. Để tham khảo những thông tin mới nhất về vấn đề này hãy đọc bài viết này nhé. Timviec365.vn sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về vấn đề này!

2.2. Đưa ra những nghị quyết đúng và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát

Cấp ủy và chi ủy là gì năm 2024
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của cấp ủy

Cấp ủy là những người lãnh đạo và thực hiện chỉ đạo theo những nghị quyết của Đảng, chi bộ. Do đó, những quyết định đưa ra phải thật đúng đắn thì mới có thể xây dựng được bộ máy chính quyền vững chắc. Và để đưa ra được những nghị quyết đúng đắn, cấp ủy cần phải thật am hiểu về cơ sở lý luận, nắm vững những nghị quyết của Trung ương và Đảng bộ, hiểu rõ các chính sách về pháp luật, nắm được các cơ sở thực tiễn cũng như những yêu cầu đặt ra để từ đó điều tra, nghiên cứu, khảo sát những mong muốn của nhân dân và đưa vào nghị quyết.

Bí thư cấp ủy trước khi đề xuất những phương án, nghị quyết cần phải báo cáo cho tập thể thường trực cấp ủy để có thể trưng cầu thêm ý kiến của người dân, góp phần hoàn thiện hơn chủ trương của mình. Tuy nhiên, bí thư cấp ủy vẫn là người chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ phương án của mình trước tập thể nếu đó là những điều đúng đắn. Và dựa trên cơ sở đó, Đảng ủy sẽ có những kế hoạch cụ thể và chương trình hành động cho nghị quyết sắp đưa ra. Khi đã đưa ra được nghị quyết đúng đắn, cấp ủy cần phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện ra sao để kịp thời phát hiện ra những sai sót và giải quyết nhanh chóng.

2.3. Cần đẩy mạnh xây dựng, rèn luyện phong cách làm việc khoa học hơn

Tác phong làm việc khoa học được coi là một trong những yếu tố góp phần xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh hơn. Và tác phong hoạt động này của cấp ủy được thể hiện qua việc biết xây dựng và thực hiện kiên trì những kế hoạch, quy chế trong quyết định và tổ chức thực hiện nghị quyết. Cấp ủy còn phải biết lập các chương trình công tác, tổng kết và rút ra những kinh nghiệm, phương pháp làm việc hiệu quả hơn, phù hợp hơn với địa phương.

Và để có thể làm được điều đó, cấp ủy cần phải thống nhất các quy chế hoạt động cũng như quy định với cấp trên. Trong quá trình xây dựng quy chế cần phải tham khảo và lấy ý kiến từ tất cả các cấp ủy viên, đảng viên hay nhân dân để có kế hoạch cũng như đưa ra quy chế phù hợp nhất. Sau khi đã hoàn hiện thì phải chỉ đạo, quán triệt cho cấp ủy và đảng bộ, chi bộ để tất cả các ủy viên đều phải nắm vững được những quy định cũng như quyền hạn, trách nhiệm của mình.

Ngoài ra, một số vấn đề khác cũng cần phải thay đổi để hoàn thiện về nội dung và phương thức hoạt động của cấp ủy như:

- Cần xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của cấp ủy.

- Cấp ủy cần thực hiện dân chủ trong sinh hoạt và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy.

- Cấp ủy cần đào tạo và bồi dưỡng định kỳ cho các cấp ủy viên.

3. Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của cấp ủy

3.1. Chức năng của cấp ủy

Cấp ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ, có chức năng trong việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết đại hội đại biểu, toàn bộ những chủ trương nghị quyết và chỉ thị của trung ương, những chính sách, pháp luật nhà nước. Bên cạnh đó, cấp ủy còn thực hiện việc đề xuất lên bộ chính trị , ban bí thư những vấn đề liên quan đến quá trình và công tác lãnh đạo, quản lý. Ban thường vụ cấp ủy chính là cơ quan quan trọng để lãnh đạo giữa 2 kỳ họp của tỉnh ủy, thành ủy, có chức năng kiểm tra, luôn giám sát và lãnh đạo việc thực hiện toàn bộ nghị quyết đó, chỉ đạo trong công tác tổ chức cán bộ địa phương. Hơn nữa cấp ủy còn tiến hành triệu tập và chuẩn bị tất cả những nội dung của các kỳ họp, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

.jpg) Chức năng lãnh đạo của cấp ủy

3.2. Quyền hạn và nhiệm vụ của cấp ủy

- Cấp ủy là cơ quan lãnh đạo cụ thể hóa tất cả các chủ trương, biện pháp và tiến hành triển khai tổ chức việc thực hiện những nghị quyết của đại hội đại biểu và trung ương. Nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy là quyết định những chương trình và kiểm tra, giám sát cũng như đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các quy chế làm việc.

- Cấp ủy lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức các chương trình sơ kết, tổng kết nghị quyết theo như chỉ thị của ban chấp hành và Bộ chính trị, căn cứ vào các nội dung và tính chất cụ thể của các lĩnh vực để đưa ra kết luận cho phương án lãnh đạo.

- Bên cạnh đó, cấp ủy còn có nhiệm vụ xác định trọng tâm hoạt động, đột phá các chương trình, dự án trọng điểm, từ đó có định hướng về những vấn đề xây dựng Đảng cũng như phát triển bộ máy chính quyền, công tác hoạt động vững chắc.

- Cấp ủy lãnh đạo và chỉ đạo các cấp địa phương thực hiện theo đúng quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ theo quy định quản lý của nhà nước, pháp luật.

- Ngoài ra, cấp ủy còn lãnh đạo công tác dân vận, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhân dân, nâng cao vai trò quản lý, giám sát cũng như xây dựng bộ máy Đảng, nhà nước ổn định, vững vàng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của timviec365.vn sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất về cấp ủy, giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn về nội dung, phương thức hoạt động cũng như quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ của cấp ủy. Từ đó, góp phần xây dựng bộ máy chính quyền địa phương vững chắc, đất nước vững mạnh hơn.

Cấp ủy nghĩa là gì?

Cấp ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ, có chức năng trong việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết đại hội đại biểu, toàn bộ những chủ trương nghị quyết và chỉ thị của trung ương, những chính sách, pháp luật nhà nước.

Cấp ủy chi bộ bao nhiêu người?

Chi bộ đông đảng viên bầu không quá 07 chi ủy viên; chi bộ có 09 đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy, bầu bí thư và phó bí thư trong số chi ủy viên; chi bộ có dưới 09 đảng viên chính thức, bầu bí thư chi bộ, nếu cần bầu phó bí thư.

Tại sao gọi là cấp ủy?

Cấp ủy là ban chấp hành của một đảng bộ; đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu là cơ quan lãnh đạo cao nhất của đảng bộ đó, còn ban chấp hành là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ giữa hai kỳ đại hội.

Đảng viên trọng chi bộ gọi là gì?

- Bí thư chi bộ có vai trò quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động của đơn vị, là hạt nhân đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong chi bộ và các tổ chức ở đơn vị. - Bí thư chi bộ là người giữ trọng trách cao nhất trong chi bộ, chi ủy; đồng thời cũng là một đảng viên trong chi bộ.