Cách từ chối công việc sau khi thư việc

Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự                             25/04/2021 14:30                                                            Có những lúc bạn cần phải từ chối một vài lời mời làm việc vì nhiều lý do khác nhau nhưng từ chối như thế nào lại là một vấn đề tương đối khó khăn. Dù không nhận lời mời làm việc, bạn vẫn cần giữ quan hệ tích cực với nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo các cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển từ nhà tuyển dụng trong bài viết này.                                                                Có thể có nhiều lý do khiến một ứng viên từ chối đi làm khi trúng tuyển vào một vị trí công việc nhất định. Chẳng hạn như bạn đã quyết định đi làm ở một công ty khác hay cảm thấy công việc không phù hợp với định hướng sự nghiệp. Nếu bạn vẫn thích công ty đó, hãy nói trong thư từ chối đi làm khi trúng tuyển rằng bạn rất ấn tượng với quy mô, văn hoá doanh nghiệp nhưng vì các lý do cá nhân mà bạn quyết định từ chối cơ hội này.

Cách từ chối công việc sau khi thư việc

Cách từ chối nhận lời mời làm việc như thế nào cho khéo?

Show


Trong trường hợp này, phản hồi của bạn nên đề cập đến các bộ kỹ năng chính mà bạn muốn sử dụng, mức độ trách nhiệm mà bạn muốn đảm nhiệm hoặc các yếu tố khác của công việc tương lai mà bạn không tự tin.

I. Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự

Trước khi gửi thư từ chối, hãy chắc chắn rằng bạn rõ ràng về việc mình không muốn công việc đó. Trong trường hợp bạn từ chối vì một vài đề nghị bạn chưa hài lòng (mức lương, chế độ phúc lợi, v.v.) thì trước đó bạn nên thử đề xuất và đàm phán. Một khi bạn gửi thư từ chối đi làm khi trúng tuyển, gần như chắc chắn rằng bạn không còn cơ hội được mời đi làm lại một lần nữa.

Tuy nhiên, nếu bạn đã xem xét cơ hội và quyết định không chấp nhận nó, hãy gửi thư từ chối công việc một cách lịch sự, biết ơn và kịp thời là một cách tuyệt vời để duy trì mối quan hệ với nhà tuyển dụng. Bạn không bao giờ biết được tương lai sự nghiệp của mình - biết đâu bạn sẽ ứng tuyển một lần nữa vào công ty. Vì vậy, sẽ rất tốt nếu bạn luôn thể hiện sự chuyên nghiệp, lòng biết ơn và sự trân trọng đối với cơ hội công việc được trao.

Khi viết thư từ chối công việc, bạn hãy bắt đầu bằng cách thẳng thắn và trung thực, gửi đi một thông điệp chân thành. Những nội dung cần có bao gồm cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian của họ và cung cấp lý do của bạn để từ chối trong khi không viết quá chi tiết. Hãy ngắn gọn và thẳng thắn và nếu thích hợp, hãy đề nghị giữ liên lạc. Một số mẹo hữu ích khi viết thư từ chối đi làm dù trúng tuyển gồm có:

1. Phản hồi nhanh chóng

Khi bạn đã quyết định từ chối lời đề nghị làm việc của nhà tuyển dụng, đừng trì hoãn việc viết thư cho họ. Hãy để công ty biết quyết định của bạn kịp thời để họ có biện pháp điều chỉnh hoặc tìm ứng viên khác.

2. Giữ cho nội dung thư đơn giản và rõ ràng

Khi viết thư từ chối công việc, bạn không nên quá nhiệt tình với những lời khen ngợi quá lố về công ty hoặc những người mà bạn đã tương tác. Tất cả những gì bạn cần làm là nói những gì cần nói một cách tôn trọng nhất và tránh tình cảm thái quá.

3. Nói lời cảm ơn

Trên hết, hãy duy trì giọng điệu biết ơn khi bạn viết thư, cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đánh giá cao thời gian và nỗ lực của họ.

