Cách tính góc anpha trong điện tâm đồ

Cách tính góc anpha trong điện tâm đồ

Nhịp: nhịp xoang 95-100 chu kỳ/ phút; có ngoại tâm thu nhĩ.
Sóng P:
-Biên độ: 1 mm.
-Thời gian: 0,08''.
Chuyển đạo ngoại biên (Mặt phẳng chắn):
-Trục điện học: góc alpha +60°.
-Hình thái: bình thường, không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim (Mặt phẳng ngang):
-Đặc điểm: 2 pha ở V1, va V2, dương từ V3, đến V6.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Dẫn truyền nhĩ -thất:

-Thời gian: 0,14".
Phức bộ QRS:
Chuyển đạo ngoại biên:
-Biên độ: bình thường.
-Thời gian: 0,14''.
-Trục điện học: góc alpha -60°.
-Hình thái: sóng Q rộng ở D1, aVL: Sóng s rộng ở D1, có móc.
Chuyển đạo trước tim:
-Biên độ : sóng R cao ở V1 và V2( > 8mm).
-Hình thái : sóng Q rộng ở V2 và V5, rộng và sâu ở V3 ,V4: Nhánh nội điện muộn ở V1 sóng S sâu ở V6.
-Vùng chuyển tiếp : không xác định được.
Đoạn ST:
-Mức độ chênh và đặc điểm: chênh xuống kiểu dốc xuống ở V1 ,V2 chênh lên nhẹ ở V3 , V4 , V5
Sóng T :
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học : góc alpha +90°.
-Hình thái : 2 pha -/+ ở D1 và âm ở aVL.
Chuyển đạo trước tim:
-Đặc điểm : âm từ V1 đến V3, khó nhĩn thấy ở V4, V5.
Đoạn QT:
-Thời gian : 0,30".
Kết luận:
-Nhịp nhanh xoang.
-Ngoại tâm thu nhĩ.
-Di chứng nhồi máu cơ tim trước rộng.
-Bloc phân nhánh trái trước.
-Bloc nhánh phải hoàn toàn.
-Tổn thương cơ tim dưới nội tâm mạc vùng trước (có thể là phình thành tim).
Câu hỏi :
1. Chẩn đoán bloc nhánh phải dựa trên dấu hiệu gì?
2. Ý nghĩa sóng T âm từ V1 đến V3?
3. Chẩn đoán di chứng nhồi máu cơ tim trước rộng dựa trên dấu hiệu gì?
4. Tại sao không chẩn đoán phì đại thất phải mặc dù có sóng R cao ở V1 và V2?
5. Tại sao đánh giá trục điện tim của QRS là 60°
Tình trạng lâm sàng:
-Suy vành mạn, đau thắt ngực nhẹ khi gắng sức.
-Tiền sử bị nhồi máu cơ tim.

Điện tâm đồ 1

1. Chẩn đoán bloc nhánh phải hoàn toàn dựa vào thời gian phức bộ QRS kéo dài (0.14") và thời gian xuất hiện nhánh nội điện muộn ở V1 (0,10").
2. Sóng T âm từ V1 đến V3 có thể là hậu quả của bloc nhánh phải (biến đổi thứ phát) hoặc là bằng chứng của thiếu máu cơ tim dưới thượng tâm mạc có liên quan với nhồi máu cơ tim vùng trước vách. Hình dạng không đối xứng của sóng T gợi ý dó có lẽ là biến đổi thứ phát của bloc nhánh phải.
3. Chẩn đoán hoại tử cơ tim trước rộng dựa trên sự có mặt của sóng Q rộng ( 0,04") ở D1, aVL, V2 đến V5 Đây chỉ là di chứng hoại tử cơ tim vì dòng điện của tổn thương cơ tim (đoạn ST chênh lên) và của thiếu máu cơ tim dưới thượng tâm mạc (sóng T đảo ngược, sâu và đối xứng) đã biến mất. Tuy nhiên cần chú ý vẫn còn đoạn ST chênh lên nhẹ từ V3 đến V5 dường như không phản ánh hình ảnh tổn thương cơ tim của giai đoạn cấp do không có sóng T đảo ngược của thiếu máu. Đó có thể là sự duy trì một dòng điện tổn thương cơ tim dưới thượng tâm mạc có liên quan với một phình vách.
4. Dù sóng R có biên độ lớn ở V1, V2 nhưng không thể chẩn đoán tăng gánh thất phải do tiêu chuẩn về biên độ ở V1, V2 không còn giá trị khi có bloc nhánh phải hoàn toàn.
5. Trục điện học của QRS được đánh giá khoảng -60° do phức bộ QRS hầu như đẳng điện ở aVR, do đó trục điện học phải nằm hoặc ở -60° hoặc +120°. Trục này không thể > +90° vì QRS dương ở D1

