Cách tính lương giáo viên cứ

Cách tính lương giáo viên cứ

Ảnh minh họa: IT

Từ 20/3, lương giáo viên lâu năm có bị "thiệt"?

Có ý kiến cho rằng, từ 20/3, lương giáo viên giảng dạy lâu năm hiện đang xếp ở các bậc sau, khi được bổ nhiệm sang hạng mới thì căn cứ vào hệ số lương hiện hưởng, nếu chưa nhận phụ cấp thâm niên vượt khung sẽ được xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở hạng mới. Với cách tính đó, lương giáo viên lâu năm sẽ bị thiệt, không khác lương giáo viên mới ra trường là bao.

Ví dụ cụ thể:

Giáo viên tiểu học hạng II cũ, xếp lương ở bậc 6 hệ số 3,99 khi đáp ứng đủ điều kiện và được bổ nhiệm sang hạng II mới sẽ áp dụng hệ số lương 4,0, bậc 1.

Giáo viên trung học cơ sở (THCS) hạng II cũ, hệ số 3,66 bậc 5 khi đáp ứng đủ điều kiện thì được bổ nhiệm vào giáo viên THCS hạng II mới, hệ số 4,0, bậc 1

Dù 4 thông tư của Bộ GD-ĐT chỉ quy định về mức lương "cứng" theo công thức: Lương = Hệ số x Lương cơ sở, song thực tế, giáo viên còn được cộng thêm các khoản phụ cấp và khoản chi khác ngoài lương.

Cách tính lương giáo viên 2021:

Lương giáo viên = Hệ số x Mức lương cơ sở (1.490.000 đồng) + các loại phụ cấp (thâm niên + giảng dạy+khu vực) - tiền đóng bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội với các khoản hưu trí, tử tuất là 8%; bảo hiểm thất nghiệp là 1% và bảo hiểm y tế là 1,5%).

Theo tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW, để thực hiện cải cách tiền lương, các chế độ phụ cấp lương hiện hành sẽ được sắp xếp lại. Trong đó, phụ cấp thâm niên sẽ bị bãi bỏ.

Theo Luật Giáo dục năm 2019, từ thời điểm 1/7/2020, giáo viên không còn được hưởng phụ cấp thâm niên. Đây cũng là một trong những cải cách tiền lương theo tinh thần của Nghị quyết 27 năm 2017.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, việc cải cách tiền lương đã bị lùi đến ngày 1/7/2022. Tại phiên họp thứ 50 ngày 9/11/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến về việc tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Như vậy, lương giáo viên dạy lâu năm vẫn được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định hiện nay, cao hơn lương giáo viên mới ra trường.

Cụ thể mức lương giáo viên 2021

Lương giáo viên mầm non: Hệ số từ 2,1 đến 6,38 thay cho hệ số từ 1,86 đến 4,98 như hiện nay; cao nhất là 9.506.000 đồng/tháng.Hệ số lương thấp nhất đối với giáo viên các trường tiểu học, THCS, THPT công lập là 2,34, tương đương 3.487.000 đồng/tháng; cao nhất là 6,78 tương đương 10.102.000 đồng/tháng.

Cách tính lương giáo viên cứ

Cách tính lương giáo viên cứ

Cách tính lương giáo viên cứ

Cách tính lương giáo viên cứ

Ảnh: Zing

Như vậy:

Giáo viên bậc THPT cơ bản không thay đổi cách xếp lương, bổ nhiệm.

Giáo viên THCS ở các hạng tăng lương hơn so với trước đây.

Giáo viên mầm non, tiểu học để đạt được lương cao thì phải thông qua kỳ thi/xét thăng hạng.

Từ ngày 20/3, Bộ GD-ĐT bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên các cấp và bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ thứ hai đối với giáo viên dạy ngoại ngữ, để giúp giáo viên tập trung vào công tác giảng dạy.

Yêu cầu về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và năng lực sử dụng ngoại ngữ trước đó được đưa vào tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên các hạng.

  • Cách tính lương giáo viên cứ

    Hải Dương hết cách ly xã hội, học sinh ở 8 huyện được đến trường sớm hơn dự kiến
    03/03/2021 08:16

  • Cách tính lương giáo viên cứ

    Những 10X "tài không đợi tuổi" được đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu
    03/03/2021 13:04

  • Cách tính lương giáo viên cứ

    Xem xét kỷ luật Hiệu trưởng tự ý cắt giảm số món ăn của trẻ
    03/03/2021 15:19

Tin cùng chủ đề: Lương giáo viên 2021
  • TP.HCM: Giáo viên mầm non mới ra trường tiếp tục được hỗ trợ lương 3 năm đầu
  • Lương giáo viên mầm non 2021 ra sao từ 20/3, muốn tăng phải làm gì?
  • 4 nhóm giáo viên bị tụt hạng từ 20/3 theo quy định mới, các thầy cô nên lưu ý
Xem toàn bộ
Từ khóa:
  • lương giáo viên
  • phụ cấp thâm niên
  • lương giáo viên lâu năm
  • giáo viên mới ra trường
  • cách tính lương giáo viên
  • lương giáo viên mới nhất