Cặp từ hô ứng lớp 5 là gì

Bài tập Luyện từ và câu lớp 5: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng giúp học sinh có thể nhận biết được các cặp quan hệ từ, biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp, tìm được các quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu, biết đặt câu với các quan hệ từ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng lớp 5

Ghi nhớ:

Để thể hiện mối quan hệ về nghĩa giữa các vế câu, ngoài QHT, ta còn có thể nối các vế câu ghép bằng một số cặp từ hô ứng như :

- Vừa....đã....; chưa....đã....; mới....đã....; vừa....đã.....; càng....càng.....

- Đâu...đấy….; nào....ấy....; sao....vậy...; bao nhiêu.....bấy nhiêu.

\>> Tham khảo thêm: Luyện từ và câu lớp 5: Cách nối các vế câu ghép

Bài tập Tiếng việt lớp 5: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ

Bài 1 :

Xác định các vế câu, cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép dưới đây :

  1. Mẹ bảo sao / thì con làm vậy.
  1. Học sinh nào chăm chỉ / thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập.
  1. Anh cần bao nhiêu / thì anh lấy bấy nhiêu.
  1. Dân càng giàu / thì nước càng mạnh.

Bài 2:

Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống :

  1. Nó ...về đến nhà , bạn nó ... gọi đi ngay.
  1. Gió ...to, con thuyền ....lướt nhanh trên biển.
  1. Tôi đi ...nó cũng đi...
  1. Tôi nói....., nó cũng nói....

*Đáp án:

  1. vừa...đã...
  1. càng....càng...
  1. ....đâu....đấy.
  1. ...sao....vậy.

Bài 3:

Điền vế câu thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu ghép :

  1. Mưa càng lâu,...
  1. Tôi chưa kịp nói gì,....
  1. Nam vừa bước lên xe buýt,...
  1. Các bạn đi đâu thì....

*Đáp án:

  1. .....đường càng lầy lội.
  1. .....nó đã bỏ chạy.
  1. .....xe đã chuyển bánh.
  1. .....tôi theo đấy.

Bài tập Tiếng việt lớp 5: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng bao gồm Lý thuyết, Khái niệm cơ bản và các ví dụ cụ thể, các dạng bài tập giúp các em học sinh hiểu rõ như thế nào là quan hệ từ, cách làm các dạng bài quan hệ từ, ôn tập hệ thống các kiến thức Luyện từ và câu lớp 5 chuẩn bị cho các bài thi trong năm học.

Ngoài ra, các bạn có thể luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 hay SGK môn Toán lớp 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi giữa học kì 2 lớp 5, đề thi học kì 2 lớp 5 theo Thông tư 22 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.

Giải bài tập Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng trang 64 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu:

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh có đáp án và lời giải chi tiết

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  1. Nhận xét

1. Tìm các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi vế câu:

  1. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

THI SÁNH

  1. Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.

NGUYỄN PHAN HÁCH

2. Các từ in đậm trong hai câu ghép trên được dùng làm gì ? Nếu lược bỏ những từ ấy thì quan hệ giữa các vế câu có gì thay đổi ?

3. Tìm những từ có thể thay thế cho các từ in đậm trong hai câu ghép đã dẫn.

Phương pháp giải:

  1. Con phân tích các cụm chủ - vị trong từng câu rồi xác định các vế trong mỗi câu ghép; xác định các cụm chủ - vị của mỗi vế.
  1. Con thử lược bỏ các từ in đậm đó xem câu có còn được chặt chẽ và hợp lí nữa hay không?
  1. Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết:

1)

- Các từ vừa...đã, đâu...đấy trong hai câu ghép trên dùng để nối các vế câu 1 với vế câu 2.

- Nếu lược bỏ các từ vừa...đã trong câu a thì quan hệ giữa các vế câu không còn chặt chẽ như trước.

Hai sự việc nắng nhạt, sương buông nhanh xuống mặt biển ở câu chỉ được đặt cạnh nhau, không còn quan hệ tiếp nối liên tiếp với nhau nữa.

- Nếu lược bỏ các từ đâu ... đấy trong câu b thì câu văn trở thành không hoàn chỉnh.

Với câu a: mới...đã..., càng...càng...;

- Buổi chiều, nắng mới nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.

- Buổi chiểu, nắng càng nhạt, sương càng buông nhanh xuống mặt biển.

Với câu b: chỗ nào...chỗ ấy.

- Chúng tôi đi đến chỗ nào, rừng rào rào chuyển động chỗ ấy.

II. Luyện tập

1. Trong những câu ghép dưới đây, các vế câu được nối với nhau bằng những từ nào ?

  1. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

THẠCH LAM

  1. Chiếc xe ngựa vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.

NGUYỄN QUANG SÁNG

  1. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rõ.

TRẦN HOÀI DƯƠNG

2. Tìm các cặp từ hô ứng thích hợp với mỗi chỗ trống:

  1. Mưa ... to, gió... thổi mạnh.
  1. Trời ... hửng sáng, nông dân ... ra đồng.
  1. Thuỷ Tinh dâng nước cao ..., Sơn Tinh làm núi cao lên ...

Phương pháp giải:

  1. Con phân tích các vế trong câu ghép rồi tìm các từ ngữ có tác dụng nối các vế câu ghép trong câu.
  1. Một số cặp từ hô ứng thường dùng đó là: vừa...đã...; chưa ... đã ....; mới .... đã .... ; vừa .... vừa ....; càng .... càng ...; đâu .... đấy ....; nào .... ấy; sao .... vậy; bao nhiêu .... bấy nhiêu;...

Lời giải chi tiết:

  1. chưa...đã
  1. vừa...đã
  1. càng...càng
  1. Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
  1. Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
  1. Thuỷ Tinh dâng nước caobao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
  • Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật trang 66 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Giải bài tập Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật trang 66 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
  • Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật trang 63 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật trang 63 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em.
  • Soạn bài Hộp thư mật trang 62 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Hộp thư bí mật trang 62 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 1. Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào ?
  • Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 60 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Giải bài tập Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 60 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Đề bài: Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc được tham gia. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh trang 59 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trật tự - an ninh trang 59 SGK Tiếng Việt 5 tập 2. Câu 2. Tìm những danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh.

Cặp từ hô ứng là gì ví dụ?

Cặp từ hô ứng là những cặp phó từ, chỉ từ, hay đại từ thường đi đôi với nhau, và hay dùng để nối vế trong các câu ghép. Ví dụ: vừa... đã...; đâu... đấy...; sao...

Câu ghép họ ứng là gì?

- Câu ghép hô ứng: Câu ghép hô ứng hay còn gọi là câu ghép qua lại. Mối quan hệ giữa chúng rất chặt chẽ, không thể tách riêng các vế ở trong câu thành câu đơn. Cách thức để kết nối những vế trong câu ghép hô ứng bao gồm phụ từ và cặp đại từ: “chưa… đã”, “vừa…

Tiếng Việt lớp 5 Quan hệ từ là gì?

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về....

Đặt một câu với từ bao nhiêu bấy nhiêu?

+ Có cặp từ hô ứng: - Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh dâng núi lên cao bấy nhiêu. - Càng văn minh, con người dùng càng nhiều nước cho nhu cầu của mình.