cần cù, sáng tạo.là gì

Đề bài: Cần cù là một tính tốt đẹp và quan trọng của con người. Em hãy viết bài văn Nghị luận về đức tính cần cù để chứng minh điều đó.

Ngay từ những ngày sau cách mạng tháng tám Hồ Chí Minh đã đặt ra yêu cầu phải xây dựng con người mới để phù hợp với một xã hội mới. Người nêu ra những chuẩn mực đạo đức như cần kiệm liêm chính chí công vô tư. Trong đó đức tính cần cù trong lao động được Bác rát đề cao coi trọng. Không có một thành quả lao động nào vững bền nếu không được tích lũy vào đó sự cần cù siêng năng và lao động có đầu óc của người làm ra nó. Đó là tầm quan trọng của cần cù siêng năng đã được rút đúc từ bao đời của cha ông ta.

Trước hết ta cần phải hiểu cần cù là gì?cần cù lao động là chịu khó cần cù, siêng năng, thậm chí cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Cần cù chính là sự chăm chỉ kiên nhẫn làm việc một cách thường xuyên. Một người cần cù sẽ luôn cố gắng làm cho mọi việc hoàn tất dù có khó khăn và tốn thời gian biết bao nhiêu. Họ chịu khó cần mẫn tìm hiểu một vấn đề cho đến khi hiểu rõ nó. Con người có đức cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Điều này cũng được Bác lưu ý trong khi xây dựng con người trong quá trình xây dựng xã hội cho rằng nếu có một người, một địa phương hay mới đó là một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng có tội với đồng bào.

Bác hồ đã từng nói

“Lao động là vinh quang”

Người nhỏ làm việc nhỏ người lớn làm việc lớn mỗi người một việc cùng góp phần xây dựng để xã hội ngày càng phát triển. Hưởng ứng phong trào của Bác trong phong trào kháng chiến chống đế quốc và trong chiến dịch lao động sản xuất để phục vụ kháng chiến miền Nam thì chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn nhờ sự cần cù trong lao động và lao động một cách có sáng tạo có kế hoạch nhằm đạt được năng suất cao nhất. Đồng thời trong xã hội chủ nghĩa xã hội ta lao động nhưng cũng phải hạn chế việc sử dụng sức vóc và cơ bắp của con người cũng như động vật mà phải nâng cao khoa học kĩ thuật để con người được lao động trong một môi trường tốt nhất cố gắng để con người lao động trên cơ sở dùng máy móc là chủ yếu.

Tinh thần cần cù lao động được khẳng định rõ ràng cả trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc khi mà đế quốc Mỹ và bọn tay sai luôn rải những đợt bom xuống như vũ bão.

“Nhặt chút phân rơi, dọn từng ngọn lá

Ta nâng núi gom góp dựng cơ đồ”

Khó khăn là thế gian khổ là thế nhân dân ta vẫn kiên trì vẫn đứng vững và vượt lên trên tất cả để giành lại độ lập cho dân tộc. Trong lịch sử trường kì của dân tộc và cho đến ngày nay bạn bè năm châu đã nhiệt tình giúp đỡ ta trên tinh thần quốc tế vô sản và lương tâm của thời đại. Nhưng thực tế trên tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết tự lực tự cường thì nhân dân ta đã giành được thắng lợi cuối cùng cho nên, ngày nay sự hợp tác quốc tế với nhân dân ta trong xây dựng đất nước vẫn là cần thiết, nhưng nếu ta không tự lực cánh sinh – bằng sự cần cù lao động và ý chí tự chủ vượt khó thì không thể thay đổi đất nước.

Bằng sự cần cù lao động và ý chí tự chủ vượt khó thì không thể thay đổi đất nước hân dân ta, đặc biệt là người nông dân rất siêng năng, cần cù. Có biết bao bài ca dao ngợi ca phẩm chất cao quý của họ:

“Lao xao gà gáy rạng ngày,

Vai vác cái cày, tay dắt con trâu.

Bước chân xuống cánh đồng sâu,

Mắt nhắm mắt mở đuổi trâu ra cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy,

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng. ”

Trên đời, xưa và nay, cái đáng quý là lao động, người đáng quý là người lao động. Chính nhân dán lao động đã giáo dục chúng ta lòng yêu nước và đức tính cần cù, siêng năng. Nhờ siêng năng, cần cù mà mỗi chúng ta không sợ khó, sợ khổ, biết bền bỉ, nhẫn nại trong làm ăn, trong học hành.