Cách tính góc anpha trong điện tâm đồ

Nhịp: tần số thất không đều, 80 chu kỳ/phút; không nhĩn thấy sóng p.
Sóng P: không có (có các đạo động nhỏ không đều trên đường đẳng điện, thấy rõ ở V1: sóng f).
Dẫn truyền nhĩ -thất: không xác định được.
Phức bộ QRS:
Chuyển đạo ngoại biên:
-Biên độ: bình thường.
-Thời gian: 0,08''.
-Trục điện học: từ 0° đến + 30°.
-Hình thái: dạng QS ở D3
Chuyển đạo trước tim:
-Biên độ : bình thường.
-Hình thái : R có móc ở V3.
-Vùng chuyển tiếp : V3.
Đoạn ST :

-Mức độ chênh và đặc điểm: chênh xuống và có dạng hình đáy chén ở D1, D2, V5, V6; chênh xuống và thẳng đuỗn ở V3 -V4.
Sóng T :
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học : từ + 30° đến +60°.
-Hình thái : không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Đặc điểm : điện thế thấp ở V6.
Đoạn QT:
-Thời gian : 0,34".
Sóng u : Có sóng U từ V2 đến V6 nhưng biên độ thấp.
Kết luận:
-Rung nhĩ.
-Rối loạn tái cực có thể do dùng Digitalis.
Câu hỏi:
1. Tại sao hình ảnh QS ở D3 không được coi là bệnh lý
2. Sóng T ở các chuyển đạo ngoại biên có bình thường không?
3. Tại sao nói trục QRS nằm ở khoảng giữa 0° và + 30°?
Tình trạng lâm sàng:
-Rung nhĩ cũ trên cơ sở xơ hoá (cơ tim).
-Điều trị Digitalis liên tục.

Điện tâm đồ 2

1. Hình ảnh QS ở D3 không phải bệnh lý vì đó là hình ảnh
đơn độc. Hơn nữa không có sóng Q bất thường ở cả D2:
và aVF.
2. Các sóng T bình thường ở các chuyển đạo ngoại biên. Trên thực tế, các sóng này có điện thế thấp ở D3 và aVL chỉ là hậu quả trục điện học của sóng T nằm giữa +30° và +60° . Điều này hoàn toàn bình thường với 1 trục điện học của QRS nằm giữa 0° và +30° (sự lệch giữa trục điện học của QRS và T bình thường không vượt quá 60°)
3. Phức bộ QRS có biên độ thấp ở D3 Trục điện học của QRS do đó sẽ nằm gần +30° (nó cũng có thể nằm gần -1500 nhưng khả năng này bị loại vì QRS dương ở D1). Xem xét đến 2 Chuyển đạo nằm gần +30° (D1 và D2 ) : biên độ QRS ở D1 cao hơn ở D2 chứng tỏ rằng trục điện học QRS nằm giữa 0° và +30° chứ không phải giữa +30° và +60° (trường hợp sau này chỉ có khi biên độ QRS ở D2 cao hơn ở D1). Chúng ta cũng có thể nhận thấy QRS âm nhẹ ở D3 và dương nhẹ ở aVF. Trục điện học do đó phải < +30° và > 0°

Cách tính góc anpha trong điện tâm đồ

Điện tâm đồ số: 3 Tuổi: 59 tuổi.

