Cách xử lí xe máy bị mất phanh khi đổ đèo xuống dốc

(PLO)- Những người có kinh nghiệm chia sẻ: “Khi bị mất phanh, người lái xe cần lên ga nhẹ, lá côn bám vào thì xe sẽ được động cơ hãm lại”.

Chiều 29-5 trên đèo Tam Đảo, video về một gia đình đang sử dụng chiếc Honda SH nhưng bị mất phanh khi đổ đèo đã khiến nhiều người hoang mang. Rất may, chiếc xe đã được sử hỗ trợ của một người đàn ông đi trên đường giữ lại đúng nhịp và an toàn.

Xử lý khi xe mất phanh

Trước tình huống đó, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi, khi bị mất phanh phải xử lý thế nào và tại sao xe tay ga không quá cũ mà lại xảy ra tình trạng đó.

Cách xử lí xe máy bị mất phanh khi đổ đèo xuống dốc

Trường hợp mất phanh đã khiến cho nhiều người một phen hoảng hồn. (Ảnh cắt từ clip trên MXH)

Chia sẻ trên diễn đàn ô tô, xe máy, chị Phạm Thi Anh Vân đặt câu hỏi: “Trường hợp mà mất phanh như thế thì nên làm gì cho an toàn vậy mọi người?”.

Anh Bùi Văn Cường chia sẻ: “Khi bị mất phanh, người lái xe cần lên ga nhẹ, lá côn bám vào thì xe sẽ được động cơ hãm lại”.

Cùng quan điểm, anh Vũ Tiến Vinh cho biết: “Xe ga không nên đổ dốc vì không có số để hãm xe lại. Nếu chỉ dùng phanh và phanh liên tục thì phanh sẽ cháy và trơ, mất tác dụng. Đi xe tay ga đổ đèo mà không có kỹ năng là nguy hiểm lắm”.

Anh Nguyễn Thắng cũng cho biết: “Đổ đèo xe tay ga tuyệt đối phải giữ ga nhỏ, không được nhả hết thì sẽ ghì xe lại bằng động cơ như xe số. Lỡ không may mất phanh như trường hợp trên, người lái xe nên ga lên 1 chút là bám côn, xe giảm tốc bằng động cơ. Xe sẽ không trôi quá nhanh để có thể xử lí được”.

Một ý kiến khác cho rằng: Chỉ cần tắt chế độ Idling Stop đi là được. Nếu không tắt thì khi đổ đèo xe tự động tắt máy khi không ga, do đó xe thả trôi do không có lực hãm của động cơ. Đặc biệt, lái xe lưu ý, khi đổ đèo mà sử dụng nhiều phanh có thể gây cháy phanh.

Nên chọn xe tay ga nào để đi đường đèo?

Hiện nay, nhiều bạn trẻ có lựa chọn hình thức phượt xe máy đi du lịch hơn việc chen chúc tại các bến xe, ga tàu hay sân bay. Với khoảng cách từ 200-400 km, người lái xe có thể đi một mình hoặc cùng bạn đồng hành trên các cung đường. Tuy nhiên, để an toàn trên mỗi cung đường mình đi, các lái xe cần tích luỹ kinh nghiệm chạy đường dài, đặc biết với xe tay ga và lựa chọn chiếc xe phù hợp.

Mỗi loại xe di chuyển đường dài đều có những ưu nhược điểm của nó, vì vậy chọn xe tay ga để phù hợp khi đi phượt cũng cần biết một số đặc điểm. Cụ thể, xe tay ga thường có ưu điểm với cốp xe rộng hơn, để được nhiều đồ đạc hơn. Khu vực phía trước của xe ga cũng rộng rãi hơn giúp bạn mang thêm được hành lý.

