Cách quả môn Logic học

Hướng dẫn ôn tập môn logic học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (368.03 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC  CÔNG TÁC XÃ HỘI  ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: LOGIC HỌC

Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

-1-


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: Đại cương về logic học
Logic học là gì
Quá trình nhận thức


Khái niệm về hình thức logic và quy luật logic, tính chân thực của tư tưởng và
tính đúng đắn về hình thức của lập luận
Sự hình thành và phát triển của logic học
Phân loại logic học
Ý nghĩa logic học
Chương 2: Khái niệm
Khái niệm là gì
Khái niệm và từ
Quá trình hình thành khái niệm
Kết cấu logic của khái niệm
Các loại khái niệm
Quan hệ giữa các khái niệm
Mở rộng và thu hẹp khái niệm
Định nghĩa khái niệm
Phân chia khái niệm
Chương 3: Phán đoán
Phán đoán là gì
Cấu trúc của phán đoán
Phán đoán và câu
Phân loại phán đoán
Chuyển hoán phán đoán
Ngoại diên của chủ từ và thuộc từ trong phán đoán
Mối liên hệ giữa các phán đoán
Chuẩn hóa phán đoán
Phán đoán giả định

-2-


Chương 4: Những quy luật cơ bản của tư duy

Quy luật đồng nhất
Quy luật phi mâu thuẫn
Quy luật triệt tam
Quy luật lý do đầy đủ
Chương 5: Suy luận
Suy luận là gì
Suy luận diễn dịch
Suy luận quy nạp
Tương tự

-3-


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: Đại cương về logic học
Logic học là gì
o Định nghĩa: logic học, tư duy; đối tượng và mục đích
Quá trình nhận thức
o Nhận thức cảm tính (Trực quan sinh động): Cảm giác, tri giác, biểu tượng
o Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng): Khái niệm, phán đoán, suy luận
o Đọc TLHT trang 2-4
Khái niệm về hình thức logic và quy luật logic, tính chân thực của tư tưởng và tính
đúng đắn về hình thức của lập luận
o Khái niệm về hình thức logic của tư tưởng; Khái niệm về quy luật logic của
tư duy; Tính chân thật của tư tưởng và tính đúng đắn của lập luận
o Đọc TLHT trang 5-8
Sự hình thành và phát triển của logic học
o Thời Cổ đại; Thời Trung  Cận đại; Thời Hiện đại
o Đọc TLHT trang 8-9
Phân loại logic học

o Logic học biện chứng và logic học hình thức
o Đọc TLHT trang 9-10
Ý nghĩa logic học
o Đọc TLHT trang 11-12
Chương 2: Khái niệm
Khái niệm là gì
o Định nghĩa khái niệm
o Đọc TLHT trang 14
Khái niệm và từ
o Từ đồng âm, từ đồng nghĩa
o Đọc TLHT trang 15-16
Quá trình hình thành khái niệm
o Đọc TLHT trang 16-17
Kết cấu logic của khái niệm
o Nội hàm của khái niệm; Ngoại diên của khái niệm; Tương quan giữa nội
hàm và ngoại diên
-4-


o Đọc TLHT trang 17-18
Các loại khái niệm
o Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng; Khái niệm khẳng định và khái
niệm phủ định; Khái niệm quan hệ và khái niệm không quan hệ; Khái niệm
chung và khái niệm đơn nhất
o Đọc TLHT trang 18-20
Quan hệ giữa các khái niệm
o Quan hệ đồng nhất; Quan hệ phụ thuộc (quan hệ bao hàm); Quan hệ ngang
hàng (quan hệ đồng thuộc); Quan hệ giao nhau; Quan hệ đối chọi; Quan hệ
mâu thuẫn; Quan hệ tách rời
o Đọc TLHT trang 20-23