4. Cung cấp một lý do nhưng không quá cụ thể

Lý do khiến bạn không chấp nhận lời đề nghị làm việc có thể đơn giản như công ty đã không cung cấp cho bạn khoản lương mà bạn mong muốn hoặc bạn quyết định đi làm cho một công ty mà bạn cảm thấy phù hợp hơn hay liên hệ với bạn sớm hơn. Mặc dù tất cả những lý do đó là chính đáng nhưng bạn không nên đưa chúng vào thư từ chối. Bạn chỉ cần viết rằng mình đã nhận lời mời làm việc ở nơi khác hoặc đơn giản là cảm thấy bản thân chưa phù hợp là đủ.

5. Xem xét đề nghị giữ liên lạc

Nếu bạn cảm thấy có mối liên hệ tích cực với nhà tuyển dụng nhưng vai trò công việc đó không phù hợp vì những lý do khác, hãy xem xét đề nghị giữ liên lạc và cung cấp thêm thông tin liên hệ. Đừng cảm thấy bắt buộc phải cung cấp thông tin này nhưng đây có thể là một cơ hội để bạn xây dựng mạng kết nối của mình, "để dành" cho những cơ hội công việc sau này.

 XEM THÊM: Cách viết thư từ chối phỏng vấn chuyên nghiệp

Cách từ chối công việc sau khi thư việc

Tham khảo các mẫu thư từ chối đi làm khi trúng tuyển một cách lịch sự

II. Mẫu thư từ chối đi làm khi trúng tuyển từ nhà tuyển dụng

1. Mẫu thư từ chối lời mời làm việc cơ bản

"Tiêu đề: Lời mời làm việc - [Tên của bạn]

Kính gửi: [Tên nhà tuyển dụng]

Cảm ơn anh/chị rất nhiều vì đã cung cấp cho tôi cơ hội đảm nhiệm vị trí chuyên viên tài chính tại công ty [tên công ty]. Đây là quyết định khó khăn nhưng tôi đã chấp nhận cơ hội công việc tại một công ty khác.

Tôi chân thành cảm ơn anh/chị đã dành thời gian để phỏng vấn tôi và chia sẻ thông tin về cơ hội việc làm và điều kiện làm việc tại công ty.

Một lần nữa, cảm ơn anh/chị đã xem xét.

Trân trọng,

[Tên của bạn]".

 XEM THÊM: Có nên ứng tuyển lại công ty đã từng từ chối bạn?

2. Mẫu thư từ chối lời mời làm việc vì không phù hợp

"Tiêu đề: Lời mời làm việc - [Tên của bạn]

Kính gửi: [Tên nhà tuyển dụng]

Cảm ơn anh/chị rất nhiều vì đã cho tôi cơ hội làm việc tại [Tên công ty]. Thật không may, tôi không thể chấp nhận lời đề nghị này vì sau khi xem xét, tôi cảm thấy mình không phù hợp với con đường tôi đang đi để đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.

Một lần nữa, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn về lời đề nghị và sự tiếc nuối của tôi rằng chúng ta không thể hợp tác với nhau. Mong rằng công ty sẽ sớm tìm được ứng viên phù hợp hơn.

Trân trọng,

[Tên của bạn]".


Trên đây là những lưu ý khi bạn viết thư từ chối làm việc dù trúng tuyển. Hãy nhớ, đây không phải là cơ hội để bạn cố gắng đàm phán một thỏa thuận tốt hơn. Khi bạn từ chối công việc, gần như không có cơ hội nào bạn sẽ được cung cấp vị trí một lần nữa. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đưa ra một quyết định được cân nhắc kỹ lưỡng.

MỤC LỤC:
I. Cách viết thư từ chối đi làm khi trúng tuyển lịch sự
II. Mẫu thư từ chối đi làm khi trúng tuyển từ nhà tuyển dụng