Chăm chỉ là một đức tính quý báu của con người. Người có tính chăm chỉ luôn đạt được những gì mình mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ như trong học tập, học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề, tạo lập cuộc sống cho mình, họ phải vượt qua được những khó khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo để đạt được mục đích đó. Trong công việc, nếu ta muốn hoàn thành tốt cộng việc được giao, ta phải tập trung, cố gắng hoàn tất công việc một cách cẩn thận, thì hiệu quả công việc mới cao được. Trong lao động, nếu ta chịu khó, chăm chỉ thì năng suất lao động sẽ được nang cao. Một ví dụ điển hình như nhà khoa học Thomas Edison đã tiến hành hơn 1000 thí nghiệm để tìm ra dây tóc cho bóng đèn ngày nay. Ngay cả thiên tài cũng phải lao động miệt mài, cật lực, chăm chỉ mới có thể thành công và đem thành quả của mình để góp phần cho sự phát triển của thế giới.

Thế hệ trẻ như chúng ta ngày nay hiểu được sức mạnh to lớn của tinh thần cần cù trong lao động thì càng phải cố gắng học tập thật giỏi tích cực lao động góp phần làm cho dân giàu nước mạnh. Đất nước ta còn nghèo, lực lượng lao động tuy đông đảo nhưng chúng ta còn lạc hậu về cơ sở vật chất. Lao động trong hoàn cảnh hiện nay chắc chắn là phải biết dựa trên tinh thần làm chủ, tiết kiệm, đoàn kết và sáng tạo. Việc học tập không ngừng để tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến rất cần thiết. Tinh thần cần cù lao động, lao động “vì mọi người” và xây dựng một lực lượng người lao động có trình độ khoa học kĩ thuật là then chốt của sức bật trong lao động bởi.

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cúng thành cơm”

“Văn” - “ trong ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt ở văn cảnh đó chính là tri thức, là văn hóa. Trong cả hai cuộc kháng chiến, Người nhiều lần đến thăm các đơn vị bộ đội khen ngợi động viên, khuyến khích các chiến sỹ nắm vững và làm chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại để sáng tạo cách đánh Việt Nam, làm mất ưu thế những phương tiện kỹ thuật hiện đại của địch.

Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển truyền thống “lấy nhỏ đánh lớn”, “lấy đoản binh mà chế trường trận” (Trần Hưng Đạo), “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn” (Nguyễn Trãi), mưu trí sáng tạo, “dĩ nhu xử cương”... Đó là cách đánh sáng tạo của một dân tộc nhỏ yếu hơn chống lại kẻ thù lớn, mạnh, kế thừa truyền thống chống xâm lược của cha ông, phát huy sáng tạo tối đa, chú trọng dùng mưu để chiến thắng.

Bác Hồ nói chuyện thân mật với trí thức ngành Y.

Bác Hồ nói chuyện thân mật với trí thức ngành Y.

Nghệ thuật quân sự trong chiến tranh nhân dân đã được Hồ Chí Minh phát triển lên tầm cao mới và đã tạo nên những sức mạnh mới cho dân tộc. Đó là nghệ thuật giành thế chủ động, kiên quyết tiến công nhưng không phiêu lưu mạo hiểm mà biết kết hợp bảo tòan lực lượng để tiết kiệm sức quân, tiết kiệm sức dân, bảo đảm kháng chiến lâu dài, “Tiến công phòng ngự không sơ hở”... Đó là nghệ thuật tạo lực, lập thế, dùng mưu, tận dụng thời cơ, làm địch bất ngờ, đánh địch bằng mọi lực lượng: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; đánh địch ở mọi quy mô, mọi phương thức tác chiến: đánh du kích và đánh tập trung, đánh tiêu hao và đánh tiêu diệt lớn; đánh bằng mọi lọai vũ khí trang bị, kết hợp vũ khí thô sơ và vũ khí hiện đại một cách sáng tạo. Đó là nghệ thuật biết thắng từng bước để tiến lên giành thắng lợi hòan tòan; đánh địch trên mọi mặt trận: quân sự, chính trị, ngọai giao, kinh tế, văn hóa, bằng nhiều mũi tiến công: quân sự, chính trị, địch vận... Dân tộc Việt Nam nhỏ bé mà kiên cường trong Thời đại Hồ Chí Minh  đã nêu cao ý chí quyết tâm Dám đánh và đã phát huy trí tuệ sáng tạo của mình để Biết thắng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh học tập, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin rất sáng tạo. Tất cả theo véc-tơ giải phóng con người, là hướng đích chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa nhân đạo. Người đã viết rất rõ về việc trọng dụng nhân tài trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Người phê bình căn bệnh hẹp hòi mà vì nó mà “không biết dùng nhân tài… Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi, v.v., mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài”… Phải tạo ra những người có tinh thần trách nhiệm, “có gan phụ trách, có gan làm việc, ham làm việc…Nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo “đập đi hò đứng”, không dám phụ trách, như thế là một việc thất bại cho Đảng”

