Cán cân thanh toán của việt nam và hàn quốc năm 2024

Cán cân thanh toán quốc tế là một nội dung quan trọng trong hệ thống tài khoản quốc gia, lần đầu được công bố tại niên giám thống kê năm 2022.

Cán cân thanh toán quốc tế

Có thể nhận diện về cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam dưới các góc độ khác nhau. Nhìn tổng quát, cán cân tổng thể đã liên tục tăng lên qua các năm và đạt quy mô khá lớn so với các năm trước. Đó là kết quả tích cực của nền kinh tế và việc điều hành đối với các hoạt động này. Kết quả này càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện vừa qua.

Một nội dung quan trọng của cán cân tổng hợp là cán cân vãng lai đã đạt dấu dương trong 3 năm liên tiếp, với quy mô lớn, chỉ bị mang dấu âm năm 2021.

Bộ phận quan trọng của cán cân vãng lai là cán cân hàng hóa liên tục đạt dấu dương với quy mô khá lớn. Trong đó, cùng tính theo giá FOB, quy mô kim ngạch của xuất khẩu cao hơn của nhập khẩu. Theo đó, trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, Việt Nam ở vị thế xuất siêu. Mức xuất siêu khá lớn, đạt liên tiếp trong 8 năm; dự báo năm 2023 đạt cao nhất từ trước tới nay.

Bộ phận quan trọng khác của cán cân vãng lai là cán cân dịch vụ. Cán cân này có đặc điểm là liên tục mang dấu âm (nhập siêu), do xuất khẩu có quy mô nhỏ hơn nhập khẩu. Nguyên nhân là tỷ trọng dịch vụ trong GDP còn nhỏ so với thế giới; dịch vụ vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất thì xuất khẩu nhỏ hơn nhiều nhập khẩu; do một số dịch vụ như tài chính, bảo hiểm, chính phủ còn nhỏ và ở vị thế nhập siêu.

Thu nhập cũng là một bộ phận quan trọng của cán cân vãng lai, mang dấu âm với quy mô rất lớn, do số thu nhỏ hơn chi. Một bộ phận quan trọng nữa của cán cân vãng lai là chuyển giao vãng lai, với đặc điểm là liên tục mang dấu dương và đạt quy mô khá, do thu lớn hơn chi.

Cán cân tài chính đạt dấu dương và có quy mô khá lớn, do tác động của các bộ phận cấu thành.

Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện - bộ phận lớn nhất của cán cân tài chính - đạt mức dương lớn và liên tục qua các năm, do đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lớn hơn từ Việt Nam ra nước ngoài.

Đầu tư gián tiếp cơ bản mang dấu dương trong các năm 2018, 2019 nhờ chiều vào Việt Nam đạt khá, chỉ bị thấp 281 triệu USD vào năm 2021 và bị giảm 1,260 tỷ USD năm 2020, khi đại dịch bùng phát. Đầu tư khác (tài sản ròng) đạt dấu dương trong năm 2019 và mức dương khá cao năm 2021, nhờ tài sản nợ cao hơn tài sản có.

Dự trữ ngoại hối và sự an toàn tài chính

Dự trữ ngoại hối có xu hướng cơ bản là tăng lên qua các năm. Cuối năm 2021 so với cuối năm 2001 đã tăng 105,606 tỷ USD, bình quân 1 năm tăng hơn 5 tỷ USD; trong đó, có 17 năm tăng, với 9 năm tăng cao hơn mức tăng chung. Tuy nhiên, có 3 năm dự trữ ngoại hối đã bị giảm (năm 2009 là -7,443 tỷ USD, năm 2010 là -3,980 tỷ USD, năm 2015 là -5,939 tỷ USD).

Quy mô dự trữ ngoại hối trong mấy năm gần đây đã vượt 3 tháng nhập khẩu (năm 2019 đạt 3,7 tháng, năm 2020 đạt 4,3 tháng, năm 2021 đạt trên 3,9 tháng, năm 2022 đạt 3 tháng). Năm 2021, Việt Nam đứng thứ bậc khá hơn năm 2015 về dự trữ ngoại hối (tăng từ thứ 6 lên thứ 5 Đông Nam Á, từ thứ 17 lên 13 châu Á, từ thứ 38 lên thứ 21 thế giới) và thuộc loại khá của thế giới.

Dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục vào quý I/2022, sau đó giảm, nhưng khả năng sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023. Dự báo này có tính khả thi khi xuất siêu hàng hóa liên tục tăng lên qua các tháng; sau 8 tháng đã đạt xấp xỉ 20 tỷ USD, dự báo năm 2023 sẽ là năm thứ 8 liên tiếp xuất siêu và có thể đạt kỷ lục mới. Thực hiện vốn đầu tư nước ngoài 8 tháng đạt 13,1 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ và cao nhất so với cùng kỳ trong nhiều năm qua. Kiều hối từ năm 2018 đến nay đã vượt 16 tỷ USD.

CPI bình quân qua các kỳ giảm dần từ đầu năm đến nay. Cộng với tốc độ tăng giá USD thấp so với CPI trong 8 tháng (2,27% so với 3,1%), góp phần làm giảm tâm lý găm giữ ngoại tệ… Các tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ, đặc biệt nợ nước ngoài/GDP đều ở mức thấp hơn mức trần.