Cách xử lí xe máy bị mất phanh khi đổ đèo xuống dốc

Khi sử dụng xe tay ga để phượt đường dài, lái xe cần tích luỹ kinh nghiệm đổ đèo. Ảnh: ST

Bên cạnh đó, việc điều khiển xe cũng thuận tiện hơn vì người lái không cần phải lo tới lên số, về số, chỉ việc vặn ga và chạy. Nó càng phù hợp với những cung đường đèo, nhưng không có dốc. Ngoài ra, các mẫu xe tay ga với phanh kết hợp CBS, hoặc cao cấp hơn là chống bó cứng phanh ABS, sẽ giúp bạn an toàn hơn trong các tình huống phanh gấp.

Dù vậy, xe tay ga cũng có những nhược điểm khi xe leo đèo hoặc đổ đèo. Xe tay ga không có cấp số nên bạn sẽ cần dùng phanh nhiều hơn khi đổ đèo, dễ dẫn đến mất phanh nếu bạn quá lạm dụng. Động cơ của xe tay ga cũng nhanh nóng hơn nếu phải vận hành khắc nghiệt như leo đèo.

Nhưng người lái xe có thể lưu ý để khắc phục điều này, chủ xe nên để xe nghỉ ngơi nhiều hơn để động cơ được làm nguội khi leo đèo, đồng thời chạy với tốc độ hợp lý, tránh sử dụng phanh liên tục khi đổ đèo.

Một số mẫu xe tay ga thịnh hành hiện nay có thể phượt đường dài tốt như Honda Air Blade, Yamaha Freego đều có ABS cho bánh trước. Hoặc xe nhập khẩu như Honda Vario cũng phù hợp để di chuyển đường dài.

Ngoài việc lựa chọn xe, người đi phượt cũng cần chuẩn bị các dụng cụ kèm theo như mũ bảo hiểm kín đầu, găng tay, áo mưa, bình nước giữ nhiệt, các dụng cụ cá nhân khác. Đặc biệt, người điều khiển xe tuyệt đối tuân thủ luật giao thông và giữ khoảng cách xe đi trước.

Mất phanh khi xuống dốc, đổ đèo có thể coi là tình huống nguy hiểm nhất mà lái xe ô tô phải đối mặt. Điều tối quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh thì mới xử lý được tình huống này.

Tác giả bài viết: Vũ Hải Sơn

1. Giữ bình tĩnh

Lời khuyên này thường bị coi là nhàm chán theo kiểu "biết rồi khổ lắm nói mãi", cho tới khi chúng ta rơi vào nguy hiểm. Không bình tĩnh thì không thể thực hiện những bước tiếp theo. Chỉ cần người lái giữ sự chủ động thì cơ hội cho người xung quanh đã cao hơn rất nhiều.

Bình tĩnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, tố chất của người lái. Một anh chàng mới lái, chưa va chạm nhiều dĩ nhiên dễ mất bình tĩnh hơn tài già. Nhưng một tài già chủ quan sẽ dễ mất bình tĩnh hơn người luôn chủ động. Vì vậy, hãy tập trung để không rơi vào tình thế ứng biến mà phần bị động lại ở phía bạn.

Nhả chân ga để giảm tốc độ, đồng thời tập trung hơn cho chân phanh.

Hãy tiếp tục đạp phanh và cảm nhận nguyên nhân. Nếu phanh mềm và đạp sát tận sàn, có thể mất dầu do hỏng đường ống. Thử đạp lại nhiều lần để có cơ may hồi phục áp suất. Nhưng nếu chân phanh cứng đanh thì hệ thống phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng. Nhưng đôi khi cũng có thể do vật nào đó chặn ở dưới.

Dẫu hết hy vọng thì tài xế luôn phải thử các cơ may. Đạp-nhả phanh thật nhiều để biết đâu hồi phục hệ thống. Nếu xe có ABS, hành động này có thể giúp ABS kích hoạt.

Số thấp giúp xe chậm lại. Nếu đi số tự động, hãy chuyển sang chế độ bán tự động hoặc chế độ số thấp (ký hiệu bằng các số nhỏ như 1, 2 hoặc chữ cái L).