GS Mạch Quang Thắng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý tới những đặc điểm riêng của Việt Nam trong quá trình những bước đầu tiên xây dựng những cơ sở vật chất cho CNXH: nền sản xuất nông nghiệp truyền thống, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, tính chất khép kín trong từng khu vực, văn hoá - xã hội chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của mổ hình tố chức xã hội phong kiến theo tư tưởng Nho giáo... Người nhấn mạnh tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trên con đường tiến lên CNXH: “Hiện nay đứng về mặt xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta”[5]. Người còn nhấn mạnh thêm: “Ta không thể giống Liên Xô vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác. Ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”[6]. Người cũng lưu ý cần phải cảnh giác với bệnh giáo điều, sao chép một cách máy móc và cả bệnh nóng ruột, chủ quan, duý chí… - tất cả những điều đó đi ngược với tinh thần sáng tạo trên cơ sở nắm chắc thực tiễn.

Trong cuộc sống lao động hàng ngày, Người luôn đòi hỏi và khuyến khích tìm những cách làm mới, phát huy những sáng kiến. Người thường xuyên động viên, biểu dương, khen thưởng những người năng động, sáng tạo trên các lĩnh vực - những người đã làm tốt công việc không của mình và cả những công việc do mình phụ trách, không vì quyền lợi của mình mà vì lợi ích chung. Tháng 6/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo việc xuất bản sách Người tốt, việc tốt. Người cho rằng, những người tốt, những điều tốt tăng lên sẽ đẩy lùi những người xấu, những điều xấu. Ðây cách tốt để xây dựng Ðảng, xây dựng con người và xã hội. Với những gương người tốt, việc tốt được nêu trên báo, Người đánh dấu lại để thưởng huy hiệu. Gần 5.000 huy hiệu của Người đã được tặng thưởng cho những gương người tốt làm những việc tốt.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện cùng bà con nông dân xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ngày 20/9/1954

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện cùng bà con nông dân xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên ngày 20/9/1954

Khi nói về công việc xây dựng và phát triển đất nước sau chiến tranh, trong những dòng cuối cùng để lại cho chúng ta, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh về ý nghĩa và sức mạnh của sự sáng tạo cách mạng: “Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã hư hỏng, cũ kỹ, để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi”. Người nêu nhiệm vụ của Đảng: “Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của  nhân dân” (Di chúc).

Từ rất sớm, trong quá trình khai phá một hướng đi mới để tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người hiểu rõ và đánh giá cao vai trò của tri thức trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Chủ trương đúng đắn sáng suốt này đã biến những nguồn lực trí tuệ thành sức mạnh, đem lại những tác động thúc đẩy mạnh mẽ cho cách mạng Việt Nam trên các chặng đường cách mạng. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là hành trình sáng tạo không ngừng. Không những thế, Người còn khơi nguồn cho sáng tạo Việt Nam trong thời đại mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta, và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quí báu của Đảng và của cả dân tộc .

[1] Hồ Chí Minh (2011) – Toàn tập – Nxb CTQG, Hà Nội, tập 1, tr. 510.[2] Lê Mậu Hãn (2001) – Sức mạnh dân tộc của cách mang Viêt Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh – Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 57; 61[3] Hồ Chí Minh (2011) – Toàn tập – Sđd, tập 4, tr. 114[4] Hồ Chí Minh (2011) – Toàn tập – Sđd, tập 5, tr. 470[5] Hồ Chí Minh (2011) – Toàn tập – Sđd, tập 11, tr. 97

[6] Hồ Chí Minh (2011) – Toàn tập – Sđd, tập 10, tr. 391

Ngày xuất bản: 27/10/2021
Tổ chức thực hiện: NGỌC THANH - VIỆT ANH
Nội dung: LÊ MẬU LÂM, TS NGÔ VƯƠNG ANH
Trình bày: PHAN ANH - ĐĂNG PHI - ĐỨC DUY