Nhịp: nhịp xoang 30 chu kỳ/ phút, tương đối không đều.
Sóng P:
-Biên độ: 1 mm.
-Thời gian: 0,10".
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học: 0°.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Trục điện học: hai pha nhẹ ở V1, dương từ V2 đến V5
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Dẫn truyền nhĩ -thất:
-Thời gian: 0,18''.
Phức bộ QRS:

Chuyển đạo ngoại biên:
-Biên độ: bình thường.
-Thời gian: 0,08'' .
-Trục điện học: giữa +30° và +60°.
-Hình thái: Q rộng ở D3
Chuyển đạo trước tim:
-Biên độ : bình thường.
-Hình thái : không có gì đặc biệt.
-Vùng chuyển tiếp : V3.
Đoạn ST:
-Mức độ chênh và đặc điểm: chênh lên nhẹ và thăng đuỗn ở V2 chênh lên và bể lỏm hướng lên trên từ V4 đến V6
Sóng T :
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học : +30°.
-Hình thái : không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Đặc điểm : không có gì đặc biệt.
Đoạn QT:
-Thời gian : 0,40''
Kết luận:
-Nhịp chậm xoang.
-Có thể cường phó giao cảm.
Câu hỏi:
1. Tại sao ST chênh lên từ V4 đến V6 không được coi là biểu hiện tổn thương cơ tim dưới thượng tâm mạc?
2. Bạn nghĩ gì về hình thái ST ở V2.
3. Tại sao sóng Q rộng ở D3 không phải là dấu hiệu của hoại tử cơ tim vùng thành dưới?
Tình trạng lâm sàng:
Bình thường.

Điện tâm đồ 3

1. Đoạn ST chênh lên nhẹ lừ V4 đến V6 và có dạng cong lõm hướng lên trên. Tổn thương cơ tim dưới thượng tâm mạc do nhồi máu cơ tim sẽ có đoạn ST chênh lên nhiều hơn và có dạng cong lồi lên trên. Tổn thương cơ tim dưới thượng tâm mạc trong viêm màng ngoài tim cũng có đoạn ST chênh lên và có dạng cong lõm lên trên nhưng rõ ràng hơn và lan toả ở nhiều chuyển đạo. Do đoạn ST chênh lên kết hợp nhịp tim chậm nên chẩn đoán cường phó giao cảm có lẽ là có nhiều khả năng nhất.
2. Đoạn ST chênh lên ở V2 và thẳng đuỗn gợi ý một tổn thương Cơ tim dưới thượng tâm mạc. Tuy nhiên, đoạn ST ở đây chênh ít (1 mm) và không có cả ở V1 cũng như V3. Trường hợp này, nhiều khả năng đoạn ST chênh lên không phải là bệnh lý. Cũng cần lưu ý rằng đoạn ST chênh lên sinh lý gặp ở các chuyển đạo trước tim phải thường có dạng cong lõm lên trên.
3. Sóng Q rộng ở D , không phải là dấu hiệu hoại tử cơ tim vùng thành dưới vì xuất hiện đơn độc. Các sóng q ở D2 và aVF không phải là hình ảnh bệnh lý.

Cách tính góc anpha trong điện tâm đồ

Điện tâm đồ số 4 tuổi : 45 tuổi
Nhịp: nhịp xoang, hơi không đều. tần số 84 chu kỳ/phút với
khoảng ngừng xoang dài gấp đôi khoảng RR bình thường.
Sóng P:
-Biên độ: 1 mm.
-Thời gian: 0,08''.
Chuyển đạo ngoại biên:

-Trục điện học: giữa 0° và +30°.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Trục điện học: dương.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Dẫn truyền nhĩ -thất:
-Thời gian: 0,14".
Phức bộ QRS:
Chuyển đạo ngoại biên:
-Biên độ: bình thường.
-Thời gian: 0,08".
-Trục điện học: khoảng 0°.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Biên độ : bình thường.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
-Vùng chuyển tiếp : V4.
Đoạn ST :
- Mức độ chênh và đặc điểm : chênh lên nhẹ và dốc lên từ V1 đến V3
Sóng T :
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học : giữa 0° và +30° .
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Đặc điểm : không có gì đặc biệt.
Đoạn QT:
-Thời gian : 0,34".
Kết luận:
-Bloc xoang nhĩ cách hồi độ 2 ( 2/1 ).
-Hình thái điện tâm đồ bình thường.
Câu hỏi:
1. Tại sao đây không phải là điện tâm đồ của ngừng xoang hoặc rối loạn nhịp xoang?
2. Bạn nghĩ gì về hình ảnh ST chênh lên ở V2 -V3 ?
3. Tại sao hình ảnh sóng T âm ở D3 không phải là bệnh lý?
4. Tại sao có thể khẳng định trục QRS khoảng 0° ?
Tình trạng lâm sàng:
-Có cơn mệt xỉu ngắn.
-Khám lâm sàng bình thường. Tiền sử khác: bình thường.

Điện tâm đồ 4

1. Đây không phải ngừng xoang cũng không phải loạn nhịp xoang do khoảng RR dài có thời gian gấp đôi khoảng RR ngắn.
2. Đoạn ST chênh lên ở V1, V3 kiểu dốc lên là sinh lý ở các chuyển đạo này.
3. Sóng T âm ở D3 không phải là bệnh lý vì nó là hậu quả của trục điện học sóng T nằm giữa 0° và +30°. Điều này là bình thường vì trục của sóng T bình thường nằm giữa 0° và +90° và không quá lệch so với trục điện học của QRS (tối đa khoảng +60°).
4. Chúng ta có thể khẳng định trục điện học của QRS ở gần 0° do QRS đẳng pha ở aVF (pha âm và pha dương biên độ bằng nhau) cho thấy trục này hoặc ở 00 hoặc ở 180°. Khả năng trục ở 180° bị loại vì phức bộ QRS dương ở D1.

Cách tính góc anpha trong điện tâm đồ

Điện tâm đồ số : 5 Tuổi: 49 tuổi.
Nhịp: nhịp xoang đều 60 chu kỳ/ phút.
Sóng P:
-Biên độ: 1,5 mm.
-Thời gian: 0,08".
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học: giữa +30° và +60°.
-Hình thái: P nhọn ở D2.
Chuyển đạo trước tim:
-Trục điện học: dương.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Dẫn truyền nhĩ -thất:
-Thời gian: 0,12".
Phức bộ QRS:
Chuyển đạo ngoại biên:
-Biên độ: bình thường.
-Thời gian: 0,09".
-Trục điện học: giữa 30° và 60°.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Biên độ : bình thường.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
-Vùng chuyển tiếp : giữa V2 và V3.
Đoạn St :
-Mức độ chênh và đặc điểm : không có gì đặc biệt
Sóng T:
Chuyển đạo ngoại biên:

-Trục điện học : khoảng +30°.
-Hình thái : không có gi đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Đặc điểm : âm ở V1.
Đoạn QT:
-Thời gian : 0,38".
Sóng U: có sóng U với biên độ thấp.
Kết luận:
-Có thể có hội chứng PQ ngắn (Lown -Ganong -Levine).
-Có thể đây là điện tâm đồ bình thường.
Câu hỏi:
1. Các tiêu chuẩn để chẩn đoán hội chứng Lown -Ganong -Levine?
2. Sóng P ở D2 có phải là dấu hiệu phì đại nhĩ phải không?
3. Sóng T âm ở V1 có bình thường không?
Tình trạng lâm sàng:
-Bình thường

Địên tâm đồ 5

1. Hội chứng Lown -Ganong -Levine, hậu quả của tồn tại bó James nằm quanh nút nhĩ -thất và nối nhĩ với bó His, đặc trưng bởi dẫn truyền nhĩ -thất nhanh bất thường (dưới 0,12") và phức bộ QRS bình thường. Ngược lại, hội chứng Wolff -Parkinson -White, do tồn tại bó Kent nối nhĩ với thất sẽ gây ra một kích thích sớm (sóng delta) làm rộng phức bộ QRS. Tuy nhiên, ở bản điện tâm đồ này, chẩn đóan không thể hoàn toàn chắc chắn vì dẫn truyển nhĩ -thất nằm ở giới hạn dưới của bình thường .
2. Sóng p ở D2 có vẻ nhọn, nhưng biên độ bình thường, trục điện học sóng p không lệch phải. Do dó. các phức bộ nhĩ là bình thường.
3. Sóng T âm ở V1 là bình thường; Trên thực tế, sóng T có thể âm ở Chuyển đạo này, kể cả ở người lớn.