Theo khoản Điều 3 Nghị định 16/2014/NĐ-CP, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam (hay cán cân thanh toán quốc tế) là báo cáo thống kê tổng hợp các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú trong một thời kỳ nhất định.

Trong đó:

- Người cư trú là tổ chức, cá nhân thuộc các đối tượng sau đây:

(i) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017);

(ii) Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam;

(iii) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam;

(iv) Văn phòng đại diện tại nước ngoài của các tổ chức quy định tại (i), (ii), (iii);

(v) Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;

(vi) Công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam; công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng; công dân Việt Nam làm việc tại các tổ chức quy định tại (iv), (v) và cá nhân đi theo họ;

(vii) Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài;

(viii) Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 12 tháng trở lên.

Đối với người nước ngoài học tập, chữa bệnh, du lịch hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam không kể thời hạn là những trường hợp không thuộc đối tượng người cư trú;

(ix) Chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức kinh tế nước ngoài, các hình thức hiện diện tại Việt Nam của bên nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.

- Người không cư trú là các đối tượng không thuộc các trường hợp của người cư trú.

(Khoản 2, 3 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005, sửa đổi 2013)

2. Nguyên tắc lập cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam

Cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam thực hiện theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 8 Nghị định 16/2014/NĐ-CP, bao gồm:

- Phù hợp với thông lệ quốc tế về thống kê cán cân thanh toán và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

- Đơn vị tiền tệ lập cán cân thanh toán là đồng đôla Mỹ (USD).

- Tỷ giá quy đổi đồng Việt Nam (VND) sang USD là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

- Quy đổi các ngoại tệ không phải USD sang USD được thực hiện như sau:

+ Quy đổi ngoại tệ sang VND theo tỷ giá tính chéo của VND so với loại ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước công bố để tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu áp dụng trong kỳ báo cáo;

+ Sau khi quy đổi sang VND, việc quy đổi sang USD được thực hiện theo tỷ giá quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 16/2014/NĐ-CP.

- Thời điểm thống kê các giao dịch là thời điểm thay đổi quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.

- Giá trị của giao dịch được xác định theo nguyên tắc thị trường tại thời điểm giao dịch.

3. Cơ cấu, nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán quốc tế

Cụ thể tại Điều 13 Nghị định 16/2014/NĐ-CP, cơ cấu, nội dung chủ yếu của cán cân thanh toán quốc tế được quy định như sau:

* Cán cân thanh toán quốc tế bao gồm các hạng mục chính như sau:

- Cán cân vãng lai bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập từ đầu tư, chuyển giao vãng lai được quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định 16/2014/NĐ-CP;

- Cán cân vốn bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về chuyển giao vốn được quy định tại Điều 18 Nghị định 16/2014/NĐ-CP và mua, bán các tài sản phi tài chính, phi sản xuất của khu vực Chính phủ và khu vực tư nhân;

- Cán cân tài chính bao gồm toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và người không cư trú về đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, giao dịch phái sinh tài chính, vay, trả nợ nước ngoài, tín dụng thương mại, tiền và tiền gửi được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 Nghị định 16/2014/NĐ-CP;

- Lỗi và sai sót là phần chênh lệch giữa tổng của cán cân vãng lai, cán cân vốn, cán cân tài chính với cán cân thanh toán tổng thể;

- Cán cân thanh toán tổng thể được xác định bằng thay đổi dự trữ ngoại hối Nhà nước chính thức do giao dịch tạo ra trong kỳ báo cáo.

* Nội dung chi tiết của các hạng mục thuộc cán cân thanh toán quốc tế được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 16/2014/NĐ-CP.

4. Hàng hóa, dịch vụ được thống kê trong cán cân thanh toán quốc tế

* Hàng hóa được thống kê trong cán cân thanh toán quốc tế

Hàng hóa được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm tất cả các loại hàng hóa có sự thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú.

Các trường hợp không được thống kê trong hạng mục hàng hóa gồm:

- Hàng hóa chuyển qua biên giới nhưng không có sự thay đổi về quyền sở hữu giữa người cư trú và người không cư trú;

- Vàng do Ngân hàng Nhà nước xuất, nhập khẩu phục vụ cho mục đích quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước;

- Hàng hóa do khách du lịch, người lao động là người không cư trú chi tiêu tại Việt Nam và khách du lịch, người lao động là người cư trú chi tiêu tại nước ngoài;

- Hàng hóa bị tổn thất và bị trả lại;

- Hàng hóa do các đại sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan quân sự nước ngoài tại Việt Nam nhập khẩu từ nước nguyên xứ để phục vụ cho hoạt động của các cơ quan đó;

- Sách báo và tạp chí gửi định kỳ giữa người cư trú và người không cư trú.

(Điều 14 Nghị định 16/2014/NĐ-CP)

* Dịch vụ được thống kê trong cán cân thanh toán quốc tế

Dịch vụ được thống kê trong cán cân thanh toán bao gồm toàn bộ các giao dịch mua, bán, trao đổi giữa người cư trú và người không cư trú về các sản phẩm do hoạt động dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực giao thông vận tải, du lịch, thông tin liên lạc,...

(Điều 15 Nghị định 16/2014/NĐ-CP)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].