o Bài tập trang 23-24
Mở rộng và thu hẹp khái niệm
o Đọc TLHT trang 24-25
Định nghĩa khái niệm
o Đọc TLHT trang 26-30
Phân chia khái niệm
o Đọc TLHT trang 30-34
Chương 3: Phán đoán
Phán đoán là gì
o Định nghĩa phán đoán
o Đọc TLHT trang 35
Cấu trúc của phán đoán
o Chủ từ, hệ từ, thuộc từ và lượng từ
o Đọc TLHT trang 35-36
Phán đoán và câu
o Đọc TLHT trang 36-37
Phân loại phán đoán
o Phán đoán đơn: phân theo chất, phân theo lượng, phân theo chất và lượng,
phân theo hình thái
o Phán đoán phức: phán đoán có từ nối
o Đọc TLHT trang 37-44
o Làm bài tập về phán đoán đơn và bài tập về lập bảng giá trị
Chuyển hoán phán đoán
-5-


o Đọc TLHT trang 44-45
Ngoại diên của chủ từ và thuộc từ trong phán đoán
o Ngoại diên của chủ từ và thuộc từ trong phán đoán A, I, E, O
o Đọc TLHT trang 45-47

o Làm bài tập trang 54
Mối liên hệ giữa các phán đoán
o Phán đoán lệ thuộc, phán đoán mâu thuẫn, phán đoán đối chọi trên và phán
đoán đối chọi dưới
o Đọc TLHT trang 47-50
Chuẩn hóa phán đoán
o Đọc TLHT trang 50-53
Phán đoán giả định
o Đọc TLHT trang 53-54
Chương 4: Những quy luật cơ bản của tư duy
Quy luật đồng nhất
o Những trường hợp vi phạm quy luật đồng nhất
o Đọc TLHT trang 56-57
Quy luật phi mâu thuẫn
o Những trường hợp vi phạm quy luật phi mâu thuẫn
o Đọc TLHT trang 58-59
Quy luật phi mâu thuẫn
o Những trường hợp vi phạm quy luật phi mâu thuẫn
o Đọc TLHT trang 59-60
Quy luật lý do đầy đủ
o Những trường hợp vi phạm quy luật lý do đầy đủ
o Đọc TLHT trang 60-61
o Bài tập chương 4 (từ câu 1 đến câu 16) trang 61-64
Chương 5: Suy luận
Suy luận là gì
o Định nghĩa suy luận
o Đọc TLHT trang 65
Suy luận diễn dịch
-6-



o Suy luận diễn dịch trực tiếp
o Suy luận diễn dịch gián tiếp: tam đoạn luận đơn và tam đoạn luận phức
+ Tam đoạn luận nhất quyết đơn: các quy tắc và các loại hình của tam
đoạn luận nhất quyết đơn
+ Tam đoạn luận phức: tam đoạn luận có điều kiện và tam đoạn luận lựa
chọn
o Đọc TLHT trang 66-79
o Bài tập trang 85-87
Suy luận quy nạp
o Đọc TLHT trang 79-83
Tương tự
o Đọc TLHT trang 84-85

-7-


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
a. Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Bài kiểm tra tự luận gồm 2 phần: lý thuyết và bài tập
Lý thuyết: trải dài từ chương 1 đến chương 5. Phần lý thuyết được 2 điểm
Bài tập: tập trung ở chương 4 và chương 5 (8 điểm)
+ Chương 4: Quy luật đồng nhất; quy luật phi mâu thuẫn; quy luật triệt tam;
quy luật lý do đầy đủ. (4 điểm)
+ Chương 5: Tam đoạn luận nhất quyết đơn và tam đoạn luận có điều kiện
(4 điểm)
Lưu ý: Đây là môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, nếu không nắm vững nội
dung chương 2 và chương 3 thì sẽ không làm bài tập ở chương 5, bởi vì tất cả các phần có
liên quan với nhau.
b. Hướng dẫn làm bài tự luận

Phần lý thuyết: đọc kỹ câu hỏi trước khi làm bài. Trả lời đầy đủ ý và cho ví
dụ minh họa cụ thể.
Phần bài tập:
+ Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.
Chương 4:
+ Các tình huống được đưa ra liên quan tới luật tư duy nào? Nêu đúng tên
quy luật mà tình huống vi phạm.
+ Nếu tình huống có vi phạm luật tư duy, hãy giải thích trên cơ sở nội dung
các yêu cầu đã học.
+ Nêu đúng tên quy luật tình huống vi phạm (1 điểm)
+ Giải thích đúng trên cơ sở nội dung các yêu cầu đã học (1 điểm)
Chương 5:
+ Xem xét tính đúng sai của các tam đoạn luận: Tam đoạn luận nhất quyết
đơn và tam đoạn luận có điều kiện.
+ Nếu tam đoạn luận sai, chỉ rõ quy tắc mà nó đã vi phạm, chứng minh bằng
mô hình suy luận, bằng công thức và đưa ra kết luận.
+ Xác định đúng tam đoạn luận là luận nhất quyết đơn hay có điều kiện.
+ Thực hiện việc chứng minh theo thứ tự đã hướng dẫn, mỗi thao tác đúng
được 0,5điểm
+ Mỗi câu đúng được 2 điểm
Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

-8-


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN

ĐỀ THI
MÔN: LOGIC HỌC


HỌC KỲ/20-20

LỚP:

HỆ ĐẠI HỌC: TỪ XA

Thời gian làm bài 60 phút (Sinh viên được sử dụng tài liệu)
A. LÝ THUYẾT (2 ĐIỂM)
Tư duy vi phạm quy luật lý do đầy đủ trong những trường hợp nào? Cho ví dụ
minh họa cho những trường hợp vi phạm.
B. BÀI TẬP (8 ĐIỂM)
Phần 1: Các tình huống (phát biểu) sau đây liên quan tới luật tư duy nào? Nếu có vi
phạm, hãy giải thích trên cơ sở nội dung các yêu cầu đã học. (4 điểm)
1. Bên cạnh chuyện phân biệt giàu nghèo, môn đăng hậu đối thì vấn đề hợp tuổi hợp
mạng hay không đã làm dang dở bao mối tình đẹp như thơ. Tuy nhiên, cũng có
nhiều cuộc hôn nhân xuôi chèo mát mái nhờ xem tông, xem tuổi kỹ lưỡng.
2.

, cả hai mẹ con đều goá chồng, người mẹ
thường căn dặn: số hai mẹ con mình hẩm hiu rồi thì phải cố gắng cắn răng mà chịu
con ạ. Một thời gian sau, bà mẹ đi bước nữa cô con dâu trách mẹ tại sao lại như
vậy thì bà mẹ trả lời mẹ là mẹ dặn con thôi, chứ mẹ thì già rồi, răng lợi đâu nữa
mà cắn.

Phần 2: Xem xét tính đúng sai của các tam đoạn luận sau. Nếu tam đoạn luận sai, chỉ
rõ quy tắc mà nó đã vi phạm, chứng minh bằng mô hình suy luận. (4 điểm)
3. Nếu trời mưa mà không mặc áo mưa thì đi đường sẽ bị ướt. Vì vậy, nếu trời không
mưa hoặc ta có mặc áo mưa thì đi đường sẽ không bị ướt.
4. Nước thì ở thể lỏng. Mà chất đựng trong bình này không phải là nước. Nên, chất
đựng trong bình này không ở thể lỏng .


ĐÁP ÁN
A. LÝ THUYẾT (2 ĐIỂM)
Một tư tưởng chỉ được công nhận là đúng khi có đủ căn cứ chứng minh cho tính đúng đắn
của nó.
Tư duy vi phạm quy luật lý do đầy đủ trong những trường hợp sau:
Trường hợp 1: Chỉ được sử dụng các tư tưởng mà tính đúng đắn của nó đã được khoa học
chứng minh, hay được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng làm căn cứ cho việc lý giải vấn đề,
tức là:

-9-


- Không dùng các tư tưởng sai, hay tính đúng đắn của nó còn phải tranh cãi làm căn
cứ lý giải vấn đề.
: chủ nghĩa giáo điều)
- Không nên cho rằng tư tưởng của những n
dùng tư tưởng của họ làm căn cứ (tức là tệ sùng bái cá
nhân)
- Không được cho rằng hễ một tư tưởng được nhiều người công nhận là đúng, là
tuyệt đối đúng (có thể gọi đây là sai lầm do ảo tưởng công cộng)
Ví dụ: Ta nói Fe dẫn điện vì ta biết: kim loại thì dẫn điện, mà Fe là kim loại
Trường hợp 2
phải liên hệ một cách logic với vấn đề cần được lý giải.
Ví dụ: Có một

, các nhà báo phỏng vấn:

- Thưa ngài! xin ngài hãy chia sẻ kinh nghiệm bí quyết làm giàu của mình.
- Rất đơn giản, ngày đầu tiên đến Mỹ, tôi mua một quả táo giá 5 xu, rửa sạch, bỏ

vào bao bì cẩn thận, đem ra chợ bán được 10 xu. Ngày hôm sau tôi mua 2 quả táo, mang
ra chợ bán được 20 xu. Cứ như vậy tôi chăm chỉ làm việc và đùng một cái, ông nội tôi
chết, để lại cho tôi một gia sản kếch sù và tôi trở nên giàu có.
B. BÀI TẬP (8 ĐIỂM)
Phần 1: Các tình huống (phát biểu) sau đây liên quan tới luật tư duy nào? Nếu có vi
phạm, hãy giải thích trên cơ sở nội dung các yêu cầu đã học. (4 điểm)
1. Tình huống trên vi phạm quy luật triệt tam. (1 điểm)
Phải thể hiện rõ giá trị logic của một tư tưởng khi trình bày về tư tưởng ấy: tư
tưởng đang lên án chuyện phân biệt giàu nghèo, môn đăng hậu đối, vấn đề hợp
tuổi hợp mạng hay không rồi sau đó lại cho rằng nhiều cuộc hôn nhân xuôi chèo
mát mái nhờ xem tông, xem tuổi kỹ lưỡng.
Tư tưởng của người ba phải hoặc do bị lợi ích cá nhân chi phối (1 điểm)
2. Tình huống trên vi phạm quy luật đồng nhất. (1 điểm)
Vi phạm qui luật đồng nhất do cố tình đánh tráo khái niệm, tư tưởng (ngụy biện):
cắn răng: sự cam chịu  và răng lợi đâu nữa mà cắn: phần lợi trong răng miệng.
Trong tiếng Việt có những từ đồng âm nhưng khác nghĩa. (1 điểm)
Phần 2: Xem xét tính đúng sai của các tam đoạn luận sau. Nếu tam đoạn luận sai, chỉ
rõ quy tắc mà nó đã vi phạm, chứng minh bằng mô hình suy luận. (4 điểm)
3. Nếu trời mưa mà không mặc áo mưa thì đi đường sẽ bị ướt. Vì vậy, nếu trời không
mưa hoặc ta có mặc áo mưa thì đi đường sẽ không bị ướt.
Đặt a: trời mưa
b: bị ướt
Sơ đồ: a  b
- 10 -


~a
~b
Công thức: [(a  b) ~a]  ~b
- Kết luận: Trong phương thức phủ định ta có công thức: [(a  b) ~b]  ~a (từ phủ

định hệ quả đến phủ định cơ sở). Nhưng tam đoạn luận trên đi từ phủ định cơ sở đến
phủ định hệ quả nên đây là một tam đoạn luận sai.
4. Nước thì ở thể lỏng. Mà chất đựng trong bình này không phải là nước. Nên, chất đựng
trong bình này không ở thể lỏng .
M+

P (A)

S+

M+ (E)

S+

P+ (E)

- Loại hình 1
- Tam đoạn luận sai vì vi phạm quy tắc của tam đoạn luận:
+ Ngoại diên của thuật ngữ trong tiền đề phải được bảo toàn trong kết luận
(S,P trong tiền đề = S,P trong kết luận)

- 11 -