Mọi chuyện phức tạp hơn khi đi số sàn. Về số quá thấp ở tốc độ cao có thể phá hủy hệ truyền động và lực quán tính làm mất khả năng kiểm soát. Hãy về 1 hoặc 2 cấp mỗi lần. Chẳng hạn, xe của bạn đang đổ đèo ở vị trí số 3 và đột ngột mất phanh, để dồn về số 1 bạn đạp côn, về số 0; nhả chân côn và vù mạnh chân ga để tốc độ vòng tua máy đồng tốc với tốc độ vòng quay bánh xe; tiếp đến là đạp chân côn, dồn về số 2. Lúc này, xe sẽ khựng lại và giật đột ngột, bạn hãy gạt cần số về số 1, tốc độ xe đã rất chậm, bạn có thể dừng hẳn xe bằng cách nhả cần phanh tay đã kéo rồi nhanh chóng kéo mạnh để dừng hẳn xe.
Đừng tắt động cơ, bởi khi đó hệ thống lái mất dần trợ lực nên rất nặng và khó điều khiển. Ngoài ra ở tốc độ cao, động cơ ngừng đột ngột sẽ làm xe mất kiểm soát do lực quán tính tác động.

Phanh tay, hay còn gọi là phanh khẩn cấp hoặc phanh đỗ, thường dùng để dừng xe dù mất nhiều thời gian hơn do chỉ tác động vào bánh sau. Khi thao tác cần lưu ý kéo nhẹ nhàng, từ từ nhưng đủ lực. Nếu kéo quá mạnh, quá nhanh có thể làm khóa bánh, gây hiện trượng trượt, mất lái. Nhớ giữ núm nhả, mỗi khi thấy xe có hiện tượng mất lái cần nhả phanh tay ngay.

Hoảng loạn không những làm mất cơ hội của bạn mà còn gây nguy hiểm cho người khác. Hãy quan sát giao thông, tránh người đi bộ, xe máy và những nơi đông người.

Bật đèn cảnh báo, nháy pha hoặc dùng còi gây sự chú ý để người khác biết mối nguy hiểm. Mở cửa sổ để tăng tính cản gió và dễ gọi người trợ giúp.

Nếu có khoảng trống đủ an toàn, hãy cho xe lượn từ trái sang phải và ngược lại để tăng lực cản và nhờ đó giảm tốc. Tuy nhiên không nên làm ở tốc độ cao bởi có thể lật xe.

Hãy cân nhắc kỹ tốc độ trước khi quyết định dùng phương án nào, đặc biệt ở tốc độ cao. Dùng dốc để hãm tốc độ cần chú ý đỉnh dốc và sẵn sàng sử dụng phanh tay. Có thể dùng con lươn giữa đường hoặc dải phân cách. Nếu xuống dốc hãy lái sang hướng ta-luy dương để sẵn sàng đâm khi có thể.

Đừng cố hy vọng xe tự dừng. Hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy.

Trên đây là bài viết Công Cụ Tốt hướng dẫn cách xử lý ô tô bị mất phanh khi xuống dốc, đổ đèo. Bạn có thể tham khảo thêm dấu hiệu phanh ô tô bị hỏng và cách tăng độ bền phanh tại đây.

Nguồn tin: Công Cụ Tốt

Người đăng bài viết: Vũ Hải Sơn

Tình huống chiếc SH Mode bị mất phanh khi đổ đèo tại Tam Đảo vào ngày 29/5 vừa qua khiến nhiều người không khỏi thót tim.

Tình huống "người hùng" cứu gia đình đi xe máy mất phanh khi đổ dốc Tam Đảo

Theo một số nhân chứng, khi đang đổ đèo từ Tam Đảo đi xuống, một cặp vợ chồng cùng con nhỏ trên chiếc Honda SH Mode màu trắng đã không may bị mất phanh, cứ thế bị trôi không dừng lại được. Lúc này, người vợ ngồi phía sau liên tục ra tín hiệu kêu cứu.