Cách tính góc anpha trong điện tâm đồ

Điện tâm đồ số: 6 Tuổi: 68 tuổi.
Nhịp: nhịp xoang, hơi không đều, tần sỏ 68 chu kỳ/phút.
Sóng P:
-Biên độ: 1mm.
-Thời gian: 0,10".
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học: khoảng + 60°.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Trục điện học: 2 pha ở V1, dương từ V2 đến V6.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Dẫn truyền nhĩ -thất:
-Thời gian: 0,16".
Phức bộ QRS:
Chuyển đạo ngoại biên:
-Biên độ: bình thường.
-Thời gian: 0,08".
-Trục điện học: giữa 0° và -30° .
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Biên độ : bình thường.
-Hình thái : dạng QS ở V1 V2; sóng Q rộng ở V3.
-Vùng chuyển tiếp : V2 V3
Đoạn ST :
-Mức độ chênh và đặc điểm: chênh lên nhẹ kiểu dốc lên từ V1 đến V3; chênh xuống nhẹ ở D2
Sóng T :
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học : khoảng +60°
-Hình thái : điện thế thấp ở D1, Đẳng điện ở aVL.
Chuyển đạo trước tim
-Đặc điểm : không có gì đặc biệt
Đoạn QT :
-Thời gian : 0,38''
Kết luận :
-Trục điện tim lệch trái
-Di chứng hoại tử cơ tim vùng trước vách
-Rối loạn tái cực không đặc hiệu
Câu hỏi :
1. Tại sao lại chẩn đoán rối loạn tái cực không đặc hiệu'' ?
2. Các dấu hiệu gợi ý hoại tử cơ tim đoạn giữa vách liên thất là gì ?
Tình trạng lâm sàng
-Suy vành mạn với đau ngực kín đáo khi gắng sức
-Không có tiền sử bị nhồi máu cơ tim

Điện tâm đồ 6

1. Chẩn đoán rối loạn tái cực không đặc hiệu dựa trên trục điện học của sóng T mặc dù nằm trong giới hạn bình thường nhưng lệch đáng kể so với trục của QRS. Các sóng T dẹt nhưng không có rối loạn về hình thái học đặc biệt. Kiểu bất thường này có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau, bắt buộc phải so sánh với các dữ kiện lâm sàng trước khi đưa ra kết luận.
2. Có thể nghi ngờ hoại tử cơ tim vùng giữa vách do không có vector tái cực của vách (không có sóng r ở V1, cũng như không có sóng q ở V6)

Cách tính góc anpha trong điện tâm đồ

Điện tâm đồ số: 7 Tuổi: 68 tuổi.
Nhịp: nhịp xoang đều 90 chu kỳ/phút.
Sóng P:
-Biên độ: 0,5 mm.
-Thời gian: 0,19".
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học: khoảng + 60°.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Trục điện học: 2 pha ở V1, dương từ V2 đến V6.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Dẫn truyền nhĩ -thất:
-Thời gian: 0,16".
Phức bộ QRS:
Chuyển đạo ngoại biên:
-Biên độ: bình thường.
-Thời gian: 0,08".
-Trục điện học: giữa 0° .
-Hình thái: sóng Q có thời gian ở mức giới hạn bình thường tại D2, rộng và sâu ở aVF, dạng QS ở D3
Chuyển đạo trước tim:
-Biên độ : bình thường.
-Hình thái : không có gì đặc biệt.
-Vùng chuyển tiếp : V2
Đoạn ST :
-Mức độ chênh và đặc điểm: chênh lên rất nhẹ ở D2, D3, aFV, chênh xuống và thẳng đuỗn từ V2 đến V4
Sóng T :
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học : giữa -30° và -60°
-Hình thái : âm nhẹ ở D2, âm và khá cân xứng ở D3, aFV
Chuyển đạo trước tim
-Đặc điểm : không có gì đặc biệt
Đoạn QT :
-Thời gian : 0,36''
Kết luận :
-Di chứng hoại tử cơ tim vùng thành dưới
Câu hỏi :
1. Ý nghĩa trục điện học của sóng T ở các chuyển đạo ngoại biên?
2. hoại tử cơ tim vùng thành dưới đã xảy ra được bao lâu?
3. Tại sao nói vùng chuyển tiếp là ở V2?
Tình trạng lâm sàng
-Nhồi máu cơ tim ngày thứ 20

