Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung

Nếu bạn là người mới học tiếng Trung, chắc hẳn sẽ sợ viết chữ Hán. Đừng lo, với cách viết tiếng Trung sau đây thì học chữ Hán sẽ dễ như ăn kẹo.

Nào chúng ta cùng đi tìm hiểu về những nét cơ bản trong tiếng Trung.

1. Những nét cơ bản trong tiếng Trung

Trong tiếng trung có 8 nét cơ bản đó là: Ngang, Sổ, Chấm, Hất, Phẩy, Mác, Gập

Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung

Cách viết chữ Hán sẽ không khó. Nếu bạn nắm chắc các nét viết cơ bản trong tiếng trung.

2. Quy tắc viết tiếng Trung

Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
1. Ngang trước Sổ sau
Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
2. Phẩy trước Mác sau
Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
3. Từ Trái qua Phải
Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
4. Giữa trước 2 bên sau
Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
5. Trên trước dưới sau
Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
6. Ngoài trước, trong sau
Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
7. Vào nhà trước, đóng cửa sau
Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
8. Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng

Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung

Lưu ý: Giữa trước 2 bên sau được áp dụng khi 2 bên đối xứng nhau (đối xứng chứ không cần các nét giống nhau).

Nếu bạn nào chưa hiểu kỹ, thì có thể xem phần dưới.

⇒ Giải thích quy tắc viết chữ Trung Quốc:

1. Ngang trước, sổ sau

Nếu gặp một từ có nét ngang và nét dọc giao nhau, ví dụ chữ 十 (thập). Thì ta ưu tiên viết nét ngang trước 一, sau đó tới nét dọc | nhé.

2. Phẩy trước, mác sau

Nói đơn giản: phẩy là nét xiên trái, mác là nét xiên phải. Ta ưu tiên viết nét xiên trái trước, sau đó viết nét xiên phải. Ví dụ chữ 八 (bát – số 8). Ta cần viết nét xiên trái trước 丿, rồi tới xiên phải 乀.

Chú ý: Trong trường hợp các nét đối xứng thì áp dụng quy tắc này.

3. Từ trái qua phải

Luôn phải viết các nét từ trái qua phải trước. Ví dụ 州, sẽ được viết từng nét theo tứ tự từ trái qua phải. Luôn nhớ quy tắc này, đây là quy tắc rất hay dùng để viết tiếng trung.

4. Giữa trước 2 bên sau

Trước tiên, cần nhìn bên trái và bên phải của chữ Hán đó có đối xứng nhau hay không. Ví dụ 兜 hay 承 thì 2 bên đều đối xứng. Do đó, ta sẽ viết các nét ở giữa trước.

Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung

5. Trên trước, dưới sau

Phía trên cần nhớ viết các nét từ trái qua phải. Thì giờ cần nhớ kỹ viết các nét từ trên xuống dưới. Ví dụ, chữ 三 (tam – số 3), sẽ được viết từ trên xuống dưới.

6. Ngoài trước, trong sau

Phần bao ngoài luôn được viết trước, sau đó mới tới các phần bên trong. Ví dụ 同 và chữ 月. Viết các nét bên ngoài trước, cũng theo thứ tự từ trái qua phải.

Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung

7. Vào nhà trước, đóng cửa sau

Quy tắc này chỉ: Cần viết các nét bao quanh trước, sau đó mới tới 1 nét cuối cùng để đóng lại. Giống như chữ 日 (mặt trời).

Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung

8. Bộ 辶 và 廴 viết sau cùng

Đơn giản là cứ nhìn thấy bộ 辶 và 廴 là để sau cùng rồi mới viết.

Ngoài ra thì có một số nét nhỏ thường được viết sau cùng, ví dụ nét chấm trong 玉, 朮, 求…

Cách viết trong tiếng Trung không có gì khó. Bạn chỉ cần nhớ 8 quy tắc viết trên là đã nắm chắc > 90% cách viết tiếng Trung rồi.