Thật may mắn, một người đàn ông điều khiển xe Yamaha Sirius màu đỏ đã kịp đuổi theo trên đoạn đường dốc và dùng tay để giữ chiếc SH Mode dừng lại. Sau tình huống trên, cả gia đình 3 người trên chiếc xe tay ga đều được an toàn.

Tình huống thót tim trên cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu có nên đi đường đèo bằng xe tay ga hay không?

Trên thực tế, do đặc thù cấu tạo của xe tay ga không thể chủ động về số thấp để hãm động cơ như xe số thông thường mà chỉ có thể dùng đến phanh để giảm tốc độ, do đó sẽ gặp bất lợi nhất định khi đổ đèo.

Khi người điều khiển xe tay ga bóp phanh liên tục lúc xuống dốc sẽ khiến phanh xe nóng rất nhanh, má phanh bị mài mòn, thậm chí phanh hoàn toàn mất tác dụng như trong trường hợp chiếc xe trong đoạn clip trên.

Tuy vậy, theo các chuyên gia về lái xe an toàn, xe máy tay ga vẫn hoàn toàn có thể đi đường đèo dốc một cách an toàn nếu nắm chắc một số nguyên tắc như sau:

Tuyệt đối không tắt máy để xe tự trôi:

Nhiều người cho rằng, tắt máy khi đổ đèo sẽ giúp tiết kiệm xăng, thế nhưng đây là quan niệm hết sức sai lầm và có thể gây hại cho chủ xe. Việc tắt máy để xe trôi sẽ khiến xe hoàn toàn mất lực hãm từ động cơ thông qua ly hợp. Lúc này chỉ duy nhất phanh làm nhiệm vụ giảm tốc độ khiến bộ phận này có nguy cơ mất tác dụng.

Sử dụng kỹ thuật "mớm ga":

Thực chất, ở xe ga không phải là không có "phanh động cơ", có điều việc động cơ bám hay không lại phụ thuộc nhiều vào kỹ năng xử lý của lái xe. Nguyên lý chung của đa số xe ga là bộ phận ECU sẽ điều khiển côn bám khi có tác động từ tay ga, còn khi nhả ga hoàn toàn trong một khoảng thời gian nào đó thì côn sẽ được điều khiển nhả để xe tự trôi.

Do đó, khi xuống dốc, không nên nhả ga hoàn toàn mà thỉnh thoảng vẫn phải "mớm" nhẹ ga và có thể kết hợp phanh. Điều này khiến côn của xe vẫn bám và tạo ra lực hãm giúp chiếc xe không bị trôi nhanh khi xuống dốc.

Cách xử lí xe máy bị mất phanh khi đổ đèo xuống dốc

Xe tay ga hoàn toàn có thể đi được các cung đường đèo dốc một cách an toàn. (Ảnh: Yamaha)

Duy trì tốc độ vừa phải:

Theo những người có kinh nghiệm, tốc độ xuống dốc cũng chỉ nên nên duy trì ở mức 20-30 km/h là hợp lý. Nếu đi quá chậm, ECU trên một số xe sẽ tự động ngắt côn khiến xe bị mất lực hãm từ động cơ.

Còn nếu đi quá nhanh, côn sẽ không còn có tác dụng hãm nữa mà biến thành đẩy. Đồng thời, đi càng nhanh thì quán tính càng lớn, đồng nghĩa với phanh xe sẽ phải làm việc với cường độ cao hơn.

Chia thành các chặng để nghỉ:

Việc vừa đi vừa bóp phanh liên tục khiến chiếc xe rất dễ bị mất phanh. Thế nên với những đoạn dốc dài, chúng ta không nên tiếc thời gian dừng nghỉ giữa chặng. Đây cũng là khoảng thời gian quý giá giúp phanh xe được nghỉ ngơi, bớt nóng và sớm trở lại trạng thái hoạt động tốt nhất.