Điện tâm đồ 7

1. Trục điện học của sóng T ở chuyển đạo ngoại biên hoàn toàn bất thường (lệch trái nhiều). Bất thường này liên quan với thiếu máu cơ tim dưới thượng tâm mạc thường đi kèm một hoại tử cơ tim.
2. Rất có thể hoại tử cơ tim này đã tiến triển ít nhất vài tuần vì dòng điện tổn thương cơ tim dưới thượng tâm mạc (đoạn ST chênh lên) hầu như đã biến mất.
3. Vùng Chuyển tiếp nằm ở V2 do phức bộ QRS đẳng pha ở chuyển đạo này.

Cách tính góc anpha trong điện tâm đồ

điện tâm đồ số: 8 Tuổi : 71 tuổi
Nhịp: nhịp xoang đều 110 chu kỳ/phút.
Sóng P:
-Biên độ: 1 mm (khó xác định do sóng p chồng lên sóng T của phức bộ trước).
-Thời gian: 0.06".
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học: khoảng +30°.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Đặc điểm: 2 pha ở V1, dương từ V2, đến V6.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Dẫn truyền nhĩ -thất:
-Thời gian: 0.26".
Phức bộ QRS:
Chuyển đạo ngoại biên:
-Biên độ: bình thường.
-Thời gian: 0,09".
-Trục điện học: khoảng 0°.
-Hình thái: sóng Q rộng và sâu ở D2, D3, aVF.
Chuyển đạo trước tim:
-Biên độ : bình thường.
-Hình thái : sóng Q rộng và sâu ở V6.
-Vùng chuyển tiếp : V2.
Đoạn ST :
-Mức độ chênh và đặc điểm: chênh lên và cong lồi lên trên ở D2,D3, aVF, V5, V6; chênh xuống ở D1, aVL, và từ V2 đến V4.
Sóng T:
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học : +60°.
-Hình thái : âm và đối xứng ở D2, D3, aVF.
Chuyển đạo trước tim:
-Đặc điểm : đẳng điện ở V1, âm và khá đối xứng ở V5 và V6.
Đoạn QT:
-Thời gian : 0,32 ''.
Kết luận:
-Nhịp nhanh xoang.
-Bloc nhĩ -thất cấp I.
-hoại tử cơ tim vùng thành dưới và trước bên giai đoạn bán cấp.
Câu hỏi:
1. Tại sao nói đây là hoại tử cơ tim giai đoạn bán cấp?
2. Ý nghĩa của ST chênh xuống ở D1, aVL, V2 đến V4?
Tình trạng lâm sàng:
-Nhồi máu cơ tim ngày thứ 3.
-Có những đoạn bloc nhĩ -thất hoàn toàn với cơn Stokes -Adams.

Điện tâm đồ 8

1. Đây là một hoại tử cơ tim bán cấp vì đã có hình ảnh thiếu máu cơ tim dưới thượng tâm mạc và hình ảnh tổn thương cơ tim dưới thượng tâm mạc vẫn chưa mất đi.
2. Đoạn ST chênh xuống ở D1, aVL, từ V2 đến V4 là hình ảnh soi gương của dòng điện tổn thương cơ tim dưới thượng tâm mạc vùng thành dưới thấy được ở D2, D3, aVF.

Cách tính góc anpha trong điện tâm đồ

Điện tâm đồ số : 9 Tuổi : 73 tuổi
-Hoạt động điện không đều, không có các phức bộ điện học riêng rẽ.
Kết luận: Rung thất.
Câu hỏi:
Tại sao chẩn đoán là rung thất mà không phải cuồng thất?
Tình trạng lâm sàng: nhồi máu cơ tim ngày thứ nhất,

Điện tâm đồ 9

Đây không phải cuồng thất do các phức bộ có hình dạng không đều và nhịp hỗn độn trong khi cuồng thất sẽ biểu hiện dưới dạng các phức bộ lớn và đều, có dạng hình sin và không thể phân biệt rõ ràng QRS và T.

Cách tính góc anpha trong điện tâm đồ

Điện tâm đồ số: 10 Tuổi: 56 tuổi.
Nhịp: nhịp xoang đều 60 chu kỳ/ phút.
Sóng P:
-Biên độ: 1 mm.
-Thời gian: 0,10".
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học: giữa +30° và +60°.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Chuyển đạo trước tim:
-Đặc điểm: 2 pha ở V1, dương từ V2 đến V6.
-Hình thái: không có gì đặc biệt.
Dẫn truyền nhĩ -thất:
-Thời gian: 0,16".
Phức bộ QRS:
Chuyển đạo ngoại biên:
-Biên độ: bình thường.
-Thời gian: 0,08".
-Trục điện học: khoảng +30°.
-Hình thái: sóng Q với thời gian ở mức giới hạn bình thường nhưng biên độ thấp ở D3, aVF.
Chuyển đạo trước tim:
-Biên độ : bình thường.
-Hình thái : không có gì đặc biệt.
-Vùng chuyển tiếp : V3 -V4.
Đoạn ST :
-Mức độ chênh và đặc điểm: chênh lên nhẹ và dốc lên ở V2, V3
Sóng T :
Chuyển đạo ngoại biên:
-Trục điện học : khoảng -60° .
-Hình thái : biên độ thấp, T âm ở D2, D3 aVF.
Chuyển đạo trước tim:
-Đặc điểm : âm, nhọn, đối xứng ở V5, V6.
Đoạn QT:
-Thời gian : 0,36 ''
Sóng U: có sóng u với biên độ tháp từ V1 đến V6.
Kết luận:
-Nhiều khả năng là di chứng của hoại tử cơ tim vùng thành dưới.
-Thiếu máu cơ tim dưới thượng tâm mạc vùng thành dưới và vùng bên.
Câu hỏi:
1. Sự tái cực ở các chuyển đạo ngoại biên có bình thường không?
2. Hình ảnh sóng Q ở D3, và aVF có đủ để chẩn đoán hoại tử cơ tim vùng thành dưới không?
3. Chẩn đoán thiếu máu dưới thượng tâm mạc và vùng bên dựa trên những đặc điểm nào?
4. Tại sao nói vùng chuyển tiếp nằm giữa V3, và V4?
Tình trạng lâm sàng:
-Nhồi máu cơ tim 7 tháng trước.
-Đau thắt ngực nhẹ khi gắng sức.

Điện tâm đồ 10

1. Không. Trục điện học bình thường của sóng T không thể dưới -10°, Vì vậy, sóng T âm ở D2, luôn luôn là bệnh lý
2. Sóng Q rộng ở D3 (0,04") nhưng thời gian sóng Q ở D2 và aVF ở giới hạn trên của bình thường. Do vậy, chẩn đoán di chứng hoại tử cơ tim vùng thành dưới không thể đặt ra một cách chắc chắn, nhưng sự có mặt đồng thời của rối loạn tái cực ở D2, D3, aVF gợi ý rằng chẩn đoán này là rất có khả năng.
3. Chẩn đoán thiếu máu cơ tim vùng bên dựa trên sóng T đảo ngược và đối xứng ở V5, V6.
4. Vùng chuyển tiếp nằm giữa V3, và V4 vì biên độ sóng R trở nên lớn hơn biên độ sóng T đi từ V2 đến V4.