Là một người học tiếng Trung Quốc, chắc hẳn đã không ít lần bạn nghe về phương pháp học chữ Hán qua chiết tự – học chữ Hán qua bộ thủ. Đây là phương pháp học nguyên thủy nhất, khoa học nhất và đem lại hiệu quả rõ ràng nhất cho người học so với tất cả các phương pháp học tiếng Trung được sáng tạo và cải biến hiện nay.

Với mong muốn đơn giản hóa việc học tiếng Trung và đem lại hứng thú cho tất cả những ai đang theo đuổi thứ ngôn ngữ phổ biến thứ 2 trên thế giới này, ThanhMaiHSK sẽ hướng dẫn các bạn học chữ Hán theo chiết tự. Ở bài này, chúng ta cùng tìm hiểu chiết tự chữ Hán với chữ Nhất nhé!

Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
Chữ Nhất trong tiếng Trung

Ý nghĩa chữ Nhất trong tiếng Trung

Nếu hỏi chữ đơn giản nhất trong tiếng Trung là gì thì đáp án chắc chắn phải là chữ Nhất “一”. Đây là một chữ độc lập, cũng là một bộ thủ – bộ phận vô cùng quan trọng trong kết cấu chữ Hán. Ở dạng chữ, “一” có những đặc điểm cơ bản sau:

  • Chữ Hán: 一
  • Số nét: 1
  • Hán Việt: Nhất
Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
Chữ Nhất chỉ có 1 nét

Chữ “一” luôn được lựa chọn để giảng dạy trong bài đầu tiên của mọi cuốn giáo trình Hán ngữ, người học do đó cũng sớm biết cách đọc, cách viết và ý nghĩa cơ bản của nó. Thế nhưng ít ai có thể hệ thống một cách toàn diện ý nghĩa của con chữ tưởng chừng đơn giản này. Hãy cùng ThanhMaiHSK điểm qua một số ý nghĩa cơ bản nhất của chữ “一” nhé!

Số một, nhất, một

Ví dụ: 我有一个妹妹。
Pinyin:

Dịch nghĩa:

/wǒ yǒu yígè mèimèi/

Tôi có một đứa em gái.

Đồng nhất, như nhau

Ví dụ: 一视同仁
Pinyin:

Dịch nghĩa:

/yí shì tóng rén/

Đối xử bình đẳng

Hễ, mỗi khi

Ví dụ: 小孩一哭,他妈就着急。
Pinyin:

Dịch nghĩa:

/Xiǎo hái yì kū, tā mā jiù zháojí/

Mỗi khi đứa bé khóc, mẹ nó lại sốt sắng.

Cả, đầy

Ví dụ: 一生
Pinyin:

Dịch nghĩa:

yì shēng

Cả đời

Một lòng, chuyên nhất

Ví dụ: 一心一意
Pinyin:

Dịch nghĩa:

yì xīn yí yì

Toàn tâm toàn ý

Mà, lại (biểu thị sự không ngờ)

Ví dụ: 为害之甚,一至于此
Pinyin:

Dịch nghĩa:

/wéihài zhī shén, yí zhìyú cì/

Tác hại vô cùng

Một chút, một lát

Ví dụ: 一会儿、一点
Pinyin:

Dịch nghĩa:

/yíhuìr/,/yìdiǎn/

Một lát, một ít

Nếu bước đầu tiên là hiểu rõ chữ Hán bạn đã làm được rồi thì phân tích chiết tự không còn là vấn đề nữa. Chúng ta hiểu rằng, “一” là một trong những chữ Hán xuất hiện sớm nhất và tham gia vào việc cấu thành các chữ Hán khác, vì thế, trong phần lớn các chữ Hán có sự “góp mặt” của bộ Nhất,  “一” mang ý nghĩa nguyên thủy của nó.

Ví dụ điển hình của bộ Nhất chính là chữ “三”:

Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
Cách viết viết chữ 三
  • Chữ Hán: 三
  • Pinyin: sān
  • Hán Việt: Tam
  • Nghĩa: số 3

Chữ Tam có nghĩa là số 3, được cấu thành từ 3 bộ Nhất. Ba lần 1 là 3, ở đây người Trung Hoa đã sử dụng ý nghĩa đầu tiên của chữ “一” – nghĩa là số 1.

Tương tự, chữ Nhị (二) với nghĩa là số 2 cũng có cách kết hợp tương tự.

Ví dụ cho bộ Nhất được sử dụng với ý nghĩa “đồng nhất” chính là sự xuất hiện của nó trong chữ “正”.

Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
Cách viết chữ “正”
  • Chữ Hán: 正
  • Pinyin: zhèng
  • Hán Việt: Chánh
  • Nghĩa: chính, ngay ngắn

Ở đây, bộ Nhất được đặt ở vị trí trên cùng, xếp trên bộ Chỉ (có nghĩa là “dừng lại”). Ta thấy: hành động “dừng lại” vốn dĩ được thực hiện một cách từ từ chậm rãi do chịu ảnh hưởng của quán tính, nhưng trường hợp này, “dừng lại” bị áp chế bởi Nhất (với ý nghĩa “thống nhất”), tạo nên cảm giác gãy gọn, ngay ngắn cho hành động. Như vậy, ta đã phân tích chiết tự của một chữ Hán để có thể hiểu sâu, nhớ lâu chữ Hán đó.

Một ví dụ khác cho bộ Nhất trong việc phân tích chiết tự: chữ “元”

Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
Cách viết chữ “元”
  • Chữ Hán: 元
  • Pinyin: yuán
  • Hán Việt: Nguyên
  • Nghĩa: bắt đầu, thứ nhất

Trong chữ Nguyên, bộ Nhất (一) được đặt trên bộ Nhân đi 儿 (ở đây là dạng 3 nét “兀”). Chúng ta hãy cùng phân tích chiết tự: bộ Nhân đi – ta hiểu là người đang đi, cùng bộ Nhất – ý nghĩa là thứ nhất, dẫn đầu, kết quả của sự kết hợp này là: “người đi đầu” hay “người dẫn đầu”. Từ ý đó, chữ “元” được ra đời và sử dụng với ý nghĩa: “bắt đầu, thứ nhất”.

Trong 3 ví dụ trên, ThanhMaiHSK đã phân tích chiết tự chữ Hán của những chữ đơn giản nhất, để các bạn có được hình dung cơ bản về kỹ năng phân tích chiết tự. Ở ví dụ thứ tư, chúng ta thử phân tích một chữ Hán ở cấp độ cao hơn nhé!

Cách Việt chữ tử trong tiếng Trung
Cách viết chữ 丁
  • Chữ Hán:丁
  • Pinyin: dīng
  • Hán Việt: Đinh
  • Nghĩa: con trai, tráng đinh (người con trai trưởng thành)

Ở đây, bộ Nhất vẫn được đặt ở vị trí trên cùng. Chúng ta đều biết, hàng nghìn năm phong kiến Trung Quốc, người đàn ông giữ địa vị rất cao trong xã hội. Dựa trên logic ấy, nhớ từ “丁” có nghĩa “con trai” thực sự không khó phải không nào?

Như vậy, ThanhMaiHSK hôm nay đã giới thiệu đến các bạn một phương pháp học chữ Hán truyền thống, đơn giản mà hiệu quả mang lại không hề thua kém bất kỳ phương pháp học chữ Hán nào khác – phân tích chiết tự. Từ hướng dẫn cụ thể cách tư duy với bộ Nhất, ThanhMaiHSK hy vọng đã giúp bạn nắm được cơ bản kiến thức và có thể áp dụng vào các từ mới khác của mình.

Nếu bài viết hữu ích với bạn, đừng tiếc dành ra một phút để đánh giá bài viết này nhé, sự cổ động của các bạn sẽ giúp chúng mình có tinh thần ra thật nhiều bài viết chất lượng hơn nữa đó! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn!