Cách vệ sinh cho trẻ bị thủy đậu

Người bệnh thủy đậu bị ngứa là biểu hiện rất thường gặp, với đặc điểm là các tổn thương dạng bóng nước trên da và niêm mạc, bệnh nếu không được điều trị kịp thời và vệ sinh đúng cách thì sẽ rất dễ gây biến chứng viêm da và làm tăng độ trầm trọng của bệnh.

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân. Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Video đề xuất:

Vacxin thủy đậu cần tiêm mấy mũi?

Có không ít phụ huynh khi thấy trẻ nhà mình bị bệnh thủy đậu thường kiêng gió, nước nên không tắm và lau người cho trẻ. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, thậm chí càng khiến bệnh thêm nặng. Nguyên tắc trong việc điều trị bệnh thủy đậu là tránh để vết thương bị nhiễm trùng. Do đó, việc kiêng tắm sẽ khiến cho số ngày mắc bệnh tăng lên hoặc gây ra những nguy hiểm nhất định.

Không chỉ trẻ thủy đậu có nên tắm mà còn cần được vệ sinh thân thể một cách sạch sẽ bằng nước ấm, tuy nhiên, do sức khỏe của trẻ còn yếu nên không được tắm quá lâu và phải lau khô người sau khi tắm. Rất nhiều trẻ còn bị thủy đậu trong miệng và phụ huynh cần phải vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Quá trình chăm sóc trẻ bị thủy đậu cần được thực hiện cẩn thận, trẻ không những cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn cần được vệ sinh sạch sẽ cơ thể hàng ngày. Nước cam hoàn toàn tốt cho bệnh nhân thủy đậu do có chứa nhiều vitamin C để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, nên với thắc mắc trẻ bị thủy đậu có uống nước cam được không thì câu trả lời là có.

Quá trình chế biến đồ ăn cho trẻ bị thủy đậu, nên kiêng đồ nếp và đồ tanh vì chúng có thể làm cho nốt mụn thủy đậu sưng tấy hơn. Ngoài ra cần hạn chế trẻ ăn đồ cay nóng, các món xào nhiều dầu mỡ để cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn.

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Lê Thị Tú (Thái Bình)

TRẢ LỜI:

Thực ra, thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng nếu không biết cách chăm sóc, để biến chứng bệnh sẽ lâu lành và để lại nhiều di chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não... Khi trẻ bị thuỷ đậu, cần giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ bằng cách tắm hoặc lau người cho trẻ hàng ngày với nước ấm có thêm lá ổi, lá đắng. Sau khi tắm phải lau người trẻ khô, nhưng khi lau phải nhẹ tay, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước, vì nếu không mụn sẽ lan khắp người. Cần giữ không cho trẻ gãi các nốt mụn. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, mềm, thoáng mát; phòng ốc, giường chiếu, ga đệm sạch sẽ;  phòng ở kín gió nhưng không được ẩm thấp. Sau 7-10 ngày điều trị như trên nốt đậu sẽ xẹp xuống, khô và bong vảy, không để lại sẹo. Thủy đậu là bệnh lây qua đường hô hấp và lây do tiếp xúc với mụn nước hoặc các dụng cụ sinh hoạt có chứa virut này, vì thế, khi có người bị bệnh, cần cách ly ngay với người lành. Quần áo, dụng cụ cá nhân của người bệnh cần để riêng và phải vệ sinh sạch sẽ. Trong trường hợp mụn nước vỡ nhiều, cần đưa trẻ đến khoa truyền nhiễm của các bệnh viện để điều trị.

ThS. Thanh lâm

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/ve-sinh-va-cham-soc-tre-bi-thuy-dau